MoMo thanh toán trên ứng dụng gọi xe Be | |
MoMo tham gia Cổng thanh toán quốc gia | |
Thanh toán viện phí ở Bệnh viện Việt Đức bằng ví MoMo |
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, giá trị thanh toán năm 2019 qua kênh Internet banking và ví điện tử tăng 37-86% so với cùng kỳ. Điều này cho thấy ngày càng nhiều người sẵn sàng thanh toán điện tử hơn trước. Một khảo sát của App Annie (công ty nghiên cứu và phân tích dữ liệu thị trường ứng dụng di động) cũng chỉ ra rằng, trong số 34 ví điện tử đang hoạt động tại Việt Nam, thì MoMo là ứng dụng có nhiều người sử dụng nhất của năm. Sức hút gì đã khiến Ví MoMo chinh phục người dùng, len lỏi vào từng ngóc ngách đời sống của người Việt?
Gần 13 năm thành lập, 10 năm với thương hiệu “Ví MoMo”, MoMo đã luôn là Ví điện tử tiên phong trong lĩnh vực thanh toán di động. Đến nay, sản phẩm này có gần 20 triệu người dùng, là đối tác của tất cả các ngân hàng lớn trong nước với hàng trăm dịch vụ tích hợp trên một ứng dụng, hơn 100.000 điểm chấp nhận thanh toán và hơn 20.000 đối tác trong lẫn ngoài nước.
Không ngừng phát triển các dịch vụ mới trên nhiều lĩnh vực, Ví MoMo luôn giữ vững vị trí đầu ngành và nhận sự tin yêu của gần 20 triệu người dùng |
10 năm chinh phục gần 20 triệu người dùng
Có thể nói, “đường đua” ví điện tử tại Việt Nam những năm trở lại đây ngày càng rộng mở và càng khốc liệt hơn, mà dẫn đầu là MoMo - một công ty công nghệ thuần Việt 100%. Các thành viên mới trong làng ví điện tử thường có nhiều chính sách khuyến mãi thu hút khách thời gian đầu. Nhưng để tồn tại lâu bền trên thị trường và phát triển, đòi hỏi phải có chiến lược lâu dài gồm: Nguồn tài chính vững mạnh; chiến lược phát triển công nghệ đúng đắn; nguồn nhân lực chất lượng cao. Và, MoMo hội tụ đủ 3 yếu tố ấy.
MoMo là ví điện tử duy nhất ở Việt Nam nhận đầu tư từ các tập đoàn tài chính lớn của Mỹ như Goldman Sachs, Warburg Pincus. Sự hỗ trợ về tài chính và công nghệ đã giúp MoMo cạnh tranh sòng phẳng và vươn lên vị trí dẫn đầu trên thị trường.
Ông Nguyễn Bá Diệp - Phó Chủ tịch, đồng sáng lập Ví MoMo chia sẻ "MoMo đã rất thành công trong việc sử dụng nguồn vốn và công nghệ Mỹ để làm ra một sản phẩm Việt Nam 100%. Chúng tôi đã học cách đứng trên vai người khổng lồ để tiếp cận được nguồn tri thức vô tận từ các nước phương Tây. Bên cạnh sự hỗ trợ của các nhà đầu tư, các nhân sự chủ chốt của MoMo cũng được đào tạo bài bản tại các đại học lớn của Mỹ như Harvard, Yale, Chicago, đồng thời cũng có kinh nghiệm lâu năm làm việc cho các tập đoàn công nghệ Mỹ. Những kiến thức này, đã giúp cho MoMo xây dựng và phát triển một ứng dụng tài chính phục vụ cho các nhu cầu của người Việt, giúp người dân tiếp cận dịch vụ tài chính dễ dàng hơn".
Không chỉ vậy, từ việc bị xem là đối thủ, ngành fintech nói chung và MoMo nói riêng ngày càng nhận được sự trợ giúp của các ngân hàng như một xu hướng tất yếu trong bối cảnh hướng tới xã hội không tiền mặt. Năm 2008, Ngân hàng Nhà nước bắt đầu cấp phép cho loại hình ví điện tử. Và 4 năm sau, giấy phép cung cấp dịch vụ chuyển tiền chính là giấy thông hành giúp MoMo mở ra sự phát triển vượt xa mong đợi như hiện tại. Ví MoMo trở thành cánh tay nối dài của các ngân hàng, giúp mở cánh cửa ngách, khơi thông dòng chảy từ “sông lớn” ngân hàng đến tận tay người dân ở những nơi xa xôi để có cơ hội tiếp cận các dịch vụ tài chính.
Lý do tiếp theo cho sự bứt tốc của MoMo trong vòng 5 năm trở lại đây là doanh nghiệp này đã chọn được đường đi đúng đắn. Để phát triển bền vững, điều cốt lõi là phải làm ra một sản phẩm công nghệ phù hợp với tập tính của người dùng. MoMo là ví điện tử do người Việt xây dựng - cho người Việt dùng nên hiểu rất rõ người Việt cần gì, muốn gì để thỏa mãn mọi nhu cầu hàng ngày của họ.
