Người trẻ giữa tư duy: Đầu tư và tiết kiệm

08:39 | 04/06/2020

Hiện nay, làn sóng khởi nghiệp đang dần trở nên phổ biến và lan rộng mạnh mẽ, nhất là trong cộng đồng các bạn trẻ. Rất dễ dàng bắt gặp một nhóm bạn sinh viên cùng lên ý tưởng và bắt tay thực hiện các dự án kinh doanh. Ước mơ, hoài bão và khát khao là có, nhưng trong thời điểm hiện tại, nhiều bạn trẻ đã bắt đầu chùn bước và bắt đầu băn khoăn giữa nhiều phương án: gửi tiết kiệm hay mua nhà cho thuê hay đầu tư kinh doanh khởi nghiệp…?

Nhiều lựa chọn cho người có tiền

Chỉ mấy năm về trước thôi, hầu hết sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ có con đường khá tương đồng nhau, đó là Xin việc – Tiết kiệm – Tạo nguồn tài chính cho các nhu cầu tương lai. Ngọc Hạnh (quê An Giang) nhớ lại: “Lúc ấy, không chỉ riêng tôi mà bạn bè mình cũng đều chọn cách xin việc, đi làm. Ban đầu là tích góp để mua được chiếc xe máy cho bản thân sau đó sẽ nghĩ đến việc tiết kiệm cho cuộc sống sau này”.

nguoi tre giua tu duy dau tu va tiet kiem
Lựa chọn phương án đầu tư vào đúng thời điểm sẽ mang lại thành công

Tuy nhiên, khi xã hội bước vào thời kỳ công nghệ và công nghiệp 4.0 đang lan tỏa mạnh mẽ như hiện nay thì sự lựa chọn của giới trẻ không còn là một công việc ổn định lâu dài để tích góp mà hướng đến tư duy khởi nghiệp. Không ít bạn có điều kiện về tiền vốn từ khi còn khá trẻ.

Trường hợp bạn Phạm Lân Minh (TP.HCM) là một ví dụ. Dù mới ra trường đi làm, nhưng Minh đã có trong tay gần 3 tỷ đồng tiết kiệm. Theo chia sẻ của Minh, số tiền này được hình thành từ nguồn mà ba mẹ bạn cho từ rất lâu, nhưng không đơn thuần là do tích cóp mà ba mẹ cũng như Minh có được sau nhiều lần đầu tư, tích cóp, gửi tiết kiệm, lời lãi cộng lại mới được như thế. Chính vì vậy, máu đầu tư kinh doanh của Minh cũng luôn sôi sục và lúc nào cũng suy tính “làm sao để tiền đẻ ra tiền”. Có điều ở thời điểm hiện nay, Minh đang băn khoăn giữa rất nhiều giải pháp kiếm tiền và cảm thấy không còn tự tin ở những giải pháp xưa cũ nữa.

Thực ra, tư duy băn khoăn như Minh là không hiếm vì thời điểm hiện nay việc kinh doanh kiếm tiền của DN lớn còn khó khăn, huống chi những người có số vốn nhỏ.

Đặc biệt, có nhiều bạn có ý tưởng hay nhưng không đủ về tài chính cũng khiến họ sớm phải dừng bước. Trước đây, để có tiền nuôi dưỡng và phát triển công ty, nhiều bạn trẻ mạnh dạn huy động vốn từ người thân, bạn bè, các quỹ đầu tư, vay ngân hàng, hay thậm chí đi đến giải pháp cuối cùng là rao bán nhà. Câu chuyện bán nhà khởi nghiệp của Triip.me, startup du lịch đã trở thành nguồn cảm hứng cho những bạn trẻ dám theo đuổi đam mê. Đó là hai vợ chồng Hải Hồ và Hà Lâm bắt đầu thành lập Triip.me tại thời điểm rất khó huy động được vốn đầu tư. Khi đó, hệ sinh thái khởi nghiệp chưa phát triển, Chính phủ chưa có nhiều hỗ trợ và một số công ty thất bại sau khi được rót vốn. Do đó, bán nhà cũng có thể là một cách để tìm vốn cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên hiện nhiều bạn trẻ đang cầm trong tay vài tỷ lại băn khoăn không dám “xuất quân” mà bắt đầu nghĩ chuyện an phận. Đó là trường hợp của Vũ Minh Anh (TP.HCM), bạn Minh Anh cho biết thời điểm đầu năm bạn có kế hoạch mở công ty kinh doanh dược mỹ phẩm hand made. Mọi thứ đã sẵn sàng, nhưng dịch bùng phát khiến bạn lo lắng. “Nếu tôi gửi tiết kiệm 4 tỷ đồng tại ngân hàng có lãi suất tiết kiệm cao nhất hiện nay là với tiền lãi kỳ hạn có thể lên tới 7,5%/năm, vị chi tổng tiền lãi sau 1 năm là 300 triệu đồng. Dù rằng khi để tiền ở ngân hàng, tôi sẽ phải chịu tác động của lạm phát nhưng ở thời điểm này có khi điều đó an toàn hơn là đầu tư. Hoặc tôi có thể tính đến chuyện mua nhà cho thuê lấy tiền hàng tháng cũng coi như an toàn với đồng vốn ít ỏi này”, Minh Anh tâm sự.

