Tư vấn KH vay vốn theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP và Nghị định 89/2015/NĐ-CP

11:23 | 04/02/2017

Người dân vay vốn đóng mới, nâng cấp tàu sẽ được hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước

Những điểm sáng Agribank Hà Tĩnh
Agribank Đăk Lăk: Đồng hành cùng an sinh xã hội
Điểm tựa cho phát triển nông nghiệp

Chính phủ đã ban hành 67/2014/NĐ-CP (Nghị định 67) về một số chính sách hỗ trợ phát triển thủy sản và 1 năm sau đó là Nghị định 89/2015/NĐ-CP (Nghị định 89) tháo gỡ những vướng mắc trong triển khai Nghị định 67. Các văn bản này được coi là cú hích chính sách quan trọng để ngư dân vươn khơi bám biển, phát triển sản xuất, tăng thu nhập đồng thời giữ gìn chủ quyền biển đảo.

Nghị định 67 quy định riêng tại Điều 4 về chính sách tín dụng với hy vọng đưa được nguồn vốn có hỗ trợ của Nhà nước tới tay người dân, ngăn chặn nạn tín dụng đen, tạo điều kiện cho ngư dân đóng tàu vỏ thép công suất lớn, nâng cao năng lực đánh bắt xa bờ.

Vậy ngư dân tiếp cận vốn tín dụng được hưởng những ưu đãi gì, thủ tục, điều kiện ra sao? Vừa qua, tại Đài tiếng nói Việt Nam, đại diện Agribank đã tham gia tư vấn, giải đáp thắc mắc trực tiếp các câu hỏi của thính giả Đài tiếng nói Việt Nam về nhu cầu vay vốn theo Nghị định 67 và Nghị định 89.

tu van kh vay von theo nghi dinh 672014nd cp va nghi dinh 892015nd cp
Đại diện Agribank tư vấn, giải đáp thắc mắc trực tiếp các câu hỏi của thính giả Đài tiếng nói Việt Nam

Biên tập viên Đài tiếng nói Việt Nam: Nghị định 67 quy định khá nhiều chính sách để hỗ trợ phát triển thủy sản. Vậy trong lĩnh vực tín dụng, cụ thể người dân sẽ được hưởng những chính sách hỗ trợ gì theo quy định của Nghị định 67, được sửa đổi bổ sung ở Nghị định 89?

Đại diện Agribank trả lời: Căn cứ Nghị định 67 và Nghị định 89 của Chính phủ quy định khi người dân vay vốn đóng mới, nâng cấp tàu sẽ được hưởng các chính sách hỗ trợ sau:

- Được phép thế chấp chính con tàu đó để vay vốn với mức vốn tự có tham gia từ 5% đến 30% tùy từng trường hợp cụ thể.

- Được hưởng lãi suất vay ưu đãi theo quy định.

- Được ngân sách nhà nước cấp bù một phần lãi suất cho khách hàng.

- Ngoài ra ngân sách Nhà nước còn hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm cho các tàu khai thác hải sản xa bờ, tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ là thành viên tổ, đội, hợp tác xã khai thác hải sản và có tổng công suất máy chính từ 90CV trở lên.

tu van kh vay von theo nghi dinh 672014nd cp va nghi dinh 892015nd cp
Người dân vay vốn đóng mới, nâng cấp tàu sẽ được hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước

Biên tập viên Đài tiếng nói Việt Nam: Là ngân hàng chủ lực cung cấp nguồn vốn tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, đến nay Agribank đã tiến hành triển khai thực hiện chính sách phát triển thủy sản theo Nghị định 67 và Nghị định 89 như thế nào và thu được kết quả ra sao?

Đại diện Agribank trả lời: Agribank với phương châm hoạt động luôn đồng hành, gắn bó cùng nhà nông và ngư dân, vì vậy, Agribank luôn tích cực triển khai khẩn trương, cụ thể, chính xác các chính sách hỗ trợ của Chính phủ đến nông dân và ngư dân.

Ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 67 và Nghị định 89, Agribank đã tích cực triển khai thực hiện thông qua việc ban hành Quyết định 888/QĐ-NHNo-HSX nay là Quyết định 220/QĐ-NHNo-HSX quy định cho vay đối với khách hàng vay vốn theo Nghị định 67.

Qua hơn 2 năm thực hiện chính sách cho vay phát triển thủy sản theo Nghị định 67, đến thời điểm 31/12/2016, Agribank đã đạt được những kết quả như sau:

- Tổng dư nợ: 2.865 tỷ đồng, tăng 2.405 tỷ đồng.

