Hoa nhập khẩu tiền triệu hút khách | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Để sẵn sàng cho buổi họp mặt gia đình, gặp gỡ bạn bè, hẹn hò cùng một nửa yêu thương trong dịp 8/3 sắp tới, sử dụng thẻ TDQT VietinBank để thanh toán bạn sẽ được hưởng vô vàn ưu đãi tại các cửa hiệu thời trang, mỹ phẩm, đồ gia dụng… Chỉ cần sở hữu thẻ TDQT, khách hàng sẽ được trải nghiệm “list” ưu đãi hấp dẫn, tận hưởng cuộc sống chỉ có duy nhất tại VietinBank. Như khi khách hàng mua sắm và chi tiêu cao nhất trong ngày 8/3/2020 bằng thẻ TDQT VietinBank sẽ được tặng 1 chỉ vàng SJC 9999. Với chủ thẻ có chi tiêu tích lũy đạt từ 15 triệu đồng/tuần từ nay đến 15/3/2020 sẽ được hoàn ngay 1.500.000 đồng. Với chủ thẻ Visa VietinBank còn có thêm nhiều đặc quyền ưu đãi như giảm đến 20% khi đặt phòng khách sạn tại Agoda từ nay đến 30/9/2020; Tặng 2 món chính cho chủ thẻ Visa Signature; 1 món chính cho chủ thẻ Visa Platinum và giảm giá 10% trên tổng bill (chỉ dành cho món ăn) tại các nhà hàng tham gia chương trình (áp dụng cho bữa ăn 2 người trở lên) từ nay đến ngày 30/9/2020. Đặc biệt, VietinBank còn thiết kế riêng những ưu đãi dành cho chủ thẻ nữ quan tâm đến sức khỏe và làm đẹp. Theo đó, VietinBank giảm 40% tổng hóa đơn, đồng thời tặng thẻ 3 buổi chăm sóc mặt collagen trắng sáng trị giá 1.800.000 đồng cho mỗi chủ thẻ hạng Platinum trở lên và giảm 35% tổng hóa đơn, đồng thời tặng thẻ 2 buổi chăm sóc mặt collagen trắng sáng trị giá 1.200.000 đồng cho các chủ thẻ còn lại của VietinBank khi trải nghiệm dịch vụ tại Skinrific Beauty & Spa từ nay đến 1/8/2020. Chủ thẻ MasterCard của VietinBank cũng sẽ được giảm đến 150.000 VND cho khi mua sắm online trên trang web: https://www.leflair.vn/vn từ nay đến 30/8/2020; Giảm giá 10% cho tất cả chủ thẻ VietinBank khi mua chăn, ga, gối, đệm tại Everon từ nay đến 31/3/2020. Tất cả chủ thẻ VietinBank khi sử dụng các dịch vụ tại Adamas-spa 69 Nguyễn Trường Tộ, Ba Đình, Hà Nội sẽ đươc giảm 10% giá thành cho tất cả dịch vụ từ nay đến khi có thông báo mới; Giảm giá 10% cho chủ thẻ TDQT VietinBank khi sử dụng dịch vụ tại Camellia Resost & Spa từ nay đến 18/8/2020. Giảm giá 10% trên giá trị đơn hàng cho tất cả chủ thẻ VietinBank khi thanh toán tại Malloca. Đáng nói là chương trình ưu đãi này được áp dụng đồng thời các chương trình ưu đãi khác từ nay đến 31/8/2020. Còn chờ gì nữa mà không trở thành chủ thẻ TDQT VietinBank ngay hôm nay để tận hưởng cuộc sống với nhiều ưu đãi, quà tặng hấp dẫn từ VietinBank.
