Startup Việt 2019 thu hút 500 khách mời | |
Đà Nẵng: Khởi nghiệp sáng tạo đang lan tỏa mạnh mẽ | |
Hà Nội dành gần 313 tỷ đồng cho Đề án hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo |
Nhiều chính sách hỗ trợ khởi nghiệp
Chia sẻ tại Diễn đàn Khởi nghiệp Quốc gia lần thứ IV, TS. Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhấn mạnh: Chìa khóa của sự phát triển quốc gia ở thời điểm hiện tại nằm ở 2 cụm từ quan trọng là nâng cao chất lượng nguồn vốn con người và khởi nghiệp sáng tạo. Đây chính là đôi cánh của nền kinh tế.
Trong những năm gần đây, Chính phủ đã ban hành rất nhiều chính sách hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp, nhất là khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Điều này thể hiện quyết tâm của Đảng, Nhà nước và Chính phủ trong việc tạo dựng môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển và vươn ra quốc tế.
Việc hỗ trợ khởi nghiệp nên tập trung vào các cơ chế |
Dẫn nguồn một khảo sát của mạng lưới kết quả toàn cầu, Chủ tịch VCCI cho biết trong số 60 quốc gia tham gia khảo sát, Việt Nam nằm trong nhóm nước có tinh thần khởi nghiệp cao nhất thế giới. Tuy nhiên, khả năng hiện thực các ý tưởng sáng tạo thì thuộc... nhóm 20 nước cuối bảng!
Như vậy, khoảng cách giữa khát vọng và ý chí với hành động cụ thể là quá lớn. Chúng ta cần nhiều hơn sự hỗ trợ của thể chế, chính sách để biến các khát vọng thành hiện thực, ông Lộc nhấn mạnh.
Ông Đậu Anh Tuấn – Trưởng ban Pháp chế VCCI chia sẻ, bức tranh hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân đã rất khác so với 10 năm trước. Tính đến thời điểm này, Việt Nam có khoảng hơn 800 nghìn doanh nghiệp hoạt động chính thức và có hơn 5 triệu hộ kinh doanh, trong đó có hơn 2 triệu hộ kinh doanh có đăng ký.
Việt Nam hiện có những chính sách quan trọng hỗ trợ cho doanh nghiệp phát triển. Có thể kể đến là Nghị quyết 10-NQ/TW năm 2017 về phát triển kinh tế tư nhân đã xác lập vai trò và vị trí của doanh nghiệp tư nhân; Nghị quyết 35/NQ-CP năm 2016 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020. Cùng đó, các khung khổ pháp lý là Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư đều tập trung cao để phát triển môi trường kinh doanh nhằm tháo gỡ rào cản cho doanh nghiệp.
Năm 2017, lần đầu tiên chúng ta có Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đây là một điểm rất khác so với các nước khác, bởi phần lớn doanh nghiệp Việt Nam là loại này. Cơ sở pháp lý này được rất nhiều doanh nghiệp kỳ vọng, bởi đã đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ từ tiếp cận tín dụng, mở rộng thị trường, tư vấn và pháp lý, nguồn lực…
Ông Lê Văn Quân – Giám đốc Trung tâm hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa (Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội) cho biết, sở đã triển khai quyết liệt nhiều chính sách hỗ trợ khởi nghiệp. Thành phố cũng đã ban hành một đề án hỗ trợ khởi nghiệp với nỗ lực để các doanh nghiệp khi đến với Hà Nội khởi nghiệp thì có thể nhanh chóng gia nhập thị trường và triển khai dự án.
Đặc biệt, Hà Nội đã ban hành đề án riêng về hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, trong đó có nhiều hỗ trợ cho đối tượng là khởi nghiệp sáng tạo như: Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho khởi nghiệp sáng tạo; Hỗ trợ về truyền thông cho khởi nghiệp sáng tạo bắt đầu từ năm 2020; Hỗ trợ cơ sở vật chất hạ tầng cho khởi nghiệp; Đẩy mạnh hoạt động liên kết kết nối; Tổ chức hoạt động ngày hội thủ đô, các hoạt động đổi mới sáng tạo; Hỗ trợ toàn bộ liên quan khoa học công nghệ, liên quan tới sở hữu trí tuệ…
Ông Trần Xuân Đích, Phó Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học - công nghệ - Bộ Khoa học và Công nghệ nhận định, hiện cả nước đang có 40 tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp, tăng 30% so với năm 2016. Trong đó, có một số tên tuổi tiêu biểu như Vườn ươm công nghệ cao Hòa Lạc, Vườn ươm công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh…
Trong thời gian tới, ông Đích cho biết, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ tập trung vào xây dựng phát triển mạng lưới kết nối khởi nghiệp ở quy mô quốc gia và quốc tế; thúc đẩy hình thành các trung tâm đổi mới sáng tạo trên toàn quốc, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo phát triển; liên kết với viện nghiên cứu, trường đại học để thương mại hóa kết quả nghiên cứu, hình thành tài sản trí tuệ để tự tin bước ra thị trường toàn cầu.
