Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) Không ngừng nâng cao chất lượng thông tin

14:10 | 11/09/2020

CIC cũng thường xuyên cải tiến các quy trình cung cấp sản phẩm dịch vụ; rà soát và hoàn thiện hệ thống sản phẩm; phát triển các sản phẩm mới theo các nguồn thông tin mới được mở rộng; tăng cường cung cấp thông tin tự động; rút ngắn thời gian tạo lập và cung cấp thông tin...

Thực hiện “Đề án phát triển CIC đến 2015, định hướng 2020” được Thống đốc NHNN phê duyệt theo Quyết định số 1033/QĐ-NHNN ngày 26/5/2014 và kế hoạch hành động của NHNN về triển khai các nghị quyết của Chính phủ, thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi

trung tam thong tin tin dung quoc gia viet nam cic khong ngung nang cao chat luong thong tin

trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, đặc biệt là nhóm giải pháp nhằm thúc đẩy tài chính toàn diện, nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của người dân và doanh nghiệp, CIC đã phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai nghiêm túc, bài bản, đạt điểm tuyệt đối về chỉ số chiều sâu thông tin tín dụng (TTTD) và độ phủ TTTD. Có được thành công ấy là nhờ CIC đã sớm hoàn thành các đề án phát triển mà NHNN giao phó trong thời gian qua.

Trước hết, CIC đã hoàn thành việc nâng cấp cơ cấu tổ chức theo Quyết định 926/QĐ-NHNN ngày 12/5/2017 quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của CIC; Hoàn thành việc sắp xếp, ổn định tổ chức các phòng theo cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ mới theo hướng chuyên biệt hóa các mặt nghiệp vụ, đảm bảo mọi nghiệp vụ đều có sự kiểm soát 2 tầng, qua đó cải thiện và nâng cao chất lượng hoạt động.

Cùng với đó, CIC đã hoàn thiện đề án chuyển tiếp sang đơn vị sự nghiệp tự chủ chi thường xuyên và đầu tư theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP, tăng quyền tự chủ cho CIC theo đúng chủ trương của Đảng về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. Để tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách về đổi mới cơ chế hoạt động, CIC đã phối hợp chặt chẽ với Vụ TCKT trình và được Phó Thủ tướng đồng ý cho phép xây dựng Đề án vận dụng cơ chế tài chính như doanh nghiệp, đề án này sẽ sớm trình Thống đốc NHNN phê duyệt trong thời gian tới.

Đặc biệt, để góp phần thực hiện mục tiêu định hướng của NHNN về thúc đẩy tiếp cận tín dụng của người dân và doanh nghiệp, đảm bảo các khách hàng được tiếp cận với các sản phẩm tín dụng một cách công bằng, minh bạch và góp phần hạn chế tín dụng đen, trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của mình, CIC đã xây dựng và đưa vào vận hành Cổng thông tin kết nối khách hàng vay mới từ tháng 6/2019 với nhiều tiện ích trên cả giao diện web và ứng dụng điện thoại thông minh.

Qua thử nghiệm, CIC đã ghi nhận một lượng lớn khách hàng đăng ký thông tin qua cổng (với khoảng gần 100.000 tài khoản đăng ký); trên 500 sản phẩm tín dụng của TCTD được quảng bá; gần 2.000 tài khoản của các cán bộ tín dụng đăng ký. Tỷ lệ kết nối nhu cầu vay tại các địa phương thông qua cổng thông tin có chiều hướng tăng lên.

Trong đó, có những tỉnh, thành phố có số khách hàng vay đăng ký lớn và có tỷ lệ kết nối cao như TP.HCM (71%), Hà Nội (61%), Đồng Nai (75%)... Thông qua cổng thông tin, số lượng khách hàng vay khai thác báo cáo tín dụng cũng tăng nhanh qua từng năm, kết quả giai đoạn 2015-2020, CIC cung cấp trên 100.000 báo cáo tín dụng trực tiếp cho khách hàng vay, đạt gấp 2 lần so với mục tiêu đặt ra.

Bên cạnh đó, từ tháng 6/2017, CIC đã hoàn thành xây dựng mô hình xếp hạng tín dụng doanh nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế phù hợp với tinh thần triển khai kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Nghị quyết 19 năm 2017 của Chính phủ. Qua đó, CIC đã chính thức cung cấp sản phẩm xếp hạng tín dụng mới tới các TCTD phục vụ hoạt động kinh doanh và quản trị rủi ro của các TCTD. Mô hình xếp hạng tín dụng mới đã góp phần tích cực vào việc cải thiện, minh bạch hóa TTTD và tạo điều kiện để các khách hàng vay doanh nghiệp được tiếp cận tín dụng bình đẳng trên thị trường.

Ngoài ra, thực hiện mục tiêu chia sẻ thông tin, nâng cao hiệu quả hoạt động TTTD, CIC chủ trương xây dựng chính sách giá phù hợp theo hướng giảm dần để hỗ trợ các TCTD. Từ năm 2016 đến nay, CIC liên tục giảm giá dịch vụ. Từ tháng 1/2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, CIC tiếp tục thực hiện giảm trừ bậc thang tiền dịch vụ khai thác TTTD theo bậc thang từ 5%-20% cho các TCTD và từ tháng 3/2020, CIC quyết định giảm trừ 50% tiền dịch vụ TTTD cho tất cả các TCTD. Đây là những hành động thiết thực của CIC để đồng hành cùng TCTD hướng tới mục tiêu giảm chi phí hoạt động, lãi suất cho vay và thúc đẩy sự phát triển kinh tế bền vững theo chủ trương của Chính phủ.

CIC cũng thường xuyên cải tiến các quy trình cung cấp sản phẩm dịch vụ; rà soát và hoàn thiện hệ thống sản phẩm; phát triển các sản phẩm mới theo các nguồn thông tin mới được mở rộng; tăng cường cung cấp thông tin tự động; rút ngắn thời gian tạo lập và cung cấp thông tin. Đặc biệt, từ cuối 2018, CIC triển khai kênh cung cấp TTTD mới hiện đại Host-to-host (H2H) theo chuẩn API với 10 TCTD, cho phép trao đổi thông tin trực tiếp từ hệ thống quản trị rủi ro của các TCTD và hệ thống CIC, giảm thiểu sự can thiệp của con người vào quá trình khai thác, sử dụng thông tin, góp phần tăng tính bảo mật, an toàn và nâng cao hiệu quả trao đổi TTTD. Chỉ tính riêng trong giai đoạn 2015-2020, số lượng báo cáo CIC cung cấp đã tăng trưởng vượt bậc, từ hơn 6,2 triệu báo cáo năm 2015, lên hơn 34 triệu báo cáo các loại năm 2019. Tỷ lệ có thông tin luôn đạt trên 85%; tỷ lệ cung cấp thông tin tự động đạt 85- 90%; thời gian truy xuất thông tin tự động dưới 10 giây...

Thanh Thủy

Tin đọc nhiều