Những đặc quyền không tiền mặt
Trong bối cảnh toàn xã hội bị cách ly, giãn cách trong một thời gian dài, nhiều doanh nghiệp buộc phải dừng hoạt động, học sinh không thể đến trường, giao thương trong nước và quốc tế đình trệ, số ca nhiễm liên tục gia tăng dẫn tới hệ quả là người bệnh khó lòng tiếp cận hiệu quả các dịch vụ y tế... thì chuyển đổi số trở thành cứu cánh cho Chính phủ, doanh nghiệp, các ngành, địa phương và toàn thể người dân trong cả nước để tiếp tục duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh và dân sinh.
Theo các chuyên gia, trong hệ sinh thái số ở Việt Nam, có ba thị trường nổi bật là viễn thông, công nghệ thông tin và thương mại điện tử; trong đó, thương mại điện tử, một trong những cấu phần trọng yếu nhất của kinh tế số Việt Nam tăng trưởng vượt bậc về doanh thu và quy mô thị trường, đạt mức 5,2 tỷ USD trong năm 2021. Do vậy, việc cần làm ngay lúc này là tăng cường nâng cao nhận thức của người dân để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số kết hợp với tạo hành lang pháp lý và phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng thiết yếu nhằm đẩy nhanh tốc độ số hoá.
Khách hàng có thể trải nghiệm mở tài khoản trực tuyến thuận lợi |
Gần nhất, Thống đốc NHNN Việt Nam đã ban hành Chỉ thị số 02/CT-NHNN về việc đẩy mạnh chuyển đổi số và bảo đảm an ninh, an toàn thông tin trong hoạt động ngân hàng. Với vị thế là ngân hàng số 1 tại Việt Nam, Vietcombank đã quyết định thực thi các văn bản, chính sách điều hành của NHNN bằng việc lựa chọn con đường số hoá và trở thành một trong những ngân hàng số hoá đầu tiên tại Việt Nam cho phép mở tài khoản vào bất cứ thời điểm nào, tại bất kỳ đâu, không bị giới hạn bởi không gian và thời gian. Khách hàng chỉ cần tải ứng dụng Vietcombank trên các chợ ứng dụng Appstore/Google Play, nhập số điện thoại, thực hiện chụp ảnh giấy tờ tùy thân (chứng minh nhân dân/căn cước công dân hoặc hộ chiếu), xác thực khuôn mặt là có ngay tài khoản để sử dụng. Theo thông tin từ nhà băng này, chỉ trong vòng 6 tháng kể từ khi tung ra dịch vụ này, ngân hàng đã thu hút hơn 400 nghìn khách hàng mới.
Nỗ lực hướng đến xã hội không tiền mặt
Trải qua làn sóng dịch lần thứ 4 kéo dài tại Việt Nam với những tác động không tưởng, không chỉ doanh nghiệp mà ngay cả những tiểu thương buôn bán nhỏ lẻ đều ý thức được sự nguy hiểm qua hình thức thanh toán truyền thống. Nhiều người dân cũng đã buộc bản thân phải thay đổi để bảo vệ mình trước sự lây lan nhanh chóng của dịch bệnh. Theo thông tin từ tổ chức Visa Việt Nam, trước dịch COVID-19, cứ 10 thanh toán thì có 6,8 thanh toán là bằng tiền mặt. Nhưng hiện nay, số thanh toán bằng tiền mặt giảm chỉ còn 5,4.
Thấu hiểu được trăn trở này, trong những ngày cuối cùng của năm 2021, Vietcombank tiếp tục đồng hành, sẻ chia và hỗ trợ khách hàng một cách thiết thực thông qua việc miễn toàn bộ phí chuyển tiền và phí duy trì dịch vụ trên ngân hàng số VCB Digibank, mang đến cho khách hàng sự thuận tiện trong trải nghiệm, sử dụng các dịch vụ ngân hàng số.