- Số tàu cho vay: 409 tàu, trong đó:

+ Cho vay đóng mới tàu dịch vụ: 697,57 tỷ đồng, số tàu đã cho vay 100 tàu.

+ Cho vay đóng mới tàu khai thác: 1.985,57 tỷ đồng, số tàu đã cho vay 239 tàu.

+ Cho vay nâng cấp tàu: 101,9 tỷ đồng, số tàu đã cho vay: 70 tàu.

+ Cho vay vốn lưu động: 80.89 tỷ đồng, số tàu đã cho vay: 409 tàu.

tu van kh vay von theo nghi dinh 672014nd cp va nghi dinh 892015nd cp
Qua hơn 2 năm thực hiện Nghị định 67, Agribank đã đạt được kết quả tích cực

Thính giả Trần Văn Tiến (huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định) hỏi: Chúng tôi muốn vay vốn để đóng tàu thì làm thủ tục như thế nào? Có khác với các trường hợp vay vốn khác tại Agribank hay không?

Đại diện Agribank trả lời: Khách hàng vay vốn Agribank cần đáp ứng đầy đủ các quy định về hồ sơ vay vốn và hồ sơ bảo đảm theo quy định và có phương án vay vốn khả thi. Đối với các khách hàng vay vốn để đóng tàu theo Nghị định 67 và Nghị định 89, ngoài các thủ tục hồ sơ theo quy định, khách hàng cần đáp ứng thêm các điều kiện sau:

- Chủ tàu có tên trong danh sách phê duyệt của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là đang hoạt động nghề cá có hiệu quả.

- Có thiết kế mẫu tàu cá, thiết kế kỹ thuật, khái toán giá thành tàu đáp ứng được yêu cầu về kỹ thuật theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Thính giả Phạm Thị Hạnh (huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An) hỏi: Đề nghị cho biết cụ thể về nguyên tắc, thời hạn được hỗ trợ và phương thức thực hiện hỗ trợ lãi suất của Agribank đối với các khoản vay theo chương trình phát triển thủy sản?

Đại diện Agribank trả lời: Đối với các khoản vay theo Nghị định 67, Agribank quy định cụ thể như sau:

Nguyên tắc cho vay:

- Agribank cho vay để phát triển thủy sản đối với khách hàng.

- Chủ tàu vay vốn của Agribank có trách nhiệm sử dụng vốn vay đúng mục đích, hoàn trả đầy đủ nợ gốc và lãi đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.

Thời hạn hỗ trợ:

- Đối với đóng tàu mới tàu vỏ gỗ hoặc nâng cấp tàu được ngân sách Nhà nước hỗ trợ lãi suất không quá 11 năm kể từ ngày ký kết hợp đồng tín dụng.

- Đối với đóng mới tàu vỏ thép hoặc vỏ vật liệu mới được ngân sách Nhà nước hỗ trợ lãi suất không quá 16 năm kể từ ngày ký kết hợp đồng tín dụng.

- Thời hạn cho vay vốn ngắn hạn không quá 12 tháng kể từ ngày ký kết hợp đồng tín dụng.

Phương thức thực hiện hỗ trợ lãi suất: Ngân sách Nhà nước hỗ trợ một phần lãi suất cho vay theo quy định.

tu van kh vay von theo nghi dinh 672014nd cp va nghi dinh 892015nd cp
Khách hàng vay vốn theo Nghị định 67 cần đáp ứng các điều kiện theo quy định

Biên tập viên Đài tiếng nói Việt Nam: Cụ thể việc vay vốn theo chương trình này, người dân sẽ được hưởng những ưu đãi gì?

Đại diện Agribank trả lời: Khách hàng vay vốn theo Nghị định 67 và Nghị định 89 quy định khi người dân vay vốn đóng mới, nâng cấp tàu sẽ được hưởng chính sách về mức vốn tự có tham gia, lãi suất vay và mức bù chênh lệch lãi suất cụ thể như sau:

- Được phép thế chấp chính con tàu đó để vay vốn với mức vốn tự có tham gia từ 5% đến 30% tùy từng trường hợp cụ thể.

- Được hưởng lãi suất vay ưu đãi theo quy định.

- Được ngân sách nhà nước cấp bù một phần lãi suất cho khách hàng.

Thính giả Lê Văn Chỉ (huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa) hỏi: Chúng tôi không đóng mới mà chỉ nâng cấp tàu thì có được vay vốn không?

Đại diện Agribank trả lời: Khách hàng nâng cấp tàu có tổng công suất máy chính dưới 400CV thành tàu có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên và nâng cấp công suất máy đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên để khai thác hải sản xa bờ và cung cấp dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ được vay vốn theo quy định tại Điều 4 Nghị định 67.

