Liệu có nên “trông giỏ bỏ thóc”

11:29 | 23/05/2012

Trong khi các DNNVV vẫn khó tiếp cận vốn NH bởi những thủ tục còn nhiều bất cập. Còn đại diện của các NH cho rằng, đa phần doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) hiện nay quản lý dòng tiền kém, khiến họ ngại cho vay vì sợ dự án kinh doanh thiếu khả thi.

Ngân hàng lo ngại

Bà Đoàn Thu Hương - Giám đốc Công ty TNHH Nhà và Nội thất Hương Phạm đã chạy vạy suốt mấy tháng nay để thu xếp khoảng 2 tỷ đồng tiền vốn đầu tư nâng cấp một khu nhà cũ nhằm mục đích cho thuê. Thời gian đầu, bà Hương tìm đến 3 ngân hàng (NH) nhưng đều nhận được lời từ chối vì cho rằng đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp (DN) này là môi giới nhà ở và trang trí nội thất, nên nếu đầu tư vào xây nhà cho thuê sẽ là rất rủi ro. Chưa kể khi đó còn là thời điểm thị trường bất động sản đóng băng, nên các khoản vay đầu tư vào lĩnh vực này đều khiến NH ái ngại.

“Tuy thị trường bất động sản khi đó ảm đạm, nhưng chúng tôi đánh giá nhà ở cho thuê giá bình dân vẫn là phân khúc hấp dẫn, nên quyết định mở sang hướng này để tài sản không bị nằm chết một chỗ. Nhưng NH buộc chúng tôi phải chứng minh tính khả thi của dự án thì quả thực là quá khó khăn”, bà Hương phân trần.

Cuối cùng, sau nhiều tháng gõ cửa từng NH, DN cũng nhận được sự chấp thuận của một NHTM nhỏ. Tuy nhiên, khi NH này định giá tài sản thế chấp quá thấp và đánh tiếng là khó có thể cho DN vay theo định mức đã đề xuất.

Đại diện của các NH cho rằng, đa phần doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) hiện nay quản lý dòng tiền kém, khiến họ ngại cho vay vì sợ dự án kinh doanh thiếu khả thi. Tuy nhiên, nhiều ý kiến đánh giá NH làm việc máy móc và thiếu năng lực thẩm định dự án kinh doanh của DN.

Giám đốc một công ty chuyên chế biến, sản xuất và x uất khẩu thực phẩm chia sẻ: "Nhiều NH hiện nay đã chưa thẩm định được giá trị sản phẩm với xu hướng của thị trường để xem xét cho DN vay vốn. Mặt khác thời gian thu hồi vốn đầu tư quá dài nên đã khiến NH ái ngại.

... DN tự nỗ lực

Ông Tô Hoài Nam, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội DN NVV Việt Nam bày tỏ, đành rằng NH cũng là một DN, nhưng như nhiều DN khác, khi đã kinh doanh thì phải chấp nhận mạo hiểm. Vì vậy, NH cũng nên xác định điều đó nếu muốn hưởng lợi từ việc cho các DN vay vốn để sản xuất, kinh doanh.

Ông Tô Hoài Nam, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội DNNVV Việt Nam bày tỏ, đành rằng NH cũng là một DN, nhưng như nhiều DN khác, khi đã kinh doanh thì phải chấp nhận mạo hiểm. Vì vậy, NH cũng nên xác định điều đó nếu muốn hưởng lợi từ việc cho các DN vay vốn để sản xuất, kinh doanh.

Bên cạnh đó, dù các NH hiện nay đều lo ngại về tính chất “nhỏ và vừa” của DN và cho rằng điều này làm phát sinh nhiều rủi ro về quản trị, quản lý dòng tiền… khiến NH ngại cho vay. Nhưng trong thực tế thì, DN thuộc nhóm này lại chứng tỏ sức sống dẻo dai và linh hoạt khi đang âm thầm “vượt bão” bằng chính nội lực của mình, dù con số này không nhiều.

Ông Nguyễn Văn Đô - Giám đốc Công ty may xuất khẩu DHA chia sẻ, thời kì khởi nghiệp, ông có tìm đến một số NH để xin vay vốn. Song với vị thế là “lính mới” trên thị trường, lại không có tài sản đảm bảo giá trị, NH đã vin vào cớ đó để đưa ra nhiều lý do nhằm có thêm % ngoài hợp đồng vay vốn. Vị chủ DN này vì thế đã quyết định bỏ cửa NH và huy động vốn từ người thân.

“Hiện nay, nhờ làm ăn uy tín chúng tôi đã được chính các bạn hàng là đối tác nước ngoài cho vay mà không tính lãi suất. Tôi chưa nghĩ tới việc tìm vốn NH trong thời điểm này vì thấy quá nhiều tiêu cực, hơn nữa bây giờ DN cũng có nguồn vốn khá ổn định rồi”, ông Đô cho biết.

Trong khi đó, lãnh đạo một DN nhỏ chuyên kinh doanh linh kiện điện tử, máy tính sau nhiều lần gõ cửa NH không thành đã chuyển sang huy động vốn của nhân viên trong công ty, trả lãi đều đặn 18%/năm. “Nếu vay NH chúng tôi cũng sẽ chịu mức này nhưng bù lại sử dụng vốn của anh em thì DN không phải mất nhiều thời gian, thủ tục, nhân viên cũng thấy được nỗ lực thực sự của ban lãnh đạo và thêm gắn bó với công ty”, vị giám đốc này cho hay.

Ngọc Khanh

thoibaonganhang.vn

Tin đọc nhiều