Kích cầu thông qua đầu tư

12:48 | 30/05/2012

Nhiều doanh nghiệp (DN) cho rằng, mặc dù nguồn vốn ưu đãi kích cầu đầu tư của Thành phố Hồ Chí Minh khá hấp dẫn song việc tiếp cận còn gặp nhiều khó khăn, trở ngại. Nguyên nhân không chỉ từ khâu thủ tục hành chính, giấy tờ mà ngay những quy định có liên quan đến nguồn vốn này còn nhiều điểm chưa rõ ràng, cụ thể.

Theo Quyết định số 33/2011/QĐ-UBND của UBND TP. Hồ Chí Minh về việc thực hiện các dự án đầu tư thuộc Chương trình kích cầu của Thành phố, các dự án phù hợp với chủ trương đầu tư, quy hoạch sẽ được hỗ trợ từ 50% đến 100% lãi suất vay, thời gian không quá 7 năm với số tiền tối đa lên đến 100 tỷ đồng/dự án.

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp (DN) cho rằng, mặc dù nguồn vốn ưu đãi kích cầu đầu tư khá hấp dẫn song việc tiếp cận còn gặp nhiều khó khăn, trở ngại. Nguyên nhân không chỉ từ khâu thủ tục hành chính, giấy tờ mà ngay những quy định có liên quan đến nguồn vốn này còn nhiều điểm chưa rõ ràng, cụ thể.


DNNVV khó tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi (Ảnh: MH)

Phù hợp chủ trương…
Theo chủ trương của thành phố, các DN thuộc các lĩnh vực như đầu tư xây dựng mới, cải tạo đầu tư mua sắm trang thiết bị, kỹ thuật cao chuyên sâu, ứng dụng công nghệ sinh học, sản xuất sản phẩm điện tử, thiết bị tự động hóa, xây dựng nhà ở cho công nhân, hệ thống xử lý nước thải… tùy vào từng dự án sẽ có mức hỗ trợ vốn khác nhau. Mục đích của Chương trình nhằm giúp DN tiếp cận được nguồn vốn của các TCTD, giảm bớt chi phí vay vốn, góp phần giảm giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ trên thị trường. Đồng thời, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ông Trang Trung Sơn - đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh cho biết, chương trình kích cầu thông qua đầu tư được triển khai duy nhất tại TP. Hồ Chí Minh liên tục nhiều năm liền. Trong điều kiện khó khăn về vốn và sức cầu hiện nay, chương trình đã tạo điều kiện không nhỏ giúp các DN tiết kiệm tối đa chi phí vốn, hạ giá thành, đổi mới công nghệ để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Bởi trung bình, mỗi dự án được hỗ trợ vốn vay thông qua kích cầu đầu tư, chỉ phải bỏ ra khoản chi phí vốn rất nhỏ (chiếm khoảng 3-5%).
Ngoài ra, để mở rộng thị trường cho DN, không chỉ các dự án thực hiện đầu tư tại TP. Hồ Chí Minh mới được tiếp cận nguồn vốn. Các dự án xây dựng kho ngoại quan, chợ đầu mối, trung tâm thương mại, siêu thị, khu kinh tế cửa khẩu tại khu vực biên giới Lào, Campuchia cũng sẽ được hỗ trợ 50% lãi vay. Đặc biệt, đối với các dự án đầu tư vào lĩnh vực y tế, giáo dục, dự án trồng rừng nhằm cải thiện môi trường sinh thái… sẽ được ngân sách thành phố hỗ trợ toàn bộ lãi vay. Để thuận tiện và chủ động trong nguồn vốn và hoạt động đầu tư, triển khai tại các DN, lãi suất vay vốn phục vụ đầu tư dự án sẽ được chuyển từ nguồn ngân sách thành phố qua kho bạc, từ đó kho bạc chuyển qua các ngân hàng. Hoặc nguồn vốn này cũng có thể chuyển trực tiếp vào tài khoản của các DN để DN chủ động trả lãi vay cho ngân hàng theo hợp đồng vay vốn.

Phù hợp chủ trương…

Theo chủ trương của thành phố, các DN thuộc các lĩnh vực như đầu tư xây dựng mới, cải tạo đầu tư mua sắm trang thiết bị, kỹ thuật cao chuyên sâu, ứng dụng công nghệ sinh học, sản xuất sản phẩm điện tử, thiết bị tự động hóa, xây dựng nhà ở cho công nhân, hệ thống xử lý nước thải… tùy vào từng dự án sẽ có mức hỗ trợ vốn khác nhau.

Mục đích của Chương trình nhằm giúp DN tiếp cận được nguồn vốn của các TCTD, giảm bớt chi phí vay vốn, góp phần giảm giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ trên thị trường. Đồng thời, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ông Trang Trung Sơn - đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh cho biết, chương trình kích cầu thông qua đầu tư được triển khai duy nhất tại TP. Hồ Chí Minh liên tục nhiều năm liền.

Trong điều kiện khó khăn về vốn và sức cầu hiện nay, chương trình đã tạo điều kiện không nhỏ giúp các DN tiết kiệm tối đa chi phí vốn, hạ giá thành, đổi mới công nghệ để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Bởi trung bình, mỗi dự án được hỗ trợ vốn vay thông qua kích cầu đầu tư, chỉ phải bỏ ra khoản chi phí vốn rất nhỏ (chiếm khoảng 3-5%).

