Lỗi 'chấm đen chết chóc' đang làm tê liệt iPhone, iPad | |
iPhone 2019 sẽ có camera sau 3 ống kính giống Huawei? | |
iPhone X Plus và iPhone giá rẻ lộ mô hình 3D |
Với một công ty chuyên làm giàu nhờ phần cứng, con số này cho thấy Apple đang rất nghiêm túc trong mảng kinh doanh dịch vụ của mình.
Trong một báo cáo thu nhập quý Hai của họ, Apple cho biết rằng Apple Music, App Store và iCloud đều đạt doanh thu cao kỉ lục. Mảng lưu trữ đám mây iCloud tăng 50% so với năm ngoái, hay dịch vụ bảo hành AppleCare có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong 5 quý trở lại đây. Theo FastCompany, doanh thu đến từ các dịch vụ của họ trong năm 2020 sẽ tăng gấp đôi so với năm 2016, và Tim Cook khẳng định công ty đang đi đúng hướng.
Chính Apple cũng nhận thức được, sự thành công của iPhone sẽ không kéo dài mãi mãi, và họ cần một mảng kinh doanh khác để duy trì. Thị trường smartphone ngày càng chật chội, và người dùng ngày càng "lười" mua máy mới hơn.
Kiếm tiền từ việc bán các nội dung số và dịch vụ là điều hiển nhiên với Apple, bởi họ đã có sẵn một ưu thế rất lớn là hàng tỷ thiết bị đang được sử dụng trên toàn thế giới. iPhone (và các thiết bị iDevices khác), đang dần trở thành những "vending machine", hay máy bán hàng tự động, nhưng thay vì bán nước ngọt và đồ ăn nhẹ thì Apple cung cấp các dịch vụ số như Apple Music, Apple Pay, Siri, iCloud và nhiều dịch vụ khác.
Với lượng người dùng đông đảo, trung thành cùng sự đa dạng về kiểu dịch vụ, tiềm năng để Apple trở thành "bá chủ" của thị trường là rất lớn. Thậm chí, không ít ý kiến cho rằng, một ngày nào đó, chính mảng kinh doanh dịch vụ mới là nguồn thu chính của công ty, thay vì phần cứng như hiện nay.
Nội dung và dịch vụ của Apple được đưa đến người dùng từ các trung tâm dữ liệu khổng lổ. Apple hiện đang đặt các trung tâm dữ liệu tại Maiden, Bắc Carolina; Reno, Nevada; Mesa, Arizona; Newark, California và Prineville, Oregon. "Nhà Táo" cũng dự định sẽ đặt trung tâm dữ liệu tại những nơi khác như Waukee, Iowa cùng với một tại Ireland, hai tại Đan Mạch và hai tại Trung Quốc. Thực tế chúng ta thấy rằng không gian tại các trung tâm của Apple đang phát triển nhanh hơn rất nhiều so với không gian sản xuất các chiếc iPhone và những thiết bị Apple khác.
Những dịch vụ mới đến từ Apple
Apple đã từng do dự khi sử dụng mô hình đăng ký âm nhạc trước khi chính thức tung ra Apple Music, và giờ đây, Apple Music đã có hơn 40 triệu người dùng trả phí. Điều này mở ra rất nhiều lĩnh vực khác mà hãng có thể áp dụng hình thức kinh doanh này. Apple có thể cung cấp nội dung mới dựa trên dịch vụ TV mà họ đã từng mua lại. Họ có thể cung cấp một dịch vụ thu thập và sắp xếp lại toàn bộ dữ liệu y tế của bạn. Apple cũng có thể chuyển nó thành một thứ khác như Amazon Prime, một chuỗi dịch vụ tiện dụng giúp cuộc sống dễ dàng hơn. Hoặc cũng có thể, Apple tăng cường bảo mật bằng cách cung cấp một số loại bảo mật dữ liệu cá nhân cho mọi dữ liệu, không chỉ từ những thiết bị hay dịch vụ mà Apple thu thập.
Và bạn cũng đừng quên Apple Watch. Số lượng bán ra của thiết bị này đang tăng trưởng rất mạnh (khoảng 40 triệu chiếc tính đến thời điểm hiện tại), thế nên, đây là cơ hội tốt để họ đưa những dịch vụ số lên thiết bị đeo thông minh. Apple Pay là một ví dụ rất tuyệt vời. Trong một bài phân tích hồi tuần trước, Tim Cook chỉ ra rằng sử dụng Apple Watch để thanh toán không dây cho các phương tiện di chuyển công cộng sẽ trở nên cực kì phổ biến tại Nhật Bản.
Một trường hợp cũng hứa hẹn nữa dành cho Watch chính là hệ thống "chăm sóc sức khỏe". Dữ liệu chăm sóc sức khỏe của một người chỉ thuộc riêng họ, và Apple sẽ giúp người dùng kiểm soát dữ liệu đó nhiều hơn thay vì tất cả các máy chủ của nhà cung cấp dịch vụ y tế. Đó chính là ý tưởng đằng sau Apple Health Records, một phiên bản mở rộng của ứng dụng Health có trên iOS, cho phép bệnh nhân theo dõi hàng loạt dữ liệu trrong hồ sơ sức khỏe điện tử (EHR), bao gồm những thứ như dị ứng, thuốc men và kết quả xét nghiệm.
Hoặc lý tưởng hơn, tất cả dữ liệu quan trọng này sẽ được gói gọn cùng với thông tin tài chính khác và sẽ được truyển qua thiết bị đọc tại phòng khám hay bệnh viện. Nói cách khác, bệnh nhân có thể xác nhận danh tích của họ, xác thực các dữ liệu sức khỏe đã được ghi lại, thanh toán và thậm chí có thể ký chữ ký số vào các biểu mẫu và phát hành trong một lần duy nhất. Chiếc đồng hồ Watch này có thể được sử dụng để phân phối thông tin tiếp theo hoặc đưa thông tin và hướng dẫn sau khi khám đến cho bệnh nhân kịp thời.
Tại nhiều bệnh viện và phòng khám, quá trình trao đổi tất cả các loại dữ liệu lâm sàng và tài chính với bệnh nhận là quá dư thừa, không hiệu quả và dễ bị lỗi. Apple có thể sẽ là "vị cứu tinh" trong việc cải thiện quá trình này cho cả người dùng cần chăm sóc sức khỏe và các nhà cũng cấp. Và điều này cho thấy vai trò tiềm năng của Watch trong việc sử dụng những cảm biến có trong nó để thu thập dữ liệu lâm sàng từ cơ thể người.
Về lâu dài, mảng kinh doanh dịch cụ của Apple có thể sẽ trở thành một phần quan trọng trong đế chế của Tim Cook. Trước đó, Steve Jobs đã coi iPhone là chìa khóa để giúp công ty trở thành người đứng đầu, và hiện tại, kinh doanh dịch vụ trên những chiếc iPhone đó chính là cách để họ tiếp tục củng cố vị trí ấy.
VNReview