Thính giả Hoàng Minh Ngọc (huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị) hỏi: Người dân chúng tôi nếu đóng tàu mới cần một lượng vốn rất lớn, chúng tôi được vay tối đa bao nhiêu từ ngân hàng? Chúng tôi có cần vốn đối ứng hay không?

Đại diện Agribank trả lời: Agribank nơi cho vay căn cứ vào nhu cầu vay vốn của chủ tàu, giá trị tài sản bảo đảm (đối với các khoản cho vay áp dụng bảo đảm bằng tài sản), khả năng trả nợ của chủ tàu, khả năng nguồn vốn của Agribank để quyết định mức cho vay và khách hàng được phép thế chấp chính con tàu đó để vay vốn với mức vốn tự có tham gia từ 5% đến 30% tùy từng trường hợp cụ thể.

Biên tập viên Đài tiếng nói Việt Nam: Vay tới hàng tỷ đồng để đóng mới, nâng cấp tàu, người dân có cần phải làm các thủ tục thế chấp tài sản bảo đảm tiền vay hay không? Cụ thể sẽ phải làm như thế nào?

Đại diện Agribank trả lời: Agribank căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để xem xét và quyết định việc cho vay có bảo đảm hoặc không có bảo đảm bằng tài sản đối với chủ tàu. Nghị định 67 cho phép khách hàng được thế chấp chính con tàu đó để vay vốn nên sẽ giảm thiểu khó khăn cho khách hàng trong việc thế chấp tài sản để vay vốn ngân hàng.

Thính giả Nguyễn Thị Kệ (huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) hỏi: Ngoài việc đóng tàu, khi đi biển, người dân cũng cần một khoản vốn không nhỏ cho các chi phí dầu máy, nước đá... Vậy người dân có được vay ngân hàng nguồn vốn lưu động này không? Nếu được vay thì thời gian vay là bao lâu, lãi suất ra sao, có được hỗ trợ hay không?

Đại diện Agribank trả lời: Khách hàng được vay vốn lưu động để phục vụ việc vận hành của tàu cá khi khai thác thủy sản nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày ký kết hợp đồng tín dụng và lãi suất cho vay là 7%/năm đầu tính từ ngày ký kết hợp đồng tín dụng. Khách hàng được ngân sách Nhà nước cấp bù lãi suất nếu đáp ứng đầy đủ các quy định của Agribank và pháp luật.

tu van kh vay von theo nghi dinh 672014nd cp va nghi dinh 892015nd cp
Khách hàng được vay vốn lưu động để phục vụ việc vận hành của tàu cá khi khai thác thủy sản

Biên tập viên Đài tiếng nói Việt Nam: Một số thính giả cho biết, họ hiện tại đang có dư nợ tại Agribank rồi, bây giờ muốn vay tiếp để nâng cấp tàu cá thì có được hay không?

Đại diện Agribank trả lời: Đối với các khách hàng đang có dư nợ tại Agribank nếu có nhu cầu vay vốn và đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định thì được vay vốn để nâng cấp tàu cá.

Thính giả Đào Văn Hùng (huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên) hỏi: Hồ sơ vay vốn tín dụng được hỗ trợ theo Nghị định 67 và Nghị định 89 cần những giấy tờ gì? Liệu có cần thêm những giấy tờ gì khác so với các hồ sơ vay vốn thông thường tại Agribank hay không?

Đại diện Agribank trả lời: Khách hàng vay vốn tín dụng tại Agribank đáp ứng đầy đủ về hồ sơ pháp lý, hồ sơ kinh tế, hồ sơ vay vốn theo quy định hiện hành của Agribank, khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với Agribank nơi cho vay để được hướng dẫn cụ thể. Đối với các hồ sơ vay vốn tín dụng được hỗ trợ theo Nghị định 67 và Nghị định 89 cần thêm các giấy tờ sau:

- Chủ tàu có tên trong danh sách phê duyệt của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là đang hoạt động nghề cá có hiệu quả.

- Có thiết kế mẫu tàu cá, thiết kế kỹ thuật, khái toán giá thành tàu đáp ứng được yêu cầu về kỹ thuật theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Thính giả Nguyễn Ngọc Giàu (huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) hỏi: Chủ tàu có cần phải mua bảo hiểm cho tàu cá và thuyền viên trên tàu hay không? Chúng tôi nghe nói muốn được vay vốn hỗ trợ thì phải mua bảo hiểm, không biết thông tin này có đúng hay không?