| https://thoibaonganhang.vn/vietinbank-nhieu-uu-dai-hap-dan-cho-khach-hang-nhan-dip-83-98720.html
Trong thời gian qua, dịch bệnh Covid-19 đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế thế giới và Việt Nam. Các ngành kinh tế thế mạnh trong nước (ngành du lịch, kinh doanh dịch vụ lưu trú, vận tải, nông thủy sản, dệt may…) đều chịu tác động bất lợi như sụt giảm doanh thu, khó khăn nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất, thị trường tiêu thụ sản phẩm. Trước thực trạng đó, VietinBank đã chủ động rà soát danh mục khách hàng và triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để hỗ trợ khách hàng vay vốn gặp khó khăn do dịch Covid-19. Sự vào cuộc kịp thời, thiết thực Ông Lê Đức Thọ - Chủ tịch HĐQT VietinBank cho biết, sự chủ động của NHNN trong việc chỉ đạo sớm toàn hệ thống giúp ngân hàng nhanh chóng nhập cuộc, đưa ra nhiều giải pháp hỗ trợ khách hàng. “Khó khăn của họ gián tiếp là của ngân hàng. Chủ trương của chúng tôi phải chia sẻ, đồng hành để vượt qua giai đoạn cam go này. VietinBank cũng đã miễn, giảm lãi, cũng như cơ cấu lại nợ, hỗ trợ thanh khoản cho một loạt khách hàng của mình. Đặc biệt, tập trung vào các đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp của dịch Covid-19 như nông, lâm, thủy sản và doanh nghiệp xuất khẩu...”, ông Lê Đức Thọ cho biết.
Theo đánh giá bước đầu, tổng dư nợ của các khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 là 104.970 tỷ đồng, chiếm 11,39% tổng dư nợ toàn hệ thống VietinBank. Tác động của dịch Covid-19 đến các doanh nghiệp cá nhân không nhỏ nên VietinBank cũng đang phối hợp chặt chẽ để đánh giá nhằm có giải pháp xử lý, hỗ trợ kịp thời. Hiện, dư nợ VietinBank đang xem xét cơ cấu lại nợ là gần 20.000 tỷ đồng và xem xét miễn giảm lãi là hơn 26.800 tỷ đồng. “Tình trạng mỗi doanh nghiệp rất khác nhau, có doanh nghiệp thiếu hụt nguyên liệu, có doanh nghiệp gặp khó về thị trường nên cần giải pháp hỗ trợ, đồng hành phù hợp”, ông Lê Đức Thọ cho biết. Cũng theo lãnh đạo VietinBank, số liệu khách hàng chịu tác động bởi dịch Covid-19 có thể còn tiếp tục thay đổi, VietinBank sẽ tiếp tục bám sát để nhận diện, đánh giá mức độ ảnh hưởng và sẽ có các biện pháp để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ thiết thực cho người dân, doanh nghiệp và báo cáo NHNN. Phát biểu chỉ đạo cuộc họp về tăng cường triển khai các giải pháp của ngành Ngân hàng hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú đã biểu dương VietinBank và một số NHTM đã tích cực, chủ động triển khai hỗ trợ doanh nghiệp, khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Đồng bộ nhiều giải pháp hỗ trợ thiết thực Hiện VietinBank đang chủ động thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để hỗ trợ khách hàng. Như liên quan đến nhóm giải pháp tín dụng, VietinBank đã triển khai giải pháp về ứng xử tín dụng và ưu đãi lãi suất hỗ trợ các doanh nghiệp phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngay sau chỉ đạo của NHNN Việt Nam về việc triển khai các giải pháp hỗ trợ khách hàng do ảnh hưởng dịch Covid - 19, VietinBank đã cụ thể hóa các nội dung liên quan đến việc cho vay mới và thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn/giảm lãi vay, tạm thời giữ nguyên nhóm nợ đối với các khoản vay có dư nợ gốc và/hoặc lãi đến kỳ hạn trả nợ trong thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày 31/3/2020. Bên cạnh đó, VietinBank dành nguồn vốn khủng 15.000 tỷ đồng và 150 triệu USD để triển khai chương trình thúc đẩy tăng trưởng tín dụng ngắn hạn với lãi suất cho vay khách hàng là 5% đối với VND và 2,8% với USD. Về ưu đãi lãi suất, từ nay đến 30/6/2020, căn cứ trên mức độ ảnh hưởng của dịch Covid-19 tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, khách hàng được xem xét áp dụng ưu đãi giảm trừ lãi suất cho vay từ 1,25% - 3%/năm so với mức sàn lãi suất cho vay thông thường. VietinBank tiếp tục áp dụng lãi suất cho vay ưu đãi đối với dư nợ cũ trong thời gian tối đa 6 tháng. Bên cạnh đó, để tránh nguy cơ lây nhiễm dịch khi tập trung