Phân biệt thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng | |
Ưu đãi ngập tràn với thẻ tín dụng HSBC | |
Tìm hiểu điều kiện mở thẻ tín dụng đối với cá nhân |
Không riêng sinh viên mà tất cả những người ở độ tuổi 18 trở lên đều có thể đăng ký mở và sử dụng những loại thẻ này. Trong đó thẻ trả trước được xem là cách đơn giản nhất. Bởi loại thẻ này phù hợp với đối tượng chưa có tài khoản ngân hàng hoặc thẻ tín dụng và cũng không muốn mở tài khoản hoặc thẻ tín dụng.
Ảnh minh họa |
Riêng đối với thẻ tín dụng quốc tế thì đòi hỏi chứng minh tài chính ổn định hàng tháng qua hợp đồng hoặc bảng lương. Điều kiện này rất khó để sinh viên mở được thẻ tín dụng. Tuy nhiên đối với những sinh viên có thu nhập ổn định thì nên dùng thẻ tín dụng hay không? Vấn đề này thường có hai quan điểm trái ngược nhau.
Cái lợi lớn nhất của thẻ tín dụng là dễ dàng mua hàng trực tuyến và thanh toán ở bất cứ nơi đâu có chấp nhận thẻ mà không cần mang theo tiền mặt. Thế nhưng nó lại gây nên nhiều rắc rối cho người có mức thu nhập không cao. Đặc biệt đối với sinh viên mức thu nhập không cao hoặc không ổn định, ngân hàng sẽ định hạn mức tín dụng thấp (dao động khoảng 3 - 6 triệu đồng). Họ sẽ không thể quẹt thẻ nhiều lần, cộng thêm những khoản phí lặt vặt như phí duy trì thẻ, phí nộp chậm, phí cấp bản sao kê… sẽ là một số tiền không nhỏ với sinh viên. Quan điểm khác lại nghĩ nếu sinh viên có thể chứng minh được thu nhập, đáp ứng đủ tiêu chuẩn thì nên mở thẻ tín dụng. Bởi thẻ tín dụng là nền tảng để xây dựng quá trình tín dụng, giúp những người trẻ có cơ hội hưởng lãi suất thấp khi thuê chung cư, mua xe hoặc mua nhà.
Hiện tại chỉ có một số ngân hàng mở thẻ tín dụng Visa cho sinh viên như: VPBank, ACB, Nam A Bank…
Một điểm lưu ý là nếu sinh viên không chứng minh được thu nhập thì có thể mở thẻ tín dụng phụ với thẻ tín dụng chính của cha mẹ hoặc anh chị. Hay mở thẻ tín dụng bằng sổ tiết kiệm/tiền ký quỹ/giấy tờ có giá trị…
PV