Không minh bạch đừng mong tiếp cận vốn

12:52 | 30/05/2012

"Vừa qua, không ít DN đã làm báo cáo tài chính, báo cáo thuế không trung thực nhằm trốn tránh cơ quan thuế cũng như để đóng các khoản thuế ít đi, mặc dù thực tế kinh doanh có lãi. Tuy nhiên, nếu đem những hồ sơ này đi vay vốn chắc chắn sẽ không đạt yêu cầu và khả năng bị loại ngay từ khâu xét duyệt là rất lớn.", ông Lâm Triều Phó Tổng GĐ HFic cho phóng viên TBNH biết.

Theo ông Lâm Triều - Phó tổng giám đốc Công ty Đầu tư Tài chính nhà nước TP. Hồ Chí Minh (HFiC), để tiếp cận nguồn vốn kích cầu đầu tư của thành phố một cách thuận lợi đòi hỏi bản thân các DN phải hoạt động kinh doanh có hiệu quả, đặc biệt báo cáo thuế, báo cáo tài chính phải minh bạch, rõ ràng. Bởi, để xét duyệt cấp vốn bao giờ các cơ quan chức năng, ngân hàng, tổ chức tài chính cũng xét duyệt theo “án tại hồ sơ”.

Tính đến thời điểm hiện tại, HFiC đã tài trợ được bao nhiêu dự án theo chương trình kích cầu đầu tư của thành phố, thưa ông?

Một trong những lĩnh vực hoạt động của HFiC là đầu tư, tiếp nhận, cho vay vốn ủy thác, tài trợ tín dụng, quản lý vốn Nhà nước… Đến nay, HFiC đã tài trợ trên 170 dự án tham gia chương trình kích cầu, chủ yếu ở các lĩnh vực y tế, giáo dục, nhà lưu trú công nhân, xử lý nước thải, đổi mới thiết bị máy móc công nghệ… với tổng hạn mức cam kết gần 3.000 tỷ đồng.


Ảnh: MH

Một trong những lĩnh vực hoạt động của HFiC là đầu tư, tiếp nhận, cho vay vốn ủy thác, tài trợ tín dụng, quản lý vốn Nhà nước… Đến nay, HFiC đã tài trợ trên 170 dự án tham gia chương trình kích cầu, chủ yếu ở các lĩnh vực y tế, giáo dục, nhà lưu trú công nhân, xử lý nước thải, đổi mới thiết bị máy móc công nghệ… với tổng hạn mức cam kết gần 3.000 tỷ đồng.
Ông có thể nói cụ thể hơn về những dự án này?
Các dự án tiêu biểu đầu tư tại thành phố có thể kể đến như Dự án đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị kỹ thuật cao tại Bệnh viện Ung bướu, Bệnh viện Nhân dân 115… Các dự án đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị các trường học từ mầm non đến

Ông Lâm Triều

Ông có thể nói cụ thể hơn về những dự án này?

Các dự án tiêu biểu đầu tư tại thành phố có thể kể đến như Dự án đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị kỹ thuật cao tại Bệnh viện Ung bướu, Bệnh viện Nhân dân 115… Các dự án đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị các trường học từ mầm non đến đại học, đặc biệt là các trường đào tạo nghề.

Ngoài ra, các dự án đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải tại KCN Lê Minh Xuân, KCN Tân Tạo, KCN Tây Bắc Củ Chi. Một số dự án xây nhà lưu trú công nhân ở KCN Hiệp Phước, KCX Linh Trung sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi khá hiệu quả. Bên cạnh đó, một số dự án khác đầu tư vào lĩnh vực điện, công nghệ cao như đầu tư nhà máy sản xuất cáp ngầm trung và hạ thế của CTCP Dây cáp điện Việt Nam, đầu tư nhà máy sản xuất pin năng lượng mặt trời của CTCP Viet Vmicro.

Đa phần các DN đều cho rằng khó khăn chính khi tiếp cận vốn ưu đãi là do thủ tục phức tạp, xoay vòng. Ông có thể cho biết quy trình cụ thể để tiếp cận vốn kích cầu hiệu quả?

Thực ra, các DN cần tìm hiểu kỹ quy trình, thủ tục nhằm đỡ tốn thời gian công sức. Trước tiên DN, chủ đầu tư cần xem xét kỹ xem DN, dự án mình có ý định đầu tư có trong diện được hỗ trợ hay không, sau đó mới tiến hành lập hồ sơ, thông báo cho vay của HFiC hoặc TCTD (thẩm định tính khả thi dự án, năng lực chủ đầu tư), lập văn bản đề nghị tham gia chương trình kích cầu gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư. Sau khi Sở Kế hoạch và Đầu tư thống nhất ý kiến với các Sở ngành khác (Sở Công Thương, Sở Tài chính, Kho bạc) trình UBND thành phố phê duyệt danh sách, ban hành quyết định để HFiC hoặc TCTD giải ngân cho DN.

Nhiều DN cho biết, cũng làm đúng quy trình song hồ sơ vẫn không được duyệt, theo ông lý do tại sao?

Vấn đề đôi khi nằm chính ở bản thân các DN. Nếu không tự chuẩn hóa, nâng cao năng lực, minh bạch hóa thông tin, hoạt động quản trị kinh doanh thì DN khó có thể tiếp cận bất cứ nguồn vốn nào chứ chưa nói gì đến nguồn vốn ưu đãi từ ngân sách nhà nước. Trong thời gian khó khăn kinh tế vừa qua, không ít DN đã làm báo cáo tài chính, báo cáo thuế không trung thực nhằm trốn tránh cơ quan thuế cũng như để đóng các khoản thuế ít đi, mặc dù thực tế kinh doanh có lãi. Tuy nhiên, nếu đem những hồ sơ này đi vay vốn chắc chắn sẽ không đạt yêu cầu và khả năng bị loại ngay từ khâu xét duyệt là rất lớn.

Ngoài vốn kích cầu đầu tư của thành phố, DN còn có cơ hội tiếp cận những nguồn vốn hỗ trợ nào khác thông qua HFiC không, thưa ông?

Nguồn vốn hỗ trợ mà DN có thể tiếp cận từ nguồn vốn của World Bank (WB) trị giá 50 triệu USD dành cho các lĩnh vực cơ sở hạ tầng y tế, giáo dục, cung cấp, phân phối xử lý nước, cơ sở hạ tầng vận tải năng lượng… Nguồn vốn AFD (50 triệu Euro) cho vay đầu tư xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp, tái định cư, dự án về năng lượng, giảm ô nhiễm nhà máy xí nghiệp, nâng cấp trường học, bệnh viện… với thời hạn tín dụng lên đến 12 năm. Ngoài ra còn nguồn vốn từ Quỹ xoay vòng, mỗi dự án được vay 70% tổng vốn đầu tư từ nguồn ADB (tương đương 500 nghìn USD) và 15% tổng vốn đầu tư từ HiFu (tương đương 107 nghìn USD), lãi suất 4%/năm. Hay, Quỹ giảm thiểu ô nhiễm môi trường khi các DN cần xử lý ô nhiễm, chuyển sang sản xuất xanh sạch hơn. Quỹ sẽ xét duyệt cho vay với lãi suất 0%/năm…

Xin cảm ơn ông!

Nhật Minh

thoibaonganhang.vn

Tin đọc nhiều