Gửi tiết kiệm hay đầu tư?

Thực tế, mỗi người có kế hoạch đầu tư kiếm tiền phù hợp với khả năng và nhu cầu của bản thân. Đến thời điểm này không ai dám so sánh hình thức nào kiếm tiền tốt hơn. Có điều, mỗi một giải pháp đầu tư theo các chuyên gia tài chính đều có điểm ưu và nhược bổ trợ lẫn nhau. Do vậy, bất kể bạn chọn hình thức sinh lời nào thì cũng phải chịu cả hai yếu tố ưu nhược vì nó không thể tách rời.

Giả sử, lựa chọn gửi tiết kiệm từ số tiền vốn 4 tỷ đồng như bạn Minh Anh, có thể bạn ấy tính đến mức lạm phát khiến tiền mất giá trị so với việc kinh doanh đầu tư. Thế nhưng, có thể nhìn nhận rằng, năm nay lạm phát được các nhà kinh tế học dự đoán tương đương với tỷ lệ lạm phát của các năm gần đây thì dòng vốn của bạn mất giá 3,5%, nghĩa là mất giá 150 triệu đồng. Lãi tiết kiệm thu về sau 1 năm gửi tiết kiệm với lãi suất 7,5% của bạn Minh Anh được 300 triệu đồng, vậy trừ đi lạm phát 150 triệu đồng bạn Minh Anh vẫn có lãi một nửa. Có điều, số tiền vốn thực tế bạn ấy sở hữu vẫn được bảo toàn là 4 tỷ đồng.

Việc mua căn hộ cho thuê ở thời điểm này cũng được gọi là một giải pháp tối ưu. Doanh thu cho thuê hàng tháng sẽ dao động từ 0,4-0,6% giá trị bất động sản, trung bình khoảng 0,5% giá trị tài sản. Giả sử bất động sản bạn mua có giá trị 2 tỷ đồng, tiền thuê trung bình mỗi tháng thu được 10 triệu đồng, tính ra 1 năm tổng tiền thuê thu được khoảng 120 triệu tương đương với số tiền lãi ngân hàng. Nếu bạn lựa chọn được bất động sản vị trí tốt, giao thông thuận lợi, tiện ích hoàn chỉnh, mãi lực cho thuê tốt… thì giá thuê còn có thể cao hơn tiền gửi ngân hàng.

Thực tế, đối với những nhà đầu tư thông minh, căn hộ cho thuê luôn là lựa chọn được đưa lên đi hàng đầu. Loại bất động sản này tuy không sinh lợi ồ ạt nhưng lại vững bền, đảm bảo hoàn vốn nhanh và mang về nguồn thu nhập ổn định hàng tháng với số tiền cho thuê thông thường đạt từ 0,5%-0,7% trên tổng giá trị căn hộ. Khoản lợi tức này hiện tương đương, thậm chí nhỉnh hơn kênh gửi tiết kiệm qua ngân hàng. Đây cũng là xu hướng ăn nhập với những nhà đầu tư vừa muốn tích lũy vừa muốn sinh lợi từ tài sản.

Thí dụ như bạn Minh Anh có 4 tỷ đồng, bạn có thể mua được 2 căn hộ giá khoảng 1,8 - 2 tỷ đồng và cho thuê có thể thu được khoảng 200 triệu đồng/năm. Với hình thức đầu tư này, nếu xây dựng chính sách hợp lý thì sẽ là giải pháp tốt cho cả doanh nghiệp kinh doanh bất động và khách hàng. Tuy nhiên, khi áp dụng hình thức này Minh Anh vẫn cần lưu ý một số vấn đề như xem kỹ giao kèo, phụ lục giao kèo thỏa thuận về các điều khoản như: thời kỳ cam kết cho thuê, mức độ đầu tư thêm về trang thiết bị nội thất...

Một số trường hợp khác, nhiều bạn vẫn tiến hành theo đuổi đam mê kinh doanh khởi nghiệp, thì giai đoạn này, các nhà chuyên môn cho rằng mỗi người sẽ phải đối mặt với 3 vấn đề quan trọng của khởi nghiệp chính là Phát triển sản phẩm, Nhân sự và Gọi vốn. Trong đó, việc gọi vốn có lẽ là quan trọng nhất, là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của một dự án khởi nghiệp. Thông thường, một doanh nghiệp startup sẽ có 2 loại nguồn vốn: Nguồn vốn nội sinh (vốn tự có, vốn tích góp, vay mượn từ người thân) và nguồn vốn ngoại sinh (vốn vay từ ngân hàng, các khoản đầu tư của những cá nhân/doanh nghiệp khác). Lý thuyết và thực tiễn cho thấy, ở giai đoạn này, vốn ngoại sinh đang được ưu đãi tốt. Lãi suất thấp là một yếu tố hỗ trợ kinh doanh phát triển, là cơ hội để các bạn trẻ thành công. Có điều, vay vốn ở thời điểm này cũng cần phải tính toán rất kỹ lưỡng vì lãi suất vay là luôn biến động. Đặc biệt, những gói cho vay lãi suất thấp phần lớn là vốn vay ngắn hạn…

Thùy Trang

Tin đọc nhiều