Theo xu hướng này, các ngân hàng cũng đang tích cực chuyển đổi số trong mọi giao dịch để gia tăng tiện ích, đem lại nhiều trải nghiệm mới cho khách hàng.
Chuyển giao dịch lên kênh số
Chị Kim Chi (Phú Nhuận, TP.HCM) cho biết, hiện nay dù đã có thể mua bán, giao dịch thanh toán tận nơi nhưng chị vẫn chuộng các giao dịch online và thanh toán qua chuyển khoản hoặc ví điện tử để giảm tiếp xúc.
“Qua một mùa dịch dài, tôi đã thuần thục các giao dịch online trên Open Banking của Nam A Bank nên hiện nay vẫn muốn duy trì. Ngay cả mở tài khoản ngân hàng tôi cũng muốn thực hiện online thay vì ra chi nhánh, phòng giao dịch như trước và thấy rất tiện lợi”, chị Kim Chi nói.
Nhu cầu ứng dụng "số hóa" vào cuộc sống của con người ngày càng cao |
Trước "làn sóng" công nghệ phát triển mạnh mẽ, nhu cầu ứng dụng "số hóa" vào cuộc sống của con người ngày càng cao. Trường hợp chị Kim Chi không còn cá biệt mà đã trở thành xu thế trong bối cảnh hiện nay. Nghiên cứu về thái độ thanh toán của người tiêu dùng của Visa do CLEAR triển khai vào tháng 8 và 9/2021, được khảo sát trên 6.520 người tiêu dùng ở Singapore, Philippines, Thái Lan, Indonesia, Việt Nam, Malaysia, Myanmar và Campuchia, cho thấy thanh toán tiền mặt ngày càng giảm tại Việt Nam từ khi đại dịch COVID-19 diễn ra và sẽ còn tiếp tục giảm nhiều hơn nữa trong tương lai.
Lý do dẫn đến thay đổi này là vì các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt nhanh, tiện lợi, giảm nguy cơ lây nhiễm nên sự đón nhận của người dùng tốt hơn. Theo kết quả khảo sát của Visa, có ít nhất 65% người tiêu dùng cho biết lượng tiền mặt trong ví của họ đã giảm, thay vào đó họ sử dụng nhiều thẻ và các phương thức thanh toán không tiếp xúc hơn. Tại Việt Nam, các phương thức thanh toán không tiền mặt tiếp tục tăng mạnh.
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thanh toán trên thiết bị di động tăng trưởng mạnh hằng năm với 90% về số lượng và 150% về giá trị. Nhiều ngân hàng có trên 90% giao dịch trên kênh số... Cùng với đó, hệ sinh thái số, thanh toán số đã được thiết lập để kết nối các dịch vụ ngân hàng với hầu hết các dịch vụ số khác trong nền kinh tế, mang lại trải nghiệm mới mẻ và tiện ích cho người tiêu dùng trên không gian số.
Ngân hàng chuyển đổi số cùng bước chân người dùng
Xu hướng mới này đang được xem như cơ hội kích thích tiến trình chuyển đổi số và các ngân hàng cũng đang tăng tốc để bắt kịp nhu cầu của người dùng.
Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và khắt khe của khách hàng, một số quốc gia phát triển trên thế giới đã “trình làng” mô hình giao dịch giúp khách hàng có thể thực hiện hầu hết các giao dịch mọi lúc, chỉ trong “một chạm”, an toàn và bảo mật mà không phải trực tiếp đến quầy giao dịch.
Hệ sinh thái số ONEBANK đáp ứng tối đa nhu cầu giao dịch mọi lúc, 365+ của khách hàng |
Xu hướng này cũng đã được ngân hàng Việt nhanh chóng nắm bắt. Đơn cử, này 17/12 sắp tới, Ngân hàng TMCP Nam A Nam Á (Nam A Bank) sẽ chính thức ra mắt Hệ sinh thái số ONEBANK trên toàn quốc. Hệ sinh thái này sẽ mang đến những trải nghiệm tài chính công nghệ đẳng cấp, vượt trội, đáp ứng tối đa nhu cầu giao dịch mọi lúc, 365+ của khách hàng. Đây được xem là bước tiến lớn trong lĩnh vực công nghệ ngân hàng trên thế giới, giúp khách hàng chủ động mọi giao dịch trong cuộc sống và tiết kiệm thời gian.
Đặc biệt, tại Hệ sinh thái số ONEBANK, khác hàng được kết nối các thanh toán số từ các doanh nghiệp khác, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Tất cả các tiện ích này khách hàng chỉ cần “chạm” là thanh toán ngay tại ONEBANK
Nam A Bank cũng là ngân hàng đã và đang chuyển đổi số mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Trước đó ngân hàng này đã ghi dấu ấn trên thị trường tài chính ngân hàng khi là Ngân hàng Việt đầu tiên đưa robot vào phục vụ giao dịch.
Không chỉ gia tăng trải nghiệm của khách hàng, theo tính toán của Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà Nước), số hóa giúp các ngân hàng tiết kiệm chi phí đáng kể. Hiện nay, tại nhiều ngân hàng, tỉ lệ khách hàng mở tài khoản online đang tăng lên rất nhanh, thậm chí chiếm đa số. Toàn bộ quá trình định danh khách hàng được thực hiện bằng phương thức điện tử (eKYC), app. “ONEBANK” - tất cả trong một cũng được xem là một trong những xu thế của các ngân hàng hiện đại trên thế giới.
Điều này cũng phù hợp với định hướng mà Ngân hàng Nhà nước đặt ra trong kế hoạch chuyển đổi số của ngành ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
M.B