Ngoài việc xây dựng ứng dụng gần gũi và thân thiện với người dùng hơn hầu hết các đối thủ khác, sự thấu hiểu và gắn kết người dùng trong các sự kiện cộng đồng cũng chính là lý do khiến Ví MoMo đến tay gần 20 triệu người. Không chỉ là phương thức thanh toán, mua sắm mà ví điện tử này còn là nền tảng định hướng thói quen - nơi người dùng có thể giải trí, rèn luyện thể thao, làm điều thiện, đóng góp tích cực cho xã hội.
Điều thứ ba tưởng đơn giản nhưng không kém phần quan trọng trong việc giúp MoMo có trên tay của hơn 1/5 dân số Việt Nam là việc xây dựng và duy trì đội ngũ nhân sự chất lượng cao và hòa hợp, cùng chung chí hướng. Ông Phạm Thành Đức - CEO Ví MoMo chia sẻ bí quyết: “Sự va chạm giữa các “ngôi sao” trong một tổ chức là điều cực kỳ kinh khủng. Làm thế nào để tích hợp họ vào cơ thể của MoMo tạo thành một tổng thể thống nhất là một vấn đề khó. Đội hình toàn “ngôi sao” cũng sẽ có nhiều vấn đề, cho nên phải xoay liên tục cái đội hình đó, để họ có cùng mục tiêu và hỗ trợ nhau làm việc”.
Ví MoMo đã trở nên thân thuộc với đời sống người Việt nhờ tính tiện lợi, nhanh chóng, có thể thanh toán bất cứ đâu |
Đường dài đo sức ngựa
Tốc độ của sự thay đổi đặt các công ty fintech dưới áp lực lớn từ “phễu lọc” khắt khe đó chính là người dùng. Tại Việt Nam, hiện có 34 ví điện tử được cấp phép hoạt động, tuy nhiên thực tế chỉ có 3, 4 ví thực sự có người dùng cũng đủ minh chứng cho sự sàng lọc, đào thải ghê gớm của thị trường.
Với bản lĩnh là người dẫn đầu, Ví MoMo luôn củng cố vị trí khi liên lục mở rộng sự hiện diện trên các mảng, dịch vụ mới. Trong hơn 1 năm qua, MoMo tập trung vào những lĩnh vực trụ cột và song hành cùng Chính phủ phát triển xã hội không dùng tiền mặt như dịch vụ công, giáo dục, y tế...
“Trong giai đoạn tới, MoMo sẽ có những thay đổi mạnh mẽ không những về chiều rộng mà cả chiều sâu. Trong đó công nghệ đột phá sẽ là ‘lõi’ cho mọi phát triển”, ông Nguyễn Bá Diệp khẳng định.
Qua rồi thời người dùng cài hàng chục ứng dụng trên chiếc điện thoại của mình cho các nhu cầu khác nhau, tương lai khách hàng đòi hỏi những sản phẩm “All in one”, cho phép họ sử dụng từ thanh toán đi lại, ăn uống, mua sắm đến cho vay tiêu dùng, bảo hiểm, y tế, giáo dục... trên cùng một ứng dụng.
Thấu hiểu xu hướng đó, đặt ra sự chuyển mình, thích ứng và tiên phong của các nhà cung cấp dịch vụ “All in one”, cùng lúc phải được triển khai thật nhanh và mang lại trải nghiệm tốt nhất và nhất quán cho khách hàng. Tạo ra siêu ứng dụng trong hướng đi tất yếu với một đất nước có dân số trẻ đông và hoạt động thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ như Việt Nam. Đó là định vị của Ví MoMo.
“Siêu ứng dụng sẽ cho phép Ví MoMo mở rộng mạng lưới đối tác nhanh chóng. Bất kỳ một ai từ doanh nghiệp, hộ kinh doanh đến từng cá nhân nhỏ lẻ... đều có thể nhanh chóng kết nối và thanh toán trên MoMo dễ dàng, dễ như chớp mắt.
Siêu ứng dụng sẽ làm thay đổi cách vận hành, các tính năng chạy độc lập, tự chủ sẽ giúp mang đến hiệu quả nhanh hơn. Ví dụ, chương trình “Ủng hộ nông sản Việt” vừa qua, chúng tôi làm tính năng này trong 10 ngày, chạy trong 20 ngày và bán được 75 tấn vải thiều”, ông Diệp chia sẻ thêm.
Cuộc chạy đua siêu ứng dụng sẽ là bước ngoặt để Ví MoMo tiếp tục là hình mẫu tiên phong, dẫn dắt cuộc đua và đặt ra luật chơi mới trong một thị trường fintech đầy cạnh tranh.
Nguyên Thảo - Phương Linh