Du lịch Việt Nam: Tận dụng mọi lợi thế từ doanh nghiệp

13:00 | 02/10/2019

Ông Nguyễn Trùng Khánh, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch chia sẻ, trong những tháng đầu năm 2019, du lịch Việt Nam đã đón gần 12 triệu lượt khách quốc tế, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm 2018; khách du lịch nội địa đạt 59,7 triệu lượt khách, trong đó có 30,6 triệu lượt khách lưu trú; tổng thu từ khách du lịch đạt trên 442 nghìn tỷ đồng, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm 2018.

Để ẩm thực Hà Nội trở thành “đòn bẩy” cho du lịch
Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: Châu Á tiếp tục đứng đầu
du lich viet nam tan dung moi loi the tu doanh nghiep
Các DN nhận giải thưởng trong Liên hoan các Doanh nghiệp Du lịch Việt Nam
(The Guide Awards) lần thứ 20

Ngành du lịch đã được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn với sự nhận thức sâu sắc và quyết tâm cao từ Bộ Chính trị, Chính phủ tới các cấp bộ, ngành và địa phương. Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị đã được ban hành từ đầu năm 2017, Luật Du lịch đã được sửa đổi và có hiệu lực, cùng với đó là hàng loạt văn bản dưới luật và các kế hoạch hành động của Bộ Văn hóa - Thể thao & Du lịch, Tổng cục Du lịch Việt Nam cũng như các địa phương trên toàn quốc. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cũng đang được ngành du lịch trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Điều này, một lần nữa, khẳng định rõ chủ trương, định hướng phát triển du lịch có chiến lược lâu dài và bền vững trong các trụ cột quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, ông Khánh cho biết thêm.

Có thể nhận thấy, du lịch Việt Nam đã và đang chuyển mình mạnh mẽ, bước những bước tiến dài cùng với các ngành kinh tế khác, hội nhập sâu rộng vào chuỗi giá trị toàn cầu. Trở thành một quốc gia du lịch, một điểm đến hấp dẫn nhất thế giới, là sự nỗ lực không ngừng của chính phủ, các bộ ngành, địa phương và đặc biệt của cộng đồng doanh nghiệp.

Sự lớn mạnh của ngành du lịch Việt Nam đã thúc đẩy dòng vốn đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng, sản phẩm, dịch vụ, đặc biệt, thị trường bất động sản, tốc độ tăng trưởng lượng khách du lịch quốc tế và nội địa thời gian qua đã tạo ra làn sóng đầu tư vào khách sạn, khu nghỉ dưỡng, biệt thự nghỉ dưỡng, căn hộ khách sạn, nhà phố thương mại du lịch.

Diễn đàn Kinh tế Thế giới vừa công bố bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh lữ hành và du lịch năm 2019, theo đó, Việt Nam được thăng hạng từ 67 lên vị trí thứ 63 trên tổng số 140 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong số 14 chỉ tiêu đánh giá, chỉ số tăng cao nhất là về chính sách visa với mức tăng 63 bậc, từ vị trí 116 lên vị trí 53, chỉ số cạnh tranh về giá từ vị trí 35 lên vị trí 22, cơ sở hạ tầng hàng không tăng 11 bậc, từ vị trí 61 lên vị trí 50…

Tuy nhiên, áp lực về tăng trưởng cũng luôn song hành với áp lực đảm bảo tính phát triển bền vững. Du lịch là lĩnh vực đặc biệt nhạy cảm với những yếu tố về phát triển con người, văn hóa, môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Do đó, bên cạnh các phân tích về tháo gỡ rào cản tạo thuận lợi cho du lịch Việt Nam, các chuyên gia cũng đặc biệt nhấn mạnh đến yếu tố phát triển bền vững. Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị đã xác định và đặt rõ mục tiêu phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2030. Do đó, để đạt được mục tiêu này, đòi hỏi các cấp bộ ngành, địa phương và doanh nghiệp cần nỗ lực nhiều hơn nữa trên cơ sở đồng thuận và cộng hưởng sức mạnh.

Đặc biệt, năm 2019, ngành du lịch Việt Nam đã ghi nhận sự đóng góp ấn tượng của các nhà đầu tư chiến lược, từ cơ sở hạ tầng, các điểm đến xứng tầm quốc tế, đến những sản phẩm du lịch độc đáo.

Sân bay quốc tế Vân Đồn, Cảng tàu khách du lịch quốc tế Hạ Long và đường cao tốc nối thành phố Hạ Long với sân bay Vân Đồn, ba công trình này đều do một tập đoàn tư nhân đầu tư ở tỉnh Quảng Ninh, được đưa vào hoạt động vào những ngày cuối cùng của năm ngoái và đầu năm nay. 3 dự án với tổng vốn đầu tư hơn 20 nghìn tỷ đồng hoàn thành sau 2 năm rưỡi. Đây được coi là một hình mẫu về bứt phá trong huy động nguồn lực từ xã hội để xây dựng cơ sở hạ tầng, đóng góp quan trọng vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nói chung và ngành du lịch nói riêng.

Ít nhất 6/23 sân bay của cả nước đã có bàn tay tư nhân tham gia. Cũng trong năm qua 66 đường bay đã được các hãng hàng không tư nhân khai thác, góp phần thu hút thêm hàng triệu du khách từ Nhật Bản, Hồng Kông, Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan đến Việt Nam. Đặc biệt phải kế đến sự góp mặt của cái tên tư nhân nữa vào bản đồ hàng không Việt Nam – Bamboo Airway.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh 3 yếu tố được xem là 3 chân kiềng cần được kiến tạo vững vàng và củng cố để phát triển du lịch Việt Nam, đó là: Con người - Cơ sở hạ tầng - Chiến lược.

Duy Khánh

Tin đọc nhiều