Chú trọng đến chất lượng nguồn nhân lực
Tuy nhiên, chúng ta còn đang phải đối mặt với vô vàn thách thức. Theo ông Nguyễn Tú Anh - Vụ trưởng Vụ Kinh tế Tổng hợp (Ban Kinh tế Trung ương), khó khăn đầu tiên chính là những người khởi nghiệp không rõ thị trường cần gì, muốn gì nên nhiều khi không đưa ra được những sản phẩm phù hợp mà thị trường cần. Khó khăn tiếp theo là khả năng xoay vòng vốn. Thống kê cho thấy có đến 29% doanh nghiệp khởi nghiệp được một thời gian thì không còn khả năng xoay vòng vốn. Ngoài ra, việc không tìm được những đồng đội cùng chí hướng cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến khởi nghiệp thất bại.
Đề cao yếu tố nguồn nhân lực trong khởi nghiệp, ông Nguyễn Trung Dũng, Tổng giám đốc BK Holdings cho rằng, nên kết hợp chính sách của Nhà nước với đào tạo của trường đại học và nhu cầu của doanh nghiệp để tạo thế chân kiềng, nhằm đưa được các sản phẩm nghiên cứu ra ứng dụng. Chỉ có như vậy, các startup mới thu hút được đầu tư, nên đi chậm mà vững chắc, ông Dũng nêu quan điểm.
Bên cạnh đó, để hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp, theo Luật sư Đoàn Thu Nga – Chủ tịch HĐ Công ty TNHH Lawpro – Huấn luận viên của Action Coach cho rằng, cần có khung pháp lý để định giá các ý tưởng khởi nghiệp.
Cùng với đó, cũng cần những hỗ trợ trực tiếp, thiết thực cho người khởi nghiệp. Kinh nghiệm các nước cho thấy, việc hỗ trợ khởi nghiệp nên tập trung vào các cơ chế, Luật sư Đoàn Thu Nga chia sẻ.
Ông Đàm Quang Thắng, Tổng giám đốc công ty THNN Agricare Việt Nam, chuyên gia về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, cố vấn chương trình Khởi nghiệp Quốc gia 2020 sẽ là năm bản lề để hòa chung tinh thần khởi nghiệp Trong những năm gần đây, Chính phủ đã ban hành rất nhiều chính sách hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp, nhất là khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Có thể kể đến như Nghị định 38 của Chính phủ, nhờ đó chúng ta có hành lang pháp lý cụ thể để xây dựng các quỹ khởi nghiệp sáng tạo. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cần có sự quan tâm với các quỹ đầu tư mạo hiểm hơn nữa, để hỗ trợ hơn cho các startup tại Việt Nam. Năm 2020 là năm cuối trong chương trình khởi nghiệp quốc gia, chúng tôi tự nhận thấy cần phải sáng tạo hơn, tạo thêm nhiều nguồn lực hơn. Đặc biệt là từ phía Nhà nước. VCCI có nguồn lực trong nước rất mạnh, chúng tôi sẽ khai thác các doanh nghiệp trong nước hỗ trợ các startup. Chính họ sẽ là nhà đầu tư thiên thần sát cánh cùng nhóm khởi nghiệp, đưa mô hình của startup vào hoạt động, sản phẩm của startup ra thị trường. Sau đó, kết hợp nguồn lực của các nhà đầu tư mạo hiểm để họ biến các thành quả trí tuệ đó trở thành giá trị thực tiễn. Chúng ta có rất nhiều những mục tiêu trong năm 2020, ví dụ như Đề án 1665 của Bộ Giáo dục – Đào tạo, hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp; Đề án 844, hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đến năm 2025... Đối với chương trình khởi nghiệp quốc gia, năm 2020 sẽ là một năm bản lề để hòa chung tinh thần khởi nghiệp, Việt Nam sẽ trở thành một quốc gia khởi nghiệp. Chính phủ và các ban ngành, đoàn thể có rất nhiều nguồn lực để hỗ trợ khởi nghiệp. Vì vậy năm 2020 sẽ là một