giao dịch tại quầy và sử dụng phương tiện thanh toán bằng tiền mặt, VietinBank cung cấp đa kênh giao tiếp để khách hàng có thể thực hiện các giao dịch với VietinBank. Có thể kể đến VietinBank là ngân hàng tiên phong ban hành chương trình ưu đãi miễn hoàn toàn các phí giao dịch chuyển khoản VNĐ trong và ngoài hệ thống đối với các khách hàng đăng ký mới dịch vụ internet banking dành cho KHDN - VietinBank eFAST. Đối với các khách hàng đáp ứng đủ điều kiện có thể sử dụng dịch vụ chuyển hồ sơ giao dịch online thông qua các kênh Fax, Email, We-transfer. VietinBank cũng thực hiện giảm 22,2% phí chuyển tiền liên ngân hàng nhanh 24/7 đối với giao dịch giá trị nhỏ qua NAPAS trên iPay Mobile để khuyến khích khách hàng sử dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt (mức phí giảm từ 9.900 đ/giao dịch xuống 7.700 đ/giao dịch). Với gói tài khoản Vbiz VietinBank đang cung cấp với mức phí 0 đồng cho khách hàng. Theo đó, khách hàng đăng ký mới gói tài khoản sẽ được miễn phí duy trì gói tài khoản trong vòng 1 năm và miễn phí trọn đời cho tất cả các giao dịch tài chính khi thực hiện qua ứng dụng Mobile Banking (VietinBank iPay Mobile), được cộng thêm lãi suất 0,3%/năm đối với khách hàng gửi tiền tiết kiệm trực tuyến. Giải pháp tín dụng được VietinBank triển khai mạnh mẽ khi đồng thời xem xét cho khách hàng vay mới/tiếp tục vay vốn để duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh trên cơ sở khách hàng đáp ứng đầy đủ các quy định hiện hành của VietinBank, thực hiện cơ cấu nợ, miễn giảm lãi theo quy định của NHNN. Đặc biệt, VietinBank thực hiện miễn giảm phí TTQT&TTTM tối đa 100% so với quy định hiện hành đối với các KHDN hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dược, thiết bị - vật tư y tế hoặc các khách hàng có giao dịch thương mại với thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, thị trường được xác định có vùng dịch và/hoặc phải hạn chế hoạt động giao thương đi lại. Mức miễn giảm sẽ được xác định phù hợp với từng khách hàng, căn cứ trên mức độ ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng và mối quan hệ hợp tác giữa hai bên. Chính sách này khi ban hành dự kiến sẽ hỗ trợ hơn 3.000 KHDN đang có giao dịch TTQT&TTTM tại VietinBank, với tổng doanh số TTQT&TTTM tại VietinBank là khoảng hơn 5 tỷ USD. Sự vào cuộc kịp thời, chủ động với các giải pháp đồng bộ, thiết thực, khách hàng của VietinBank được hỗ trợ tích cực, hiệu quả. Tính đến thời điểm 28/2/2020, VietinBank đã hỗ trợ ưu đãi lãi suất cho gần 3.000 khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid -19; tổng số lãi, tiền vay đã miễn giảm là 260 tỷ đồng. Đã có 1.012 KHDN tham gia chương trình ưu đãi giảm phí với tổng số phí giảm là gần 500 triệu đồng. Tính từ thời điểm 23/01/2020 tới 27/02/2020, VietinBank đã giải ngân cho hơn 930 khách hàng với doanh số giải ngân là trên 17.400 tỷ đồng. Bên cạnh đó, VietinBank đang xem xét thực hiện cơ cấu nợ giữ nguyên nhóm nợ, miễn giảm lãi trong thời gian sớm nhất cho các khách hàng đang gặp khó khăn (các chương trình áp dụng theo chính sách của VietinBank tùy từng thời kỳ). Phải có sự chủ động Báo cáo Kaspersky Security Network năm 2019 cho thấy, Việt Nam có trên 370 triệu sự cố tấn công ngoại tuyến, giảm hơn 30% so với năm 2018 và xếp vị trí thứ 17 toàn cầu. Báo cáo mới nhất từ phía Bộ Thông tin - Truyền thông cũng chỉ ra rằng, trên lĩnh vực an toàn an ninh mạng trong tháng 1/2020 ghi nhận 283 cuộc tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam - giảm 11% so với tháng 12/2019, giảm 17% so với cùng kỳ 2019. Đây đều là những tín hiệu tích cực cho thấy tình hình an ninh mạng tại Việt Nam đã có những kết quả cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, không vì thế mà chúng ta có thể chủ quan hay lơ là, nhất là trong bối cảnh CNTT thay đổi quá nhanh, môi trường an ninh mạng vẫn luôn ẩn chứa những rủi ro khó lường. Thậm chí ở thời điểm này, Kaspersky cho biết đã ghi nhận phát hiện các file mã độc được nguỵ trang dưới dạng tài liệu liên quan tới virus Corona.
