Ảnh minh họa |
Lưu lượng dữ liệu trung bình hàng tháng trên mỗi smartphone được dự báo tăng từ 7,2GB hiện tại tới 24GB vào cuối năm 2025 mà nguyên nhân một phần là do hành vi tiêu dùng mới như truyền phát các nội dung thực tế ảo (VR). Với 7,2GB mỗi tháng, một người dùng có thể truyền phát 21 phút video HD (1280 x 720) mỗi ngày, trong khi đó 24GB sẽ cho phép truyền phát tới 30 phút video HD và thêm 6 phút nội dung VR mỗi ngày.
Bản báo cáo cũng dự báo rằng mạng 5G sẽ phủ tới 65% dân số toàn cầu vào cuối năm 2025, và xử lý 45% lưu lượng dữ liệu di động toàn cầu.
2019 là năm mà các nhà mạng viễn thông hàng đầu tại châu Á, châu Úc, châu Âu, Trung Đông và Bắc Mỹ chuyển sang mạng 5G. Hàn Quốc đã chứng kiến sự tăng trưởng 5G vượt bậc kể từ khi ra mắt vào tháng 4/2019. Hơn ba triệu thuê bao đã được ghi nhận vào cuối tháng 9/2019, theo số liệu của các nhà mạng của quốc gia này.
Trung Quốc đã triển khai mạng 5G vào cuối tháng 10 và dự báo thuê bao 5G sẽ tăng mạnh từ 10 triệu lên tới 13 triệu thuê bao vào cuối năm 2019.
Ông Fredrik Jejdling, Phó chủ tịch điều hành kiêm Giám đốc bộ phận Hệ thống Mạng, Ericsson, cho biết: Thật đáng khích lệ khi thấy 5G giờ đây đã có sự hỗ trợ của hầu hết các nhà sản xuất thiết bị đầu cuối. Vào năm 2020, các thiết bị tương thích 5G sẽ được ra mắt đồng loạt trên thị trường, giúp quy mô ứng dụng 5G tăng mạnh. Câu hỏi về việc chuyển đổi những mô hình sử dụng tiêu biểu thành những ứng dụng hiệu quả cho cả người dùng lẫn doanh nghiệp giờ đây không còn là có thể hay không, mà là nhanh như thế nào.
"Với 4G hiện vẫn đang là hệ thống mạng kết nối mạnh mẽ tại nhiều nơi trên thế giới, việc hiện đại hóa hệ thống mạng sẽ rất quan trọng cho sự thay đổi công nghệ mà chúng ta đang trải qua này", ông Fredrik Jejdling nói.
Tại Đông Nam Á và châu Đại Dương, mặc dù mạng WCDMA/HSPA đang là công nghệ chiếm ưu thế hiện nay nhưng đến năm 2025, dự kiến mạng 4G (LTE) sẽ trở thành công nghệ di động chính, chiếm tới 63% tổng thuê bao di động. Trong khi đó thuê bao 5G được kỳ vọng chiếm 21% tổng thuê bao của khu vực này vào năm 2025.
Theo nghiên cứu gần đây khác của Ericsson, báo cáo “5G dành cho doanh nghiệp: Dự báo thị trường vào năm 2030”, các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông sẽ đáp ứng tới 700 triệu USD giá trị giao dịch kinh doanh B2B qua 5G vào năm 2030, tương ứng với 47% thị trường hỗ trợ bởi 5G sẽ do các nhà cung cấp dịch vụ ICT đáp ứng. Đối với Đông Nam Á và Châu Đại Dương, tổng giá trị doanh thu số hóa hỗ trợ bởi 5G dự kiến đạt 88 tỉ USD vào năm 2030, và trong số này, có đến 41 tỉ USD – gần một nửa, sẽ được đáp ứng bởi các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông.
Với đà phát triển hiện tại, tốc độ tăng trưởng thuê bao 5G dự kiến sẽ nhanh hơn đáng kể so với thuê bao LTE. Tăng trưởng nhanh nhất được dự báo là tại Bắc Mỹ với 74% thuê bao di động tại khu vực này dùng mạng 5G vào cuối năm 2025, đứng sau đó là Đông Bắc Á với 56%, và Châu Âu 55%.
Những dự báo khác bao gồm: tổng số kết nối IoT từ di động sẽ tăng từ 1,3 tỉ kết nối vào cuối năm 2019 tới 5 tỉ vào cuối năm 2025 – tương ứng tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 25%. Những công nghệ NB-IoT và Cat-M được ước tính chiếm 52% tổng kết nối IoT di động này vào năm 2025.
Tốc độ tăng trưởng lưu lượng quý 3/2019 so với cùng kỳ năm ngoái ở mức cao là 68%, nguyên nhân là do số lượng thuê bao smartphone tại Ấn Độ gia tăng nhanh chóng, lưu lượng dữ liệu hàng tháng trên mỗi smartphone tại Trung Quốc tăng, các tính năng của thiết bị tốt hơn, nội dung chuyên sâu dữ liệu cũng tăng lên, và ngày càng nhiều gói thuê bao dữ liệu giá cả phải chăng hơn.
CK