Bảo vệ thương hiệu bằng sở hữu trí tuệ

18:21 | 21/05/2012

Theo Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam, vai trò của sở hữu trí tuệ (SHTT) tronghoạt động kinh doanh, định vị thương hiệu của DN ngày càng quan trọng, đặc biệt trong tiến trình hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng hiện nay.

Theo Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam, vai trò của sở hữu trí tuệ (SHTT) tronghoạt động kinh doanh, định vị thương hiệu của DN ngày càng quan trọng, đặc biệt trong tiến trình hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng hiện nay.

Mặc dù, Việt Nam đã ký kết một số điều ước quốc tế về SHTT như Chương trình hành động thực hiện cam kết về SHTT trong WTO, gia nhập Nghị định thư Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu, Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) với những tiêu chuẩn mới về bảo hộ SHTT… Trong nước, các quy định liên quan đến SHTT cũng được quy định rõ ràng trong Luật Sở hữu trí tuệ. Mặc dù vậy, trên thực tế thời gian qua các DN trong nước vẫn chưa có sự quan tâm đúng mức đến vấn đề này. Vì vậy, các vi phạm, tranh chấp có liên quan đến SHTT ngày càng có chiều hướng gia tăng và phức tạp hơn. Hầu hết các vụ vi phạm quyền SHTT đều liên quan đến nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp…

Theo số liệu thống kê, trên khắp cả nước đã xảy ra hàng ngàn vụ vi phạm nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, chỉ dẫn địa lý… Theo đánh giá của một số chuyên gia trong lĩnh vực này, nếu các DN không biết bảo vệ mình thông qua việc đăng ký SHTT cho các sản phẩm, thương hiệu mà mình tạo ra thì hậu quả không chỉ là mất uy tín, thị phần mà điều kiện để vươn ra thế giới, tham gia hoạt động thương mại như nhượng quyền, hợp tác kinh doanh sẽ rất khó khăn. Theo Cục Xúc tiến thương mại TP. Hồ Chí Minh, trở ngại lớn nhất khi các DN trong nước hoặc nước ngoài muốn tham gia nhượng quyền thương mại không chỉ là hệ thống phân phối, quản lý… mà chính là lo ngại về vấn đề vi phạm quyền SHTT. Mà để giải quyết những vụ việc có liên quan đến SHTT, tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài thường tốn khá nhiều thời gian, công sức và tiền bạc.


Cà phê Trung Nguyên đã từng bị một DN nước ngoài đánh cắp thương hiệu tại Mỹ

Đây cũng chính là lý do tại sao, các thương hiệu lớn của nước ngoài khá “e dè” khi có ý định hợp tác, chuyển giao công nghệ, nhượng quyền tại Việt Nam. Và trong con mắt của không ít đối tác kinh doanh nước ngoài, Việt Nam vẫn bị coi là “thiên đường” của hàng giả, hàng nhái bởi chính những DN trong nước chưa thực sự quan tâm cũng như có ý thức bảo vệ sản phẩm, quyền lợi của mình. Đồng thời, các quy định luật pháp, bộ máy thực thi bảo vệ quyền SHTT trong nước đến nay vẫn còn khá lỏng lẻo, chưa thực sự phát huy hiệu quả. Và những bài học của Cà phê Trung Nguyên hay tình trạng chỉ dẫn địa lý nông sản ở Việt Nam bị DN nước ngoài “đánh cắp” như nước mắm Phú Quốc, cà phê Buôn Ma Thuột… sẽ vẫn luôn là “tiếng chuông cảnh tỉnh” đối với các DN trước khi tham gia thương trường trong và ngoài nước.

Trọng Tín

thoibaonganhang.vn

Tin đọc nhiều