Với sự phát triển của khoa học công nghệ, các ngân hàng phải đối mặt rất nhiều rủi ro về an ninh công nghệ, bảo mật thông tin. Thời gian qua cũng đã chứng kiến nhiều tội phạm hoạt động trong lĩnh vực mạng: tấn công mạng, lừa đảo chiếm đoạt tài sản... đặt ra những khó khăn, thách thức lớn cho công tác đảm bảo an ninh, an toàn hoạt động ngân hàng trong giai đoạn hiện nay cũng như trong nhiều năm sắp tới. Những tập đoàn công nghệ trên thế giới đều cảnh báo, các thiết bị Internet vạn vật (IoT) sẽ là điểm nóng về an ninh mạng khi ngày càng trở nên phổ biến và kết nối rộng; tấn công lừa đảo chiếm đoạt tài khoản ngân hàng sẽ tiếp tục gia tăng khó lường… Với xu thế phát triển ngân hàng số đi cùng với những sản phẩm, dịch vụ áp dụng công nghệ hiện đại dựa trên những nền tảng như AI, Blockchain... thì nỗi lo lắng lớn nhất của mỗi nhà băng là đảm bảo an ninh, an toàn thông tin. Theo chuyên gia, bản thân mỗi ngân hàng đều sẽ có những phân khúc khách hàng chiến lược, có những khẩu vị rủi ro khác nhau, nên đối với đảm bảo an ninh thông tin, nhất là ở thời buổi công nghệ số dẫn dắt sẽ cần những giải pháp phù hợp tương ứng. Trao đổi với phóng viên Thời báo Ngân hàng, một chuyên gia tài chính - ngân hàng cho rằng, để tăng cường đảm bảo an toàn an ninh cho hệ thống CNTT ngành Ngân hàng cần có những định hướng phát triển chung. Theo đó, cần chuyển từ giải pháp an ninh thụ động có tính chất phòng vệ, che chắn sang các giải pháp an ninh chủ động tìm kiếm, xử lý các sự kiện, lỗ hổng, rủi ro mất an toàn thông tin. Đồng thời theo vị này, cần quan tâm vấn đề an ninh trong toàn bộ chu trình phát triển của hệ thống thông tin từ thiết kế tổng thể hệ thống thông tin chung, thiết kế chi tiết, trong quá trình xây dựng sản phẩm, đảm bảo hoạt động và thử nghiệm tấn công trong giai đoạn vận hành, tiêu huỷ an toàn. Việc hợp tác chia sẻ thông tin và xử lý sự cố với các tổ chức trong và ngoài nước; cùng với việc xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách về an toàn thông tin đủ mạnh… cũng là những yếu tố được chuyên gia này lưu ý. Xây dựng kế hoạch đảm bảo an ninh thông tin Dưới góc độ một NHTM, ông Nguyễn Thế Thịnh - Phó Giám đốc Trung tâm CNTT VietinBank nhận thấy, cần nâng cao nhận thức về an toàn thông tin cho người dùng trong chính nội bộ ngân hàng. Từ năm 2010 đến nay, nhà băng này đã luôn tăng cường kiểm soát hệ thống đầu cuối, xác thực các thiết bị kết nối đầu cuối, kể cả tại chi nhánh; kiểm soát truy cập internet tập trung qua VDI - hệ thống máy ảo. Ông Thịnh cũng chia sẻ, mạng riêng ảo (VPN) luôn là cửa ngõ mà VietinBank cho rằng cần kiểm soát chặt chẽ, và phải nhận biết dấu hiệu sớm để phối hợp với các cơ quan chức năng nhằm ngăn chặn sớm nhất những rủi ro có thể xảy ra. Thêm vào đó, nhân viên ngân hàng cũng phải nắm vững và tuân thủ các nguyên tắc bảo mật tối thiểu đặt ra trong ngân hàng. Đồng tình với quan điểm trên, CEO một nhà băng khác cũng đề cao việc mỗi ngân hàng phải xây dựng và đưa ra một kế hoạch ứng phó với các sự cố an toàn thông tin, và kế