năm dễ dàng hơn cho các startup. Vậy nhưng vấn đề sẽ nằm ở nội lực của các startup, sản phẩm của họ phải thực sự đổi mới, sáng tạo, từ đó mới có thể tiếp cận nguồn lực của Nhà nước, của xã hội và các nhà đầu tư. Đặc biệt, nếu sản phẩm sáng tạo, việc tiếp cận thị trường quốc tế là chuyện khả thi. Bà Đinh Thị Thúy - Tổng giám đốc Công ty cổ phần MISA Doanh nghiệp khởi nghiệp cần nắm bắt kỹ năng quản lý vốn Trong quá trình cung cấp các công cụ quản trị cho các doanh nghiệp, chúng tôi nhận thấy, các doanh nghiệp khởi nghiệp thường không quản lý tốt nguồn vốn của mình, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư. Đồng thời, họ còn gặp khó khăn trong vấn đề tìm kiếm khách hàng. Các bạn trẻ thường khởi nghiệp bằng đam mê nhưng nhất thiết phải biết về việc quản lý vốn, nắm bắt các quy định về thuế, kế toán Nhà nước thì mới có sự phát triển bền vững. Đồng thời, các doanh nghiệp khởi nghiệp cần ý thức được tầm quan trọng và cần thiết của việc sử dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của mình. Đơn cử như trong việc quản lý vốn, kế toán. Hiện nay, trung bình một doanh nghiệp khởi nghiệp sẽ phải bỏ một khoản tiền từ 5-7 triệu đồng/tháng để chi trả cho hoạt động kế toán. Xuất phát từ thực trạng đó, hòa chung với không khí hội nhập cuộc cách mạng 4.0, MISA đã phát hành một nền tảng dịch vụ kế toán, đó là MISA Startbooks. Đó là nền tảng kế toán làm trung gian kết hợp các doanh nghiệp khởi nghiệp và các doanh nghiệp làm dịch vụ kế toán. Thay vì hiện nay một người làm dịch vụ kế toán chỉ có thể làm cho 10-20 doanh nghiệp thì với nền tảng MISA Startbooks, một người có thể làm cho hàng trăm các doanh nghiệp. Điều này sẽ tiết kiệm chi phí cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, khi chỉ cần trả khoản phí 6 triệu đồng/năm thay vì 6 triệu đồng/tháng. Cùng với đó, MISA đã xây dựng một hệ sinh thái khởi nghiệp bằng việc đưa đến cho các startup những nền tảng công nghiệp như: MISA Startbooks, chữ ký điện tử... sẽ tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp đầu tư ngay từ ban đầu. Luật sư Đoàn Thu Nga – Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Lawpro – huấn luyện viên của Action Coach Hành lang pháp lý cho khởi nghiệp cần sát thực tiễn Thực tế cho thấy, các nhà sáng lập, doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam hiện nay chưa quan tâm đến yếu tố pháp lý một cách đúng mức. Bên cạnh đó, các nhà sáng lập cũng cần xác định cách thức và loại hình, cùng thời điểm lập doanh nghiệp. Hiện nay, các doanh nghiệp chưa tiếp cận được cách để định giá ý tưởng kinh doanh, bởi hành lang pháp lý của chúng ta còn đang yếu và thiếu. Những người đam mê khởi nghiệp thì chưa chắc xuất sắc về mặt tài chính, kế toán nên để định giá ý tưởng kinh doanh, khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp để gọi vốn gặp khó khăn. Bên cạnh đó, các startup Việt đang khởi nghiệp tự phát, sống bằng đam mê mà thiếu kiến thức nền tảng, thiếu kỹ năng lập một kế hoạch kinh doanh khả thi và thực tiễn. Để thúc đẩy phát triển khởi nghiệp, chúng ta có một định chế, hệ thống quy định riêng dành cho startup. Cần hành lang pháp lý đơn giản, thuận tiện, dễ áp dụng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp. |
Quỳnh Trang