Tư vấn tránh bị “bẫy” nợ khi vay tiêu dùng tại công ty tài chính | |
Tìm hiểu về chương trình “Vay chủ động” của công ty tài chính | |
Tìm hiểu cách bảo vệ thông tin tín dụng cá nhân |
Ảnh minh họa |
Hiện nay, quy trình thẩm định cho vay tín chấp của một số TCTD gần như là tự động hoàn toàn. Thế nhưng, quy trình thẩm định cho vay tại các TCTD này vẫn phải theo một quy trình có sẵn, hay còn gọi là phương pháp đánh giá khách hàng truyền thống.
Đơn cử, hầu hết dữ liệu từ hồ sơ vay của khách hàng được nhân viên tư vấn truyền tải về cho trung tâm thẩm định của TCTD. Theo đó, sau khi dữ liệu được chuyển về, một nhóm chuyên môn của TCTD sẽ tiến hành kiểm tra bằng 1 hoặc tất cả các bước như: gọi khách hàng để kiểm tra thông tin cá nhân; gọi cho công ty và người thân của khách hàng; xác thực hồ sơ của khách hàng.
Kế tiếp, TCTD đó sẽ tiến hành kiểm tra thông tin khách hàng từ Trung tâm thông tin tín dụng để biết được khách hàng đó có thanh toán tốt trong quá khứ hay không; khách hàng có từng thanh toán trễ hạn hay không; những khoản vay hiện tại và các thẻ tín dụng mà khách hàng đang có hiện số dư như thế nào… Từ đó, TCTD sẽ chấm điểm khách hàng đó và tiến hành giải ngân.
Có một điểm đáng lưu ý rằng, trong quá trình thẩm định, nhóm thẩm định lấy thông tin của người thứ 3 liên quan đến khách hàng nộp hồ sơ vay để kiểm tra chéo thông tin của người vay nhưng không phải trường hợp nào TCTD cũng gọi điện thoại để xác minh bên thứ ba.
Chỉ đến khi khách hàng vay không liên lạc được với khách hàng đang vay nợ thì TCTD mới liên lạc với người làm chứng (tức là người thứ 3 được khách hàng vay cho địa chỉ liên hệ) để hỏi thông tin/tìm kiếm người vay. Về quy tắc, TCTD không được phép đòi người thứ 3 trả hộ khoản vay cho người khách hàng không có khả năng chi trả. Ngoại trừ trường hợp khi làm Hợp đồng người thứ 3 đứng ra bảo lãnh khoản vay cho người đứng trên hợp đồng vay.
PV