Đằng sau sự chuyên nghiệp, chỉn chu và thanh lịch của giao dịch viên TPBank

11:42 | 06/05/2019

Giao dịch viên (GDV) TPBank vẫn có tiếng trong giới ngân hàng và khách hàng bởi sự thông minh, duyên dáng và chuyên nghiệp. Nhưng có một điều ít ai biết, để trở thành một GDV chỉn chu cùng phong thái tự tin, mỗi ứng viên đều phải trải qua một quy trình tuyển dụng và đào tạo hết sức nghiêm ngặt.

Trước khi trở thành GDV chính thức, các ứng viên đều phải trải qua 2 vòng phỏng vấn và vòng thi kiểm tra kiến thức, đồng thời, đáp ứng tiêu chuẩn đầu vào nghiệm ngặt về: bằng cấp, ngoại hình, chiều cao, cân nặng, độ tuổi và khả năng giao tiếp lưu loát, linh hoạt.

dang sau su chuyen nghiep chin chu va thanh lich cua giao dich vien tpbank

Theo bà Thu Hằng – Trưởng phòng Chất lượng dịch vụ khách hàng TPBank, bên cạnh việc tuyển dụng công khai và minh bạch, hội đồng phỏng vấn cũng là một điểm khác biệt trong tuyển dụng GDV tại TPBank. Để đảm bảo tính công bằng, các đơn vị có nhu cầu tuyển dụng sẽ không trực tiếp phỏng vấn GDV cho đơn vị mình, thay vào đó, các cán bộ phụ trách dịch vụ tại hội sở và các cán bộ phụ trách mảng dịch vụ khách hàng có kinh nghiệm sẽ tham gia tuyển dụng, đánh giá ứng viên.

“Chúng tôi tâm niệm, mỗi GDV đều là một đại sứ thương hiệu mang hình ảnh TPBank đến gần hơn với khách hàng. Vì vậy việc tuyển dụng và đào tạo được những GDV chất lượng cao, phục vụ khách hàng tận tâm, chuyên nghiệp là một trong những vấn đề được TPBank quan tâm hàng đầu” bà Hằng chia sẻ.

Thu Lê – GDV chi nhánh TPBank Hà Thành, Hà Nội cho biết khi được thông báo trúng tuyển, Lê và các bạn GDV khác được phân công về những chi nhánh gần với khu vực các bạn sinh sống để thuận tiện trong cả công việc và sinh hoạt. Đây cũng chính là một trong những lý do giúp các GDV gắn bó với đơn vị mình công tác nói riêng và TPBank nói chung.

Vượt qua vòng tuyển dụng, các GDV sẽ bắt đầu tham gia khóa đào tạo tập trung được xây dựng bài bản và chuyên nghiệp, diễn ra trong hơn 1 tháng, với mô hình kết hợp cả thực hành và lý thuyết. Thông qua khóa học, các GDV mới sẽ nhanh chóng nắm bắt công việc, hòa nhập và hiểu về văn hóa TPBank, đồng thời, có cái nhìn toàn diện hơn về nghề dịch vụ khách hàng.

Trong quá trình làm việc, các GDV vẫn được giám sát và đánh giá thông qua Bộ tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ. Một năm 2 lần, các chương trình đánh giá dịch vụ nội bộ được TPBank thực hiện. Ngân hàng này cũng kết hợp với hãng nghiên cứu thị trường GfK trong các chương trình bí mật đánh giá chất lượng tại quầy (Mystery Shopping) để đánh giá, phân tích trải nghiệm khách hàng, tìm ra những điều cần cải thiện để nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng.

Cùng với đó, dịch vụ “Ngân hàng 5 phút, dịch vụ 5 sao” cũng được TPBank áp dụng từ vài năm trở lại đây như một lời cam kết phục vụ nhanh chóng, giảm thiểu tối đa thời gian giao dịch và chờ đợi của khách hàng, đã nhận được phản hồi rất tích cực. Dịch vụ này của TPBank cũng góp phần làm thay đổi quan niệm rườm rà và mất thời gian trong giao dịch tài chính, ngân hàng của nhiều khách hàng.

TPBank cũng có những lộ trình cho các GDV trở thành kiểm soát viên, giám đốc dịch vụ khách hàng và từng nấc thang cao hơn trong sự nghiệp để giữ được những nhân sự giỏi nhất, tích luỹ được các kinh nghiệm về dịch vụ khách hàng qua từng năm, qua đó góp phần giúp dịch vụ của ngân hàng ngày càng đi lên.

Những nỗ lực không ngừng của TPBank trong sáng tạo các sản phẩm đi từ sự thấu hiểu nhu cầu, hoàn thiện và nâng cao chất lượng phục vụ đã tạo dựng hình ảnh một ngân hàng trẻ, hiện đại, năng động trong mắt khách hàng và thị trường. Như anh Nam, một khách hàng lâu năm của TPBank chia sẻ: “Phòng giao dịch đẹp, sản phẩm chất lượng, GDV lại thân thiện, tận tình và chuyên nghiệp thì khách hàng sao lại không gắn bó cho được”.

Con số trên 2 triệu khách hàng và đang không ngừng tăng lên – điều mà không phải ngân hàng trẻ nào cũng làm được - là minh chứng rõ nét nhất cho những nỗ lực xây dựng thương hiệu, nâng cao chất lượng dịch vụ mà TPBank hướng tới.

ĐP

Tin đọc nhiều