Người tiêu dùng - một yếu tố quyết định thành công

08:00 | 20/11/2019

Người tiêu dùng ngày càng chú trọng đến chất lượng sản phẩm hàng hóa, thái độ phục vụ và đặc biệt là độ tin cậy đối với sản phẩm nên dù công nghệ 4.0 đã len chân vào các trung tâm thương mại, shop thời trang, sàn thương mại điện tử hay mua hàng online thì người dùng vẫn thích được tương tác trực tiếp với sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp.

Thẻ ngân hàng hướng đến người tiêu dùng trẻ
Thúc đẩy thanh toán điện tử: Cần người tiêu dùng mạnh dạn trải nghiệm
Cần tạo niềm tin cho người tiêu dùng

Kinh tế tiêu dùng giữ vai trò then chốt và chiếm tỷ trọng lớn trong tăng trưởng GDP. Muốn tăng trưởng kinh tế phải thúc đẩy tiêu dùng. Kích cầu tiêu dùng sẽ tạo động lực cho doanh nghiệp sản xuất phát triển và hiện đang là yêu cầu tất yếu với một nền kinh tế. Ở chiều ngược lại, khi người tiêu dùng tin và tiêu dùng sản phẩm của một doanh nghiệp thì điều này không chỉ mang ý nghĩa khơi thông thị trường, tạo niềm tin mua sắm và tiêu dùng, mà sẽ còn góp phần khuyến khích cộng đồng doanh nghiệp không ngừng nỗ lực cải tiến sản phẩm, xây dựng thương hiệu của mình.

nguoi tieu dung mot yeu to quyet dinh thanh cong
Các doanh nghiệp đang nỗ lực đa dạng hóa các dịch vụ đến với người tiêu dùng

Giờ đây, người tiêu dùng ngày càng chú trọng đến chất lượng sản phẩm hàng hóa, thái độ phục vụ và đặc biệt là độ tin cậy đối với sản phẩm nên dù công nghệ 4.0 đã len chân vào các trung tâm thương mại, shop thời trang, sàn thương mại điện tử hay mua hàng online thì người dùng vẫn thích được tương tác trực tiếp với sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp.

Trải nghiệm khách hàng bao gồm đa dạng những cảm xúc nhất thời, còn đọng lại trước và sau khi tiếp xúc với sản phẩm đó, thương hiệu đó, hoặc tiếp xúc trực tiếp với người đại diện cho nhãn hàng đó. Khách hàng ngày nay không đến cửa hàng chỉ để xem giá, biết thông tin sản phẩm và so sánh sản phẩm đó với sản phẩm tương đương khác, mà còn để kiểm tra lần cuối xem sản phẩm có đúng chất lượng như họ nghĩ. Đây chính là thời điểm vàng để các nhà bán lẻ tác động, kích thích và chi phối quyết định mua của khách.

Sự bùng nổ của internet, các thiết bị di động cùng xu hướng ứng dụng công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), chatbot, thực tế ảo (VR), thực tế ảo tăng cường (AR) đang từng bước được hiện thực hóa, ứng dụng vào bán lẻ làm hài lòng khách hàng. Những điều này giúp số hóa sản phẩm bằng công nghệ ảo, tương tác ảo với sản phẩm thật và ứng dụng AI vào kinh doanh, thêm trải nghiệm mới cho khách hàng về không gian cửa hàng, các dịch vụ hỗ trợ, thương hiệu, giúp khách hàng hiểu hơn về sản phẩm trước khi quyết định “xuống tiền”.

Hiện dù thị trường bán lẻ online Việt Nam mới chỉ chiếm 5% doanh thu nhưng dự báo của Google – Temasek cho biết, đến năm 2025, thương mại điện tử Việt Nam sẽ cán ngưỡng tăng trưởng 43% do sự phát triển nhảy vọt của internet, với mức độ tiếp cận của người dân tới 58% - khá cao so với các nước trong khu vực (trung bình 6 giờ 52 phút/ngày/một người) khiến người tiêu dùng tiếp cận dễ dàng với mua sắm trực tuyến hơn.

Khi ứng dụng các công nghệ hiện đại, người dùng kính VR có thể đi đến từng sản phẩm ảo, xem và thực hiện việc mua bán như ở siêu thị thật… Nếu VR và AR mang lại trải nghiệm mới thì AI sẽ cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng. Tại các cửa hàng có gắn thiết bị cảm biến AI, mọi thông tin cá nhân (chiều cao, cân nặng, độ tuổi…) sẽ được hiển thị trên màn hình với các đề xuất sản phẩm phù hợp cho từng cá nhân, khuyến nghị để lựa chọn khi khách hàng bước vào cửa hàng…

Tuy nhiên, theo thống kê của Nielsen, ở Việt Nam, hiện giao dịch offline vẫn là chủ đạo nên nhiều hãng đang không ngừng mở rộng hệ thống bán hàng của mình về các vùng nông thôn. Với cách thức online, người tiêu dùng vẫn chỉ thường dùng để tìm kiếm các lợi ích khi mua hàng như săn giá tốt, các chương trình khuyến mãi hay giao hàng tại nhà…

Đoàn Trần

Tin đọc nhiều