Đại diện Agribank trả lời: Điều 4 Thông tư 22/2014/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước quy định chủ tàu cam kết mua đầy đủ bảo hiểm theo quy định đối với thân tàu, trang thiết bị, ngư lưới cụ trên tàu (bảo hiểm mọi rủi ro) sau khi hoàn thành việc đóng mới, nâng cấp tàu và trước khi đưa vào sử dụng.

Do đó các khách hàng vay vốn theo Nghị định 67 bắt buộc phải mua bảo hiểm cho tàu cá và các thành viên trên tàu nhằm đảm bảo an toàn về vốn vay và giảm thiểu rủi ro cho khách hàng và ngân hàng.

Thính giả Nguyễn Thị Ngọc (huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình) hỏi: Nếu chẳng may bị rủi ro, chưa thanh toán được khoản nợ với ngân hàng thì sẽ bị xử lý như thế nào?

Đại diện Agribank trả lời: Đối với các trường hợp khách hàng gặp khó khăn về tài chính, chưa thanh toán được nợ đúng hạn với ngân hàng, tùy theo các khó khăn cụ thể của khách hàng, ngân hàng quy định như sau:

- Trường hợp chủ tàu gặp khó khăn về tài chính, chưa trả được nợ đúng hạn do nguyên nhân khách quan hoặc trường hợp các khoản cho vay đóng mới, nâng cấp, tàu bị thiệt hại nhưng vẫn có thể sửa chữa để hoạt động, Agribank sẽ xem xét thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng theo quy định hiện hành.

- Trường hợp chủ tàu gặp rủi ro bất khả kháng không thể tiếp tục sử dụng, Agribank xem xét xử lý theo quy định của pháp luật.

tu van kh vay von theo nghi dinh 672014nd cp va nghi dinh 892015nd cp
Khách hàng vay vốn theo Nghị định 67 bắt buộc phải mua bảo hiểm cho tàu cá và các thành viên trên tàu

Biên tập viên Đài tiếng nói Việt Nam: Trước đây, trong những chính sách hỗ trợ lãi suất, cũng đã có những trường hợp ngân sách Nhà nước thu hồi số tiền cấp bù lãi suất. Vậy theo chính sách phát triển thủy sản, trường hợp nào chủ tàu phải hoàn trả lãi cho ngân hàng phần lãi suất cấp bù bị thu hồi?

Đại diện Agribank trả lời: Theo Nghị định 67, các trường hợp chủ tàu phải hoàn trả ngân hàng phần cấp bù bị thu hồi cụ thể như sau:

- Sử dụng vốn vay sai mục đích.

- Không trả nợ gốc, lãi theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.

- Khách hàng cung cấp không đầy đủ, trung thực các thông tin, tài liệu liên quan đến việc vay vốn.

- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Thính giả Nguyễn Văn Hoài (huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) hỏi: Do đóng mới tàu là khoản vay rất lớn hàng tỷ đồng, do đó cũng cần có thời gian dài để hoàn trả vốn vay. Vậy trong suốt thời gian vay, lãi suất cho vay có thay đổi không?

Đại diện Agribank trả lời: Đối với các trường hợp đóng tàu theo Nghị định 67, Agribank quy định thực hiện cho vay lãi suất ưu đãi 7%/năm, trường hợp lãi suất thay đổi, Agribank sẽ báo cáo với Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ để điều chỉnh đảm bảo lãi suất cho vay không vượt quá lãi suất cho vay thấp nhất trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

tu van kh vay von theo nghi dinh 672014nd cp va nghi dinh 892015nd cp
Agribank tích cực thực hiện chính sách quan trọng để ngư dân vươn khơi bám biển

Thính giả Lê Văn Quân (huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa) hỏi: Một số hộ dân chung nhau đóng một con tàu dịch vụ hậu cần nghề cá. Vậy chúng tôi có được vay vốn hỗ trợ hay không?

Đại diện Agribank trả lời: Trường hợp các hộ dân chung nhau đóng một con tàu dịch vụ hậu cần nghề cá có nhu cầu vay vốn ngân hàng thì được vay vốn hỗ trợ lãi suất theo Nghị định 67 nếu đáp ứng được đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật và của Agribank.

Đóng tàu đánh bắt xa bờ, dịch vụ hậu cần nghề cá đòi hỏi nguồn vốn lớn, đầu tư dài hơi. Với những tư vấn của đại diện Agribank, hy vọng quý vị thính giả của Đài tiếng nói Việt Nam đã có được những thông tin cần thiết trong việc vay vốn được hỗ trợ lãi suất theo quy định tại Nghị định 67 và Nghị định 89 của Chính phủ.

Agribank

Tin đọc nhiều