Ảnh minh họa |
Theo đó, khách hàng sẽ được vay tối đa 500 triệu đồng; Lãi suất cho vay: 6%/năm; Thời hạn cho vay: Tối đa 36 tháng kể từ ngày giải ngân đầu tiên.
Với quy mô gói tín dụng là 1.000 tỷ đồng, BIDV dự kiến sẽ đáp ứng được hầu hết các nhu cầu vốn đối ứng của khách hàng trên số lượng tàu đóng mới được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phân bổ cho từng địa phương.
Như vậy, việc triển khai Gói tín dụng sẽ góp phần tháo gỡ một nút thắt quan trọng trong quá trình triển khai Nghị định 67 trên cơ sở phù hợp với quy định của Pháp luật, đảm bảo hỗ trợ đúng đối tượng, đúng mục đích vay vốn.
Tuy nhiên, theo BIDV, để đẩy nhanh tiến độ triển khai Nghị định 67, cần phải có sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa của các Bộ, ngành để cùng tháo gỡ một số vướng mắc: Đẩy nhanh tiến độ phê duyệt danh sách người vay vốn để các chủ tàu/ngư dân sớm tiếp cận được nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước.
Bên cạnh đó, cần sớm có hướng dẫn về thiết kế mẫu tàu vỏ vật liệu mới, cách xác định dự toán giá thành tàu, uỷ quyền cho UBND tỉnh/thành phố phê duyệt thay đổi thiết kế mẫu tàu vỏ thép.
Thêm vào đó, cần có văn bản hướng dẫn riêng về việc hoàn thuế GTGT của tàu đóng mới, nâng cấp theo nội dung chính sách ưu đãi thuế tại Nghị định 67.
Ngoài ra, các NHTM nhà nước cần chủ động, tích cực hơn nữa trong việc triển khai cho vay theo Nghị định 67.
Với việc triển khai đồng bộ đó, các chính sách hỗ trợ tại Nghị định 67 mới có thể phát huy được hiệu quả một cách toàn diện và thật sự đi vào đời sống, giúp bà con ngư dân có thể tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước để đóng mới tàu cá, sớm vươn khơi bám biển, góp phần phát triển kinh tế biển gắn liền với bảo vệ chủ quyền biển đảo tổ quốc.
HP