Giám sát chặt chẽ các giao dịch diễn ra trong khoảng thời gian từ 23h00-01h00 |
Nhưng liệu tất cả chúng ta đã có biết cách thức tội phạm thực hiện như thế nào hay chưa? Và mỗi người trong chúng ta đã có cách tự phòng trách trường việc này xảy ra đối bản thân mình hay chưa? Tôi tin chắc rằng nhiều người trong chúng ta chưa từng nghỉ việc này sẽ xảy ra mới mình.
Theo thời báo Today, một cuộc thử nghiệm trong một bản tin thực tế tại Mỹ sẽ cho chúng ta thấy cách thức mà tội phạm sử dụng thiết bị trộm thông tin để có được mã PIN và thông tin thẻ ATM của những người tham gia thử nghiệm.
Video bản tin cuộc thử nghiệm cách thức tội phạm sử dụng thiết bị để trộm thông tin thẻ tại máy ATM
Như các bạn có thể thấy, những hình ảnh thực tế về cách thức tội phạm đặt thiết bị đánh cắp thông tin như thế nào. Rất đơn giản phải không? Chỉ trong vài giây, tội phạm đã có thể đặt thiết bị một cách dễ dàng. Và một chuyên gia an ninh đã được mời đến chương trình thử nghiệm này.
Cụ thể, chuyên gia này đã lắp các thiết bị trộm thông tin vào máy ATM hiệu Diebold trước đó. Các thiết bị này khó phát hiện đến nỗi, MC của bản tin không phát hiện ra. Các bạn sẽ nghĩ, MC này giả vờ. Nhưng không phải vậy. Chuyên gia này đã chỉ cho MC vị trí đặt thiết bị trộm thông tin này. Một thiết bị đọc trộm thông tin thẻ ở vị trí đưa thẻ ATM vào máy, một camra nhỏ gắn phía trên màn hình để ghi lại mã PIN.
Những người tham gia thử nghiệm, được rút 40 USD miễn phí từ thẻ và mã PIN do chương trình cung cấp. Chuyên gia an ninh trong vai tội phạm, đang ở trong một chiếc ô tô gần đó cùng với thiết bị ghi lại hình ảnh từ camera quay trộm mã PIN. Những người thử nghiệm đã thực hiện rút tiền rất hào hứng mà không có một động thái nghi ngờ nào về việc thông tin thẻ của họ đang bị đánh cắp. Và khi MC tiết lộ bí mật về thiết bị trộm thông tin, họ đã rất ngạc nhiên.
Có thể nói tội phạm đánh cắp thông tin thẻ tại máy ATM bằng các thiết bị ngày càng đa dạng và tinh vi hơn, từ giả thiết bị đọc thẻ, đến camera siêu nhỏ ghi lại mã PIN, đến USB đánh cắp thông tin, đến bàn phím nhập mã PIN giả. Và tội phạm này có mặt ở khắp nơi trên thế giới, với nhiều cách thức và thiết bị lấy cắp thông tin tinh vi hơn.
Ở Việt Nam, theo báo cáo của Hội thẻ Việt Nam năm 2016 cho biết từ năm 2013 đến năm 2015, Hội đã tiếp nhận thông tin và thông báo cho các ngân hàng về 2.125 thẻ "đen", 2.828 thẻ nghi ngờ bị rò rỉ thông tin liên quan đến hơn 47 vụ đánh cắp thông tin tại ATM. Riêng năm 2015, Hội thẻ đã tiếp nhận thông tin về 21 trường hợp bị đánh cắp thông tin tại ATM, tương đương 75% số vụ năm 2014, cùng với 348 thẻ nghi ngờ bị lộ thông tin tại máy ATM, tương đương 70% trường hợp này năm 2014.
Mặc dù gần đây, chúng ta rất ít nghe thông tin về các vụ đánh cắp thông tại ATM như vậy. Nhưng các tội phạm này vẫn sẽ tiếp tục thực hiện hành vi đánh cắp thông tin thẻ tại máy ATM trong lúc chúng ta mất cảnh giác. Vậy chúng ta cần làm gì để phòng tránh bị đánh cắp thông tin?
Theo một hướng dẫn khá đầy đủ của Ngân hàng Commonwealth tại Úc sẽ cho chúng ta nhận thức rõ ràng về điều này. Tội phạm cần cả thông tin thẻ và mã PIN để rút tiền trong tài khoản của nạn nhân.
Trước hết, chúng ta cần biết được một số khu vực tại máy ATM tội phạm thường đặt thiết bị trộm thông tin thẻ.
Thông thường, các thiết bị trộm thông tin sẽ được đặt ở một số khu vực cơ bản sau: (1) khu vực phía trên đối diện với bàn phím hoặc ở ngay phía trên màn hình ATM, (2) ở khu vực loa của ATM, (3) ở cạnh bên của máy ATM, (4) ở vị trí đưa thẻ vào máy ATM, (5) ở bàn phím ATM.
Mô hình máy ATM của Ngân hàng Commonwealth |
Ở vị trí số (4), tội phạm thường đặt thiết bị đánh cắp thông tin thẻ giống y như vị trí đưa thẻ vào máy (khe đọc thẻ). Các thiết bị này thường là thiết bị gắn liền hoặc bao phía ngoài khe đọc thẻ.
So sánh để nhận diện thiết bị đánh cắp thông tin thẻ |
Một số loại thiết bị đánh cắp thông tin thẻ khác tinh vi hơn |
Ở các vị trí (1), (2), (3) của máy, tội phạm thường đặt camrera rất nhỏ được gắn cùng với một số vật lạ như một dải mỏng hoặc một hộp dài được dán phía trên đối diện bàn phím, một hộp đựng tờ của ngân hàng dán ở cạnh bên của máy…
Một số vị trí đặt camera siêu nhỏ tại máy ATM để ghi lại mã PIN |
Ở vị trí số (5), tội phạm thường đặt một bàn phím giả đè lên bàn phím thật.
Một số bàn phím giả để đánh cắp mã PIN |
Và mỗi khi rút tiền tại máy ATM, chúng ta cần thực hiện những biện pháp phòng tránh như sau:
- Hãy "làm quen" với máy ATM bạn hay rút tiền về ngoại hình chung của máy, và đặt biệt ở các vị trí nói trên.
- Đừng vội rút tiền ngay, hãy kiểm tra xem có điều gì khác thường với bề mặt ngoài của máy, chú ý các khu vực cơ bản nói trên, chú ý hơn đến khe đưa thẻ vào.
- Báo cáo sự khác thường (nếu có) cho ngân hàng.
- Luôn dùng tay che khu vực bàn phím bấm mã PIN.
Lưu ý một lần nữa, trên đây là những hướng dẫn từ ngân hàng Commonwealth. Ở Việt Nam, một số ngân hàng cũng đưa thêm một số khuyến cáo như: Luôn kiểm tra số dư thường xuyên bằng các dịch vụ ngân hàng, bảo vệ mã PIN thật kỹ và nên đổi mã PIN định kỳ hoặc khi có điều gì bất thường. Và theo như nhiều trường hợp đã xảy ra, nếu có gì bất thường, chúng ta nên đến trực tiếp đến ngân hàng để được hướng dẫn hoặc trong trường hợp khẩn cấp có thể liên hệ Hotline của ngân hàng.
Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích đối với mỗi người chúng ta để phòng tránh loại tội phạm này.
VNReview