Trồng ồ ạt, sắn rớt giá thê thảm

18:01 | 07/05/2012

Bất chấp khuyến cáo của cơ quan chức năng, nhiều hộ nông dân trên địa bàn Tây Nguyên vẫn ồ ạt trồng sắn. Đến nay, sắn rớt giá thê thảm, người dân rơi vào cảnh khó khăn nợ nần, chính quyền lúng túng tìm hướng khắc phục...

Những năm trước, do cây lượng cao... Vì thế, nhiều hộ dân khu vực Tây Nguyên đổ xô phá rừng, trồng sắn bất chấp mọi khuyến cáo, can thiệp của cơ quan chức năng. Năm 2012, Kon Tum có hơn 42 nghìn ha sắn, vượt 14 nghìn ha so với kế hoạch.Tương tự, tại Gia Lai diện tích trồng sắn của địa phương lên đến 63 nghìn ha, vượt khoảng 10 nghìn ha so với kế hoạch. Tính chung, diện tích trồng sắn của cả Tây Nguyên đạt khoảng 150 nghìn ha. Sự phát triển quá nhanh diện tích trồng sắn ngoài việc ảnh hưởng đến môi trường, còn gây bất ổn trong việc quy hoạch nhiều loại cây trồng khác ở Tây Nguyên.

Ảnh: BĐT
Sắn rớt giá, người trồng gặp khó khăn. (Ảnh: BĐT)

Đến thời điểm này do trồng ồ ạt, sản lượng dư thừa, sắn trên thị trường liên tục rớt giá thê thảm. Hồi đầu vụ, sắn lát khô có giá 5.000 đồng/kg, nhưng đến nay giảm chỉ còn khoảng 2.500 đồng/kg. Giá sắn tươi được thương lái thu mua chỉ 400 đồng/kg. Giá sắn giảm, thiệt hại không chỉ đối với người trồng, mà ngay cả những tiểu thương, đại lý thu mua cũng bị ảnh hưởng. Bà Nguyễn Thị Hiền, chủ đại lý thu mua sắn ở huyện Krông Bông (Đắk Lắk) cho biết: Giá sắn biến động thất thường, từ mức 5.000đồng/kg rơi xuống còn 2.500 đồng/kg.Thị trường bấp bênh, khiến cho tiểu thương không dám thu mua, cất giữ vì sợ giá còn xuống nữa.

Ngược lại với giá sắn, trên thị trường giá vật tư phân bón lại tăng cao. Giá thuê nhân công khoảng120 nghìn đồng/ngày. Bình quân, mỗi ha sắn người trồng phải đầu tư trên dưới 15 triệu đồng. Với mức giá "rẻ như bèo" hiện nay, người trồng sắn đang lỗ, tính ra 1 ha sắn lỗ từ 3 đến 4 triệu đồng. Lỗ nặng, nhưng người trồng vẫn phải tốn thêm công thu hoạch, giải phóng đất cho vụ sau...

Hiện, tinh bột sắn sản xuất từ trong nước chủ yếu được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, chiếm gần 96% tổng giá trị xuất khẩu. Do vậy, giá tinh bột sắn phụthuộc hoàn toàn vào thị trường này. Ông Nguyễn Văn Hiệp - Phó giám đốc Nhà máy chế biến cồn và tinh bột sắn Đắk Tô (Kon Tum) cho rằng: Phần lớn sắn nguyên liệu từ trongnướcđược xuất khẩu sang Trung Quốc

Nhu cầu của thị trường này có thể tăng đột biến, nhưng cũng có thể giảm đột ngột khiến cho cả người nông dân lẫn DN không kịp trở tay. Năm nay, xuất khẩu sắn sang thị trường này gặp khó. Việc giá sắn xuống thấp như hiện nay cũng là điều dễ hiểu.

Sắn rớt giá thê thảm là hồi chuông báo động việc thiếu quy hoạch trong sản xuất nông nghiệp ở Tây Nguyên. Đã đến lúc, cơ quan chức năng cần vào cuộc quyết liệt, trong việc điều tiết, khuyến cáo người dân nên "trồng cây gì", tránh"việc đã rồi" mới lúng túng tìm cách tháo gỡ như hiện nay...

Hoàng Vũ

 

thoibaonganhang.vn

Tin đọc nhiều