Ngoài ra, để mở rộng thị trường cho DN, không chỉ các dự án thực hiện đầu tư tại TP. Hồ Chí Minh mới được tiếp cận nguồn vốn. Các dự án xây dựng kho ngoại quan, chợ đầu mối, trung tâm thương mại, siêu thị, khu kinh tế cửa khẩu tại khu vực biên giới Lào, Campuchia cũng sẽ được hỗ trợ 50% lãi vay. Đặc biệt, đối với các dự án đầu tư vào lĩnh vực y tế, giáo dục, dự án trồng rừng nhằm cải thiện môi trường sinh thái… sẽ được ngân sách thành phố hỗ trợ toàn bộ lãi vay.

Để thuận tiện và chủ động trong nguồn vốn và hoạt động đầu tư, triển khai tại các DN, lãi suất vay vốn phục vụ đầu tư dự án sẽ được chuyển từ nguồn ngân sách thành phố qua kho bạc, từ đó kho bạc chuyển qua các ngân hàng. Hoặc nguồn vốn này cũng có thể chuyển trực tiếp vào tài khoản của các DN để DN chủ động trả lãi vay cho ngân hàng theo hợp đồng vay vốn.

Để gần hơn với thực tiễn

Ông Phạm Ngọc Hưng - Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội DN TP. Hồ Chí Minh cho biết, mặc dù chương trình kích cầu thông qua đầu tư đã được thành phố triển khai khá lâu (chính thức ra đời từ năm 2000), cũng như Quyết định 33 đang được triển khai gần 1 năm cũng là sự tiếp nối của chương trình kích cầu theo Quyết định số 20/2009/QĐ-UBND, nhưng đến nay vẫn còn không ít DN chưa biết đến chương trình này, chứ chưa nói đến việc tiếp cận nguồn vốn.

Ngoài ra, tổng nguồn vốn vay của các dự án được ngân sách hỗ trợ lãi vay là không quá 8.000 tỷ đồng bao gồm số vốn vay theo Quyết định 20/2009/QĐ-UBND. Song nguồn vốn này cũng đã được duyệt chi trong suốt quá trình triển khai Quyết định 20 nên đến thời điểm hiện tại nguồn vốn hỗ trợ lãi suất cho DN còn lại không quá … 100 tỷ đồng. Đồng nghĩa với việc số dự án được hỗ trợ là không nhiều. Vì vậy, để được hưởng nguồn vốn ưu đãi này, các DN cần phải nhanh chóng vào cuộc đua nước rút.

Song vấn đề mà nhiều DN sản xuất kinh doanh tỏ ra băn khoăn nhất chính là nhiều điểm, vấn đề quy định trong Quyết định 33 còn chưa rõ ràng.

Thậm chí theo một số DN, có ngành nghề lĩnh vực đáng được thụ hưởng 100% lãi suất hỗ trợ và cần khuyến khích đầu tư thì chỉ được hưởng 50% lãi suất. Ngược lại, có những ngành nghề chưa thực sự khó khăn lại được hưởng 100%.

Đại diện DN tại TP. Hồ Chí Minh cho rằng, tại điều 3, chương II quy định về đối tượng, mức hỗ trợ lãi suất có nhiều điểm cần được thay đổi, chỉnh sửa. Cụ thể, những dự án đầu tư mới vào lĩnh vực vật liệu mới có chất lượng cao cần làm rõ thế nào là “vật liệu mới chất lượng cao”. Hay dự án thuộc lĩnh vực sản xuất các sản phẩm cơ khí chính xác thì chỉ được hỗ trợ 50% lãi suất, trong khi một số ngành cơ khí chung chung lại được hỗ trợ 100% lãi suất đi vay.

Theo ý kiến một DN tại Quận 9, cơ khí chính xác đòi hỏi công nghệ cao, vốn lớn và có thể coi đây là “mẹ đẻ” của nhiều chuyên ngành cơ khí khác nhau. Vì vậy, lĩnh vực cơ khí khuôn mẫu, chính xác cần được hưởng mức hỗ trợ tối đa để khuyến khích đầu tư chứ không phải chỉ 50%. Bên cạnh đó, theo một số DN, nên mở rộng thêm thị trường sang các nước trong khu vực ASEAN như Myanmar… để tận dụng lợi thế thương mại tự do (FTA). Đồng thời, nên sắp xếp thứ tự ưu tiên từng đối tượng để mỗi đồng vốn ngân sách bỏ ra phát huy được lợi ích và thực sự đem lại hiệu quả cho DN cũng như nền kinh tế đất nước.


Ông Trần Việt Anh-Phó
Chủ Tịch DN Thủ Đức

Ngành cơ khí điện là ngành cần được khuyến khích đầu tư phát triển của thành phố vì vậy nên ưu tiên hỗ trợ 100% lãi suất chứ không phải chỉ 50%. Bởi, thông thường các dự án này đòi hỏi công sức, số vốn lớn và hiến nay không nhiều DN đầu tư vào lĩnh vực này.

Thực tế, mặc dù được hưởng lãi suất ưu đãi tuy nhiên các DN cũng vẫn phải “liệu cơm gắp mắm” bởi không vì có vốn ưu đãi mà bỏ qua yếu tố nhu cầu thì trường, năng lực thực tế của DN… Đối với các DN đã được xét duyệt và hưởng vốn ưu đãi từ Quyết định 20 thì đến Quyết định 33 có phải xem xét lại không, nhằm tránh việc lập hồ sơ, thẩm định lại từ đầu? Thiết nghĩ, các DN càng có điều kiện tiếp cận vốn kích cầu và sử dụng nguồn vốn này một cách hiệu quả thì chương trình càng thành công. Vì vậy, các sở ban ngành thành phố nên tạo điều kiện thuận lợi nhất để DN có cơ hội tiếp cận, vực dậy, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thanh Tuyết

thoibaonganhang.vn

Tin đọc nhiều