hoạch này phải luôn được chuẩn bị sẵn sàng. Yếu tố con người sẽ là quyết định không nhỏ trong việc bảo mật ngân hàng, nên việc đào tạo và củng cố nhân lực chuyên trách ở đội ngũ an ninh thông tin là vô cùng quan trọng. Như trường hợp của Vietcombank, đây cũng là một trong số những ngân hàng đã xây dựng lộ trình triển khai CNTT với một loạt dự án chuyển đổi cả về ứng dụng và hạ tầng CNTT. Hoạt động CNTT của BIDV cũng được phát triển và duy trì hoạt động theo Chiến lược phát triển CNTT được HĐQT phê duyệt, bám sát chiến lược và mục tiêu kinh doanh của ngân hàng cũng như các xu thế phát triển CNTT trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Phía BIDV cũng cho hay, đối với cách thức tổ chức thực hiện triển khai các dự án ứng dụng CNTT ở nhà băng này thì các đơn vị nghiệp vụ, đơn vị đầu mối triển khai các hoạt động kinh doanh là các nhân tố chính và nòng cốt trong việc xây dựng và triển khai các ứng dụng CNTT, chịu trách nhiệm về hiệu quả đầu tư của dự án. Các đơn vị thực hiện dự án được quy định rõ về cơ cấu, thành phần, chức năng nhiệm vụ, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị trong công tác triển khai. Hay tại Techcombank, ngân hàng này cũng cho rằng cần thiết phải có bộ phận an ninh thông tin chuyên biệt và phải đặc biệt áp dụng công nghệ bảo mật nhiều lớp. Chia sẻ về giải pháp đảm bảo an toàn thông tin trong thanh toán trực tuyến và ngân hàng số, chuyên gia nhấn mạnh việc tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng an ninh, đảm bảo sự thông suốt trong hoạt động thanh toán của các ngân hàng và đơn giản hóa các thủ tục, quy trình đăng ký. Ông Jayarajan Balakrishnan, Giám đốc Nhóm giải pháp doanh nhân châu Á, Citibank Singapore cũng nói tới ứng dụng tự bảo vệ Digipass (RASP). Đây là ứng dụng chủ động quản lý các mối đe doạ từ các phần mềm gián điệp phức tạp, bằng việc phát hiện và ngăn chặn một cách hiệu quả các hành vi giả mạo trước khi chúng được kích hoạt. Việc này cho phép ứng dụng trên thiết bị di động được bảo mật, kể cả trên thiết bị đã bị tấn công. Nếu có tấn công của hacker, RASP sẽ ngăn chặn mã lạ không cho hoạt động hoặc tắt ứng dụng nếu tồn tại mối đe doạ đến sự chính xác của dữ liệu. Gói tài khoản thanh toán V-Mate gồm: Tài khoản thanh toán, đăng ký dịch vụ iPay, đăng ký dịch vụ biến động số dư qua tin nhắn OTT(*) trên ứng dụng iPay Mobile, khách hàng sẽ được rất nhiều ưu đãi:
Ngoài ra, khách hàng đăng ký Gói tài khoản thanh toán V-Mate sẽ được miễn phí phát hành lần đầu thẻ ATM C-Card và miễn phí rút tiền mặt nội mạng tại tất cả các ATM VietinBank trong 12 tháng. Như vậy, với Gói tài khoản thanh toán V-Mate, sẽ giúp các tài xế Grab thuận tiện trong việc thanh toán chuyển tiền, rút tiền mặt qua thẻ ATM, rút ngắn thời gian giao dịch, tiết kiệm được rất nhiều khoản chi phí dịch vụ và yên tâm thực hiện công việc của mình. Để biết thêm thông tin chi tiết, khách hàng vui lòng liên hệ chi nhánh/phòng giao dịch VietinBank trên toàn quốc, Contact Center: 1900 558 868 hoặc email: contact@vietinbank.vn.
