Hoàng Anh, 28 tuổi, nhân viên văn phòng tại TP HCM, là một tín đồ xê dịch thường xuyên có các chuyến đi nhóm cùng bạn bè, người thân. Năm nay, cô nói phải đong đếm nhiều hơn khi lên kế hoạch du lịch, vì chi phí cao hơn dự tính. “Chúng tôi tìm kiếm một số chặng bay trong và ngoài nước, nhưng nhìn chung đều đắt đơn đáng kể so với trước. Do đó, cả nhóm ưu tiên những lựa chọn có nhiều ưu đãi hơn cho chuyến đi hè này”, Hoàng Anh nói.
Cũng theo Mustgo - nền tảng đặt phòng trực tuyến với hơn 2.000 đối tác khách sạn toàn quốc, giá vé máy bay nửa đầu năm nay đã tăng 15-40% so với cùng kỳ năm trước, tùy chặng, do giá nhiên liệu đi lên trong khi lượng tàu bay giảm.
Vé máy bay tăng “nóng” khiến nhiều tín đồ dịch chuyển tính toán ngân sách kỹ hơn khi lên kế hoạch cho các chuyến đi. Ngoài việc lựa chọn điểm đến, lịch trình, việc tận dụng tối đa các ưu đãi, có thể giúp bạn thiết kế được chuyến du lịch hè với chi phí hợp lý. Trong bối cảnh các điểm chấp nhận thẻ, mã QR đã “phủ sóng” tại nhiều vùng miền, bạn nên chi tiêu online thay vì dùng tiền mặt, để tận hưởng tối đa ưu đãi và theo dõi ngân sách.
Thẻ tín dụng phí chuyển đổi ngoại tệ thấp cho chuyến đi nước ngoài
Nếu bạn đang lên kế hoạch du lịch các điểm đến nước ngoài, những điểm đến như Thái Lan và Trung Quốc là những địa điểm “đắt khách” nhất cho hè này. Theo gợi ý từ các công ty lữ hành trong nước, khách Việt có thể trải nghiệm ngắm cảnh, tham quan cổ trấn và thưởng thức ẩm thực địa phương tại hai quốc gia này với chi phí chỉ dao động quanh 10 triệu đồng. Bên cạnh đó, một số tuyến phổ biến như Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Trung Quốc lượng khách cũng tăng 20-30% so với cùng kỳ năm trước.
Với các chuyến du lịch nước ngoài, việc kiểm soát chi tiêu càng đặc biệt quan trọng. Trong các trường hợp phát sinh, nhiều du khách đã phải rút tiền mặt qua ATM nước ngoài, và bị tính phí cao cho mỗi giao dịch. Do đó, bạn nên hạn chế tối đa việc rút tiền qua ATM ở nước ngoài, chuẩn bị sẵn ngoại tệ và luôn phòng thủ bằng thẻ tín dụng quốc tế để giao dịch online.
Chị Thu Thuỷ (Hà Nội), chia sẻ chị có một trải nghiệm đáng nhớ sau chuyến đi nước ngoài đầu tiên tại Thái Lan cách đây vài tháng. “Còn hơn một ngày chuyến du lịch mới kết thúc nhưng tôi đã tiêu gần hết khoản tiền bath đổi sẵn ở Việt Nam. Điều này khiến tôi luống cuống và rơi vào thế bị động. Tôi đã phải tìm điểm ATM và rút tiền mặt để tạm thời xài, bị tính phí tới 7 USD cho mỗi lần rút và thêm cả phí chuyển đổi ngoại tệ. Sau chuyến đi này, tôi mới thấy tầm quan trọng của việc có một thẻ tín dụng thanh toán quốc tế chi phí thấp”, chị Thuỷ nói.
Hiện nay, các dòng thẻ tín dụng chi tiêu ở nước ngoài của các ngân hàng thu phí chuyển đổi ngoại tệ dao động từ 1% đến 3% trên mỗi giao dịch. Một số ngân hàng thậm chí phát triển dòng thẻ tín dụng dành riêng cho tín đồ du lịch nước ngoài và miễn phí chuyển đổi ngoại tệ, như dòng JCB Discovery của BVBank. Dòng thẻ này có thể thanh toán tại nhiều cửa hàng, website toàn cầu và thời hạn miễn lãi lên đến 55 ngày. Đây là dòng thẻ có thế mạnh của BVBank so với nhiều loại thẻ tín dụng du lịch khác trên thị trường.
Bên cạnh đó, dòng thẻ JCB Discovery chuyên về du lịch quốc tế này cũng có ưu đãi lên đến 50% tại nhiều lĩnh vực như ăn uống, mua sắm, du lịch, giải trí. Ngoài ra, thẻ JCB Discovery có thêm các ưu đãi riêng về giải trí, du lịch và mua sắm tại Nhật Bản.
Thẻ tín dụng ưu đãi khách sạn, ăn uống phù hợp cho du lịch trong nước
Còn với các chuyến du lịch nội địa, các đơn vị lữ hành nhận định, mùa hè này du khách có xu hướng ưu tiên điểm đến gần và hạn chế di chuyển đường bay để tiết giảm chi phí.
Việc đặt khách sạn, resort vào mùa hè cũng khiến chi phí cao hơn so với dịp thấp điểm. Theo đó, du khách có thể ưu tiên chi tiêu qua thẻ tín dụng có mã ưu đãi khi đặt phòng khách sạn, hàng không, đại lý du lịch. Bên cạnh đó, tìm kiếm những nhà hàng được giảm giá, ưu đãi chi tiêu thẻ tín dụng cũng là lựa chọn thông minh khi đi ăn cùng bạn bè, gia đình.
Dòng thẻ tín dụng BVBank VISA Lifestyle sẽ phù hợp với các chuyến du lịch trong nước, với tổng tiền hoàn lên đến 600.000 đồng mỗi tháng và đối đa 7,2 triệu một năm. Với mỗi chi tiêu cho khách sạn, hàng không, đại lý du lịch, chủ thẻ được hoàn tiền 5%; chi tiêu nhà hàng hoàn 4%. Bên cạnh đó, chủ thẻ còn được hưởng ưu đãi lên đến 30% tại nhiều lĩnh vực như ăn uống, mua sắm, du lịch, giải trí…
Nhìn chung, thị trường hiện nay có rất nhiều dòng thẻ tín dụng, với những ưu điểm và thiết kế riêng cho từng nhu cầu như miễn phí thương niên, giảm giá mua sắm trực tuyến, hoàn tiền cho nhà hàng ăn uống…. Nếu là người ưa thích dịch chuyển, bạn nên lựa chọn loại thẻ tín dụng phục vụ đúng nhu cầu, tận dụng các ưu đãi để tiết kiệm chi phí cho các chuyến du lịch.
t. Tuyến