SME khó tiếp cận vốn dù chính sách tín dụng cởi mở
Theo “Báo cáo SME Việt Nam năm 2023”, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo số lượng SME tại Việt Nam sẽ đạt khoảng 2,4 triệu doanh nghiệp vào năm 2030, chiếm hơn 98% tổng số doanh nghiệp của Việt Nam.
Mặc dù được đánh giá là trụ cột của nền kinh tế khi đóng góp tới hơn 40% GDP, nhưng SME phải đối mặt với bài toán khó về nguồn vốn. Thiếu vốn và khó tiếp cận nguồn vốn ưu đãi để phát triển kinh doanh hiện đang là một trong những thách thức lớn nhất của SME trước bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động.
Báo cáo “Tình hình hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2023” của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng chỉ ra rằng: có đến 65% SME cho biết họ đang thiếu hụt vốn để hoạt động kinh doanh, 52% SME đã phải cắt giảm sản xuất hoặc kinh doanh do thiếu vốn và 48% SME phải sa thải nhân công do thiếu vốn.
SME đối mặt với bài toán khó về nguồn vốn trong bối cảnh kinh tế nhiều biến động (hình minh họa) |
Mặc dù chính sách vay vốn đã cởi mở hơn trong thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn khi tiếp cận vốn tín dụng. Nguyên nhân chính là các SME thường không đáp ứng đủ yêu cầu cấp tín dụng của ngân hàng, điển hình như: tài sản bảo đảm không đủ điều kiện; thông tin tài chính không rõ ràng, đầy đủ.
Thêm vào đó, các SME chưa dành nhiều thời gian để xây dựng và duy trì quan hệ tín dụng lâu dài với các ngân hàng và tổ chức tài chính. Điều này cũng chính là một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến việc SME khó nhận được nhiều ưu đãi về lãi suất và chính sách dịch vụ từ các ngân hàng và tổ chức tín dụng, buộc các doanh nghiệp phải tìm đến các nguồn tín dụng phi chính thức.
Trước tình trạng đó, ngày 30/5 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành văn bản yêu cầu các ngân hàng thực hiện quyết liệt các giải pháp tiết giảm chi phí, đơn giản hóa thủ tục cho vay, và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số vào quy trình vay.
Những biện pháp này nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân phát triển sản xuất kinh doanh, tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng. Đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh việc duy trì mặt bằng lãi suất huy động ổn định, hợp lý, phù hợp với khả năng cân đối vốn, mở rộng tín dụng lành mạnh và năng lực quản lý rủi ro, ổn định thị trường tiền tệ và mặt bằng lãi suất thị trường là ưu tiên quan trọng của các ngân hàng trong thời gian tới.
Được biết trước đó, nhiều doanh nghiệp vẫn phải vay vốn với mức lãi suất từ 8-10% hoặc gặp khó khăn khi tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi tại các ngân hàng.
E-Fast - gói tín dụng 5.000 tỷ đồng, lãi suất cố định 5,25%/năm
Đồng hành cùng SME, Eximbank là một trong những ngân hàng tiên phong chính thức triển khai giải pháp vay vốn E-Fast. Đây là giải pháp vay tối ưu và được thiết kế chuyên biệt cho khách hàng SME có nhu cầu vay vốn ngắn hạn để sản xuất, kinh doanh với lãi suất ưu đãi và quy trình đơn giản hóa.
Đầu tư gói tín dụng lên đến 5.000 tỷ đồng, E-Fast của Eximbank giúp các SME nhanh chóng giải quyết “bài toán khó” về vốn vay trong điều kiện tham gia như: hạn mức cấp tín dụng nhanh lên tới 15 tỷ đồng/khách hàng, phê duyệt trong vòng 4 giờ, lãi suất hấp dẫn 5,25%/năm và cố định trong suốt thời gian ưu đãi.
E-Fast được đánh giá là giải pháp phù hợp cho những doanh nghiệp đang thiếu hụt nguồn vốn và có nhu cầu cấp thiết trong việc vay vốn ngắn hạn để giải quyết những khó khăn nội tại và tạo đà tăng tốc phát triển kinh doanh giữa bối cảnh diễn biến phức tạp của thị trường.
Bên cạnh đó, E-Fast còn mang lại “lợi kép” khi danh mục hồ sơ và thủ tục vay vốn, giải ngân đơn giản; đồng thời chủ doanh nghiệp được tặng ngay combo ưu đãi tài khoản số đẹp và miễn phí 100% các giao dịch online khi tham gia mở tài khoản tại Eximbank.
E-Fast là “cú huých” để SME tháo gỡ khó khăn và tăng tốc kinh doanh |
Thấu hiểu những khó khăn của doanh nghiệp, giải pháp vay vốn E-Fast chính là lời cam kết mạnh mẽ của Eximbank trong hành trình 35 năm đồng hành cùng các SME, không chỉ giải quyết những khó khăn trước mắt mà còn tạo cơ hội để doanh nghiệp tự tin hoạch định chiến lược phát triển và bứt phá kinh doanh trong thời gian tới.
Sự ra mắt của E-Fast đánh dấu bước tiến chiến lược của Eximbank, khẳng định vai trò tiên phong trong việc hỗ trợ SME tiếp cận vốn vay ngân hàng dễ dàng hơn, từ đó góp phần tạo động lực thúc đẩy sự phát triển chung của nền kinh tế.
A.K