Doanh nghiệp còn gặp khó với hóa đơn điện tử

00:00 | 29/12/2009

Theo quy định, trước ngày 1/11/2020 các doanh nghiệp phải chuyển đổi sử dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) thay cho hóa đơn giấy. Tuy nhiên, thực tế cho thấy chặng đường đến với HĐĐT của doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn.

Hà Nội: 9 đơn vị được lựa chọn cung cấp hóa đơn điện tử đợt 1
Tháo gỡ vướng mắc trong triển khai hóa đơn điện tử
Cục Thuế Hà Nội, năm 2019 phấn đấu hoàn thành chuyển đổi hóa đơn điện tử

Tổng cục Thuế cho biết, đến tháng 7/2019, số lượng doanh nghiệp đã đăng ký phát hành HĐĐT có mã xác thực của cơ quan thuế là 279 doanh nghiệp; số lượng doanh nghiệp đã xuất HĐĐT có mã xác thực là 255 doanh nghiệp. Tính đến 30/6/2019, tổng số HĐĐT đã được sử dụng là 2,3 tỷ hóa đơn.

Thực tế cho thấy, số lượng doanh nghiệp đã đăng ký phát hành HĐĐT vẫn còn hạn chế. Mặc dù, theo đánh giá của các chuyên gia, thủ tục đăng ký HĐĐT rất đơn giản và việc sử dụng loại hóa đơn này mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và các ngành liên quan.

doanh nghiep con gap kho voi hoa don dien tu
Hóa đơn điện tử đem lại nhiều lợi ích, tiết kiệm được chi phí cho doanh nghiệp và xã hội

Ông Tô Hoài Nam, Tổng thư ký Hiệp hội DNNVV Việt Nam cho rằng, khi sử dụng HĐĐT sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho doanh nghiệp và các cơ quan liên quan đặc biệt là lĩnh vực thuế, đồng thời các ngành khác như hải quan, thống kê trong giai đoạn trước mắt và trong tương lai sẽ còn nhiều lợi ích hơn.

Đối với các doanh nghiệp cán được đích HĐĐT sẽ gián tiếp tác động lên khả năng sử dụng công nghệ thông tin của doanh nghiệp. Ngoài ra, với các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu, việc sử dụng HĐĐT giúp hải quan và cơ quan thuế có những kết hợp với nhau về mặt thông tin, từ đó sẽ giảm thời gian đối chiếu, kiểm tra, so sánh, tạo điều kiện thuận lợi hơn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Việc triển khai HĐĐT rất đơn giản khi doanh nghiệp chỉ cần gửi thư điện tử và các thông tin liên quan đến cơ quan thuế, sau khi nhận thông báo chấp nhận từ cơ quan thuế, doanh nghiệp sẽ thực hiện được ngay. Nguyên nhân doanh nghiệp còn gặp khó trong việc triển khai HĐĐT đến từ nhiều phía.

Đó là nhận thức của doanh nghiệp về các ích lợi của HĐĐT còn hạn chế, đôi khi việc tuyên truyền còn chưa cụ thể. Bên cạnh đó, đến từ cả người mua, khi họ vẫn còn thói quen sử dụng hóa đơn đỏ, khách hàng vẫn e ngại về HĐĐT, chưa có độ tin cậy cao. Yếu tố quan trọng tác động nữa đó là về cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin của doanh nghiệp. Khi nhiều doanh nghiệp nhất là DNNVV cũng chưa đủ kiến thức, năng lực để xây dựng một HĐĐT. Họ không tự tin và vào cơ sở vật chất, năng lực của mình dù việc triển khai HĐĐT không khó, ông Nam cho biết thêm.

Ở một khía cạnh khác, chuyên gia kinh tế TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, các doanh nghiệp còn e ngại HĐĐT bởi nhiều rủi ro tiềm ẩn khi sử dụng chữ ký điện tử. Mặc dù khi đăng ký chữ ký điện tử, doanh nghiệp được định danh với chữ ký điện tử đó và được lưu trữ trong kho dữ liệu, nhưng không thể loại trừ khả năng hacker có thể xâm nhập và lấy cắp. Vì chữ ký điện tử về bản chất là một dãy số được lưu trữ lại và nếu hacker có thể xâm nhập thì sẽ lấy đi thông tin. Yếu tố bảo mật cần phải được đặt lên hàng đầu, chính vì thế mà nhiều DN hiện còn tâm lý e ngại, chưa sử dụng HĐĐT. Bên cạnh đó, không phải doanh nghiệp nào cũng có hệ thống công nghệ thông tin để chấp nhận HĐĐT. Khó khăn nữa là không phải ai cũng chấp nhận chữ ký điện tử. Đại bộ phận người dân vẫn thấy việc ký tay thuận tiện hơn.

Theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP ngày 12/9/2018 của Chính phủ, gần 1 năm nữa là đến thời điểm các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cả nước buộc phải chuyển sang sử dụng HĐĐT (chậm nhất là ngày 1/11/2020 phải thực hiện xong đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh). Theo ông Hiếu, mốc thời gian áp dụng HĐĐT theo đúng lộ trình sẽ gặp nhiều khó khăn, điều quan trọng là tất cả các thành phần kinh tế phải có hệ thống công nghệ thông tin triển khai HĐĐT, nhất là đối với các hộ kinh doanh nhỏ lẻ, doanh nghiệp nhỏ lẻ. “Cần có thời gian để nền kinh tế bước vào giai đoạn phát triển mới thì mới có thể bắt buộc áp dụng HĐĐT”, ông Hiếu cho biết.

Ông Tô Hoài Nam cho biết: “Theo quan điểm của tôi, việc triển khai HĐĐT chắc chắn chúng ta phải làm vì tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho xã hội. Tuy nhiên, mặt bằng doanh nghiệp tiếp cận còn ít nên điều đầu tiên phải giúp doanh nghiệp hiểu được điều đó thì cơ quan thuế nên tổ chức những khóa học ngắn để cho doanh nghiệp hiểu được ý nghĩa và lợi ích của HĐĐT. Riêng đối với hiệp hội, chúng tôi có các khóa đào tạo về vấn đề này cho các doanh nghiệp”.

Về thủ tục, càng đơn giản doanh nghiệp càng dễ tiếp cận, khi doanh nghiệp sử dụng quen thuộc rồi thì có thể áp dụng các biện pháp quản lý chặt chẽ hơn, ông Nam nhấn mạnh.

Quỳnh Trang

Tin đọc nhiều