Chuyển đổi số ngân hàng ngày càng “nóng”
Vài năm trở lại đây, chuyển đổi số diễn ra nhanh và mạnh trong tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là tài chính ngân hàng. Đại dịch Covid-19 từ 2020 cũng làm thay đổi cả cách thức làm việc lẫn thói quen sử dụng dịch vụ của người dân, qua đó càng thúc đẩy nhanh hơn hoạt động chuyển đổi số.
Theo số liệu thống kê, hiện 95% tổ chức tín dụng đã có, đang xây dựng hoặc dự tính sẽ xây dựng chiến lược chuyển đổi số. Có khoảng 80 ngân hàng triển khai dịch vụ Internet Banking, 44 ngân hàng cung cấp dịch vụ Mobile Banking, 45 tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, hơn 90 nghìn điểm thanh toán QR, gần 298 nghìn điểm thanh toán POS…
Bản Việt là một điển hình của chuyển đổi số. Ngân hàng có quy mô chỉ ở mức nhỏ nhưng đã sớm đầu tư cho công nghệ và chú trọng đến đối tượng khách hàng trẻ tiềm năng. |
Năm 2021, chuyển đổi số diễn ra thêm mạnh mẽ khi các ngân hàng nhận ra đó không còn là xu hướng mà trở thành yếu tố quyết định sự tồn tại của mỗi nhà băng. Hầu hết các ngân hàng đã cung cấp sản phẩm, dịch vụ trên nền tảng số hóa. Có những nhà băng ghi nhận giao dịch trên kênh số chiếm trên 50%, thậm chí là 70% hay 80%. Trong nội bộ, có ngân hàng đạt được trên 90% không giấy tờ.
Trước nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, đặc biệt là thế hệ GenZ, các ngân hàng lại càng chú trọng hơn đến chuyển đổi số bằng cách tăng đầu tư để mang lại những sản phẩm, dịch vụ và trải nghiệm tốt nhất. Thúc đẩy số hóa cũng nằm trong chiến lược NHNN đề ra cho toàn ngành.
Tạo ấn tượng nhất trong năm qua và những tháng đầu năm nay về chuyển đổi số không thể không nhắc tới những cái tên đình đám trên thị trường như VPBank, TPBank, Nam A Bank hay VietCapital Bank. Trong đó VPBank với phiên bản NEO hoàn toàn mới hay Cake by VPBank hấp dẫn người dùng và gần nhất là Übank. TPBank “update” hệ thống LiveBank và hoàn thiện hệ sinh thái số 360 độ. Nam A Bank có OneBank với một chạm mọi trải nghiệm. Và Bản Việt cho ra mắt Digimi - ứng dụng mobile banking mới với tính năng đa dạng, thao tác đơn giản, tốc độ xử lý giao dịch nhanh đến khó tin.
Nhờ chuyển đổi số mạnh mẽ, với sự góp sức tích cực từ tất cả các thành viên trong hệ thống mà hoạt động thanh toán không tiền mặt của toàn nền kinh tế cũng tăng trưởng mạnh hai đến ba chữ số trong năm qua và quý 1 năm nay so với cùng kỳ năm ngoái.
Bản Việt liên tục ghi điểm với các tính năng mới
Với ngân hàng truyền thống, việc có tiềm lực mạnh về nhân sự, quy mô và tài chính giúp các ngân hàng có lợi thế cạnh tranh nhanh chóng. Bằng chứng là những năm qua, các ngân hàng có nền tảng vững mạnh và quản trị tốt, nắm bắt sớm được xu hướng đều đã vươn lên mạnh mẽ và có vị thế vững chắc trên thị trường. Thậm chí như Techcombank, MB, VPBank còn đang “đe dọa” vị thế dẫn đầu của các “ông lớn” ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước.
Tuy nhiên trong thời đại 4.0, các ngân hàng đi nhanh, đi trước lại có lợi thế hơn, không còn dựa vào quy mô nữa. Các ngân hàng lớn nếu chậm chuyển đổi số hoặc ngại đầu tư sẽ bị các ngân hàng nhỏ phía sau vươn lên.
Bản Việt là một điển hình của chuyển đổi số. Ngân hàng có quy mô chỉ ở mức nhỏ nhưng đã sớm đầu tư cho công nghệ và chú trọng đến đối tượng khách hàng trẻ tiềm năng. Từ năm 2019, ngân hàng này thay đổi nhận diện thương hiệu theo hướng trẻ trung, năng động, năm 2020 hợp tác với Timo lập ra ngân hàng số Timoplus; là một trong những ngân hàng tiên phong trong hệ thống ứng dụng eKYC vào mở tài khoản trực tuyến, và tới năm 2021 ra mắt Digimi hoàn toàn mới được khách hàng đón nhận tích cực.
Đầu năm 2022, trên Ngân hàng số Digimi đã triển khai một số tính năng về khoản vay, với tính năng này khách hàng dễ dàng có thể thực hiện các khoản vay online ngay trên app với số tiền vay phù hợp với các tài sản đảm bảo của mình. Bên cạnh đó các tính năng về tích điểm và quà tặng dành cho các khách hàng sử dụng giao dịch nhiều cũng được Bản Việt chú trọng và xây dựng các chương tình và chính sách ưu đãi.
Để trải nghiệm đầy đủ và đa dạng các tiện ích của Ngân hàng số Digimi, mở ngay tài khoản tại đây https://digibank.vietcapitalbank.com.vn/digimi-app.
T.T