Ngoài hưởng nhiều ưu đãi từ các chương trình khuyến mại, chủ thẻ tín dụng Sacombank có được nguồn tài chính dự phòng thiết yếu cho mọi nhu cầu chi tiêu nhờ vào nhiều tiện ích như: mua trước, trả sau được miễn lãi tối đa 55 ngày mà không cần tài sản đảm bảo; rút tiền mặt 90% hạn mức tín dụng tại tất cả ATM trong nước và quốc tế; trả góp lãi suất 0% cho giao dịch thanh toán mọi lúc mọi nơi và rút tiền tại ATM Sacombank; tích lũy điểm thưởng/ dặm bay khi mua sắm để đổi quà hoặc được hoàn tiền… Với thẻ thanh toán Sacombank, khách hàng được liên kết thẻ với tài khoản tiền gửi thanh toán mở tại Sacombank. Thông qua thẻ, khách hàng có thể sử dụng tiền trong tài khoản để giao dịch mọi lúc mọi nơi với dịch vụ ngân hàng điện tử, ứng dụng Sacombank Pay và tất cả ATM Sacombank trên toàn quốc. Để mở thẻ, khách hàng cần có chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu. Với thẻ trả trước Sacombank, khách hàng không cần chứng minh thu nhập hay mở tài khoản mà có thể mua thẻ và nạp tiền vào để sử dụng hoặc làm quà tặng cho bạn bè, người thân. Số tiền nạp vào thẻ tối đa 100 triệu đồng và không giới hạn số lần nạp.
Theo báo cáo của Appota – Công ty công nghệ giải trí Việt Nam, hiện Việt Nam có hơn 70% dân số sở hữu điện thoại thông minh, tỷ lệ này đối với những người trẻ đam mê công nghệ còn cao hơn nhiều, đây chính là những nhân tố thích ứng nhanh chóng với các xu hướng thanh toán mới, trong đó thanh toán bằng QR Code sẽ bùng nổ nhanh chóng tại Việt Nam. Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) cũng đã khảo sát và cho biết, có đến 40% người dùng điện thoại thông minh để mua sắm tại Việt Nam. Euromonitor – Tập đoàn nghiên cứu thị trường có trụ sở tại London cũng dự đoán tổng giá trị thanh toán di động của thị trường Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam sẽ đạt khoảng 32 tỷ USD trong năm 2021, gấp 10 lần so với năm 2013. Về mặt điều chỉ đạo, điều hành thì Quyết định số 2545/QĐ-TTg ngày 30/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020 đang được triển khai một cách tích cực. Thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ, để phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, thời gian qua, bên cạnh việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và chính sách trong hoạt động thanh toán, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã triển khai đồng bộ các giải pháp, đồng thời chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiếp tục đầu tư, phát triển hạ tầng thanh toán; tăng cường công tác an ninh, bảo mật, đảm bảm quyền lợi của khách hàng; cũng như triển khai ứng dụng các thành tựu của cuộc Cách mạng 4.0 trong cung ứng dịch vụ thanh toán. Đồng thời, NHNN cũng đẩy mạnh truyền thông phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi và cách thức thanh toán tiêu dùng của người dân, qua đó nâng cao khả năng tiếp cận các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho người dân, khuyến khích sử dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt. NHNN ban hành chuẩn QR nội địa dựa trên nền tảng tiêu chuẩn kỹ thuật thanh toán của EVM.Co, giúp đồng bộ và đơn giản hóa phương thức thanh toán bằng mã QR tại Việt Nam. Khi đơn vị chấp nhận thẻ của các NH cùng chung chuẩn, ứng dụng của NH này cũng có thể quét thanh toán của NH kia, mang lại tính tiện lợi cho khách hàng và tiện lợi cho NH trong việc phát triển mạng lưới và tiết kiệm được thanh toán POS. Chuẩn EMV.Co đã đạt chuẩn toàn cầu, nếu các NH phát triển mã QR theo chuẩn này, các ứng dụng NH sẽ quét được trong