Tính năng thông báo giao dịch qua ứng dụng tăng sự tiện lợi cho khách hàng |
Bên cạnh đó, từ nay, để nhận thông báo thay đổi số dư của tất cả các tài khoản thanh toán, thông báo giao dịch chi tiêu thẻ, lịch trả nợ, bằng thao tác đơn giản, khách hàng đã có thể kích hoạt tính năng OTT Alert hoàn toàn miễn phí trên ứng dụng VCB Digibank. OTT Alert là tính năng thông báo biến động số dư tài khoản ngay trên ứng dụng (app) ngân hàng số VCB Digibank với những ưu thế vượt trội và không phụ thuộc vào nhà mạng viễn thông. Đặc biệt, OTT Alert là bước tiến nhằm thay thế hoàn toàn cho dịch vụ thông báo thay đổi số dư qua SMS để tiết kiệm chi phí.
Trong năm 2022, Vietcombank hướng tới mục tiêu đẩy mạnh phát triển dịch vụ thông qua: (i) Đa dạng hóa kênh bán hàng, đặc biệt đẩy mạnh triển khai bán qua các kênh số; (ii) Nhanh chóng khơi thông mọi điểm nghẽn được phát hiện trong hoạt động dịch vụ; (iii) Nâng cao hiệu quả quản lý chi phí, đặc biệt các chi phí dịch vụ Thẻ, Ngân hàng điện tử, Tài trợ thương mại và (iv) Đẩy mạnh cung ứng sản phẩm dịch vụ trên kênh số, tập trung cho các gói sản phẩm, thẻ, tín dụng, bảo hiểm, đầu tư và các dịch vụ kết nối với đối tác trên kênh số. |
Không chỉ với Vietcombank mà với bất cứ tổ chức tài chính nào, chuyển đổi số không đơn thuần chỉ là giải pháp, mà đó là chiến lược và tầm nhìn dài hạn của các ngân hàng nhằm tối ưu hoá lợi ích cho khách hàng trong thời đại số. Khách hàng, ngân hàng, doanh nghiệp và cả nền kinh tế nói chung đều sẽ được hưởng lợi khi giữa ngân hàng và công nghệ thông tin cũng như các hệ sinh thái chung là một sự kết nối chặt chẽ. Nếu không có sự đồng tốc, không cùng mặt bằng công nghệ sẽ không kết nối được và như vậy sẽ bỏ lỡ cơ hội rất lớn cho phát triển.
Tóm lại, số hóa chính là để doanh nghiệp trong đó có ngân hàng kết nối bền vững nhất với khách hàng trong giai đoạn phát triển hiện nay.
Để sử dụng OTT Alert, khách hàng chỉ cần: ĐĂNG NHẬP ỨNG DỤNG VCB DIGIBANK >> CÀI ĐẶT >> QUẢN LÝ THÔNG BÁO >> NHẬN THÔNG BÁO TỪ NGÂN HÀNG
Vietcombank tập trung đầu tư và quyết liệt chuyển đổi số Năm 2021, Vietcombank đã ban hành hai văn bản có tính định hướng quan trọng trong chuyển đổi số: Một là: Chương trình hành động chuyển đổi số với 7 Nhóm hành động và 15 mục tiêu cụ thể bám sát bám sát theo định hướng tại các văn bản chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước và Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương. Hai là: Kế hoạch chuyển đổi với 304 hành động theo 4 trụ cột: Số hoá (Digital), Dữ liệu (Data), Công nghệ (Technology) và Chuyển đổi (Transformation) cùng một lộ trình triển khai chi tiết. Khối Công nghệ thông tin và chuyển đổi số được chính thức thành lập từ 01/12/2021, đóng vai trò hạt nhân trong công tác chuyển đổi số toàn hàng. Trong năm 2021, Vietcombank đã và đang triển khai 107 sáng kiến chuyển đổi số hướng tới hai mục tiêu chính là nâng cao trải nghiệm khách hàng và tối ưu hóa quy trình nội bộ. Giải pháp số VCB Digibank khẳng định vị thế khi có được số lượng người dùng cao nhất thị trường, triển khai thành công giải pháp E-KYC, dịch vụ DiziBiz… |
Bài và ảnh: Trang Trần