nước lẫn nước ngoài. Chẳng hạn Sacombank Pay khi sử dụng ở các nước có điểm chấp nhận thẻ Visa, Master Card, JCB đều có thể dùng ứng dụng này quét QR thanh toán. Ông Từ Tiến Phát, Phó tổng giám đốc ACB cho rằng, xu hướng thanh toán mã QR sẽ bùng nổ trong thời gian tới. Việc NHNN ban hành chuẩn chung, giúp các NH giảm chi phí đầu tư, phục vụ hoạt động thanh toán của khách hàng tốt hơn. Sự phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam cùng với sự vào cuộc của NHNN trong việc triển khai các biện pháp tạo điều kiện về khung pháp lý chính là tiền đề cho việc phát triển phương thức thanh toán băng QR code. Ngay từ đầu năm mới, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank) triển khai chương trình “Khai tiệc đầu xuân cùng thẻ tín dụng Nam A Bank”. Theo đó, khách hàng sẽ được hoàn 30% (tối đa 300.000 đồng) cho mọi chi tiêu ẩm thực tại nhà hàng, quán ăn, cà phê… với giá trị giao dịch từ 600.000 đồng trở lên. Điều đặt biệt của chương trình này là ưu đãi áp dụng từ 11h00 Thứ Bảy, Chủ Nhật hàng tuần và vào những ngày đặc biệt như Quốc tế phụ nữ 8/3 sắp tới. Qua đó, Nam A Bank mong muốn tạo điều kiện để khách hàng có thêm thời gian tận hưởng cuộc sống với những bữa tiệc đầu năm vui vẻ bên gia đình và bạn bè. Số tiền sẽ được hoàn trực tiếp vào tài khoản thẻ tín dụng quốc tế Nam A Bank của khách hàng.
Cùng chương trình, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đang triển khai khuyến mãi “Thanh toán ngay – Hoàn tiền mê say” với tổng giá trị hoàn tiền lên đến hơn 600 triệu đồng dành cho khách hàng cá nhân mua vé máy bay, vé tàu bằng ứng dụng Sacombank mBanking và đăng ký mới dịch vụ Ủy thác thanh toán hóa đơn điện tự động. Theo đó, khách hàng cá nhân đăng ký dịch vụ Ủy thác thanh toán hóa đơn điện tự động và có giao dịch thanh toán thành công trong thời gian khuyến mãi sẽ được hoàn 50% giá trị hóa đơn (tối đa 50.000 đồng). Mỗi hợp đồng được hoàn tiền 1 lần và mỗi khách hàng sẽ được hoàn tiền tối đa 10 hợp đồng. Bên cạnh đó, khi mua vé máy bay, vé tàu thành công qua ứng dụng Sacombank mBanking trong thời gian khuyến mãi khách hàng sẽ được hoàn 50% giá trị vé (tối đa 200.000 đồng). Mỗi khách hàng được hoàn tiền 1 lần khi mua vé máy bay và 1 lần cho mua vé tàu… Thực ra, việc dùng chương trình hoàn tiền cho khách hàng khi giao dịch qua thẻ của ngân hàng là không mới. Có điều, ở thời điểm hiện tại, các ứng dụng quản lý tài chính này khá thiết thực và hữu ích cho người tiêu dùng, nếu họ biết cách tận dụng. Nói như vậy vì hiện nay, chi phí các mặt hàng đang được điều chỉnh tăng khá rõ rệt. Việc chi tiêu của mỗi gia đình cũng bị tăng lên theo từ sau thời điểm Tết Nguyên Đán 2020. Trong khi chưa có nguồn nào bù đắp vào khoản chênh lệch tăng lên đó thì người tiêu dùng nên tận dụng dịch vụ chi tiêu hoàn tiền mà ngân hàng triển khai. Bởi số tiền hoàn hiện nay sẽ được chuyển vào tài khoản hoặc thẻ mà khách hàng dùng để thực hiện giao dịch thay vì tính theo điểm cộng dồn sau như trước đây. Hơn nữa, khi sử dụng thẻ để chi tiêu, người tiêu dùng không những được hoàn tiền bù đắp chi phí mà đây còn được xem là một hình thức quản lý tài chính cá nhân rất hợp thời. Đơn cử như trường hợp chị Vũ Xuân Hoa Mỹ (Bình Dương) chia sẻ, chị đã rất ưng ý với các ứng dụng online banking sau khi sử dụng dịch vụ này được 1 tháng. Cái lợi lớn nhất chị cảm nhận được đó là ứng dụng quản lý tài chính giúp chị quản lý và thực hiện các giao dịch tài chính với ngân hàng mọi lúc mọi nơi từ các giao dịch ngân hàng thiết yếu như: chuyển tiền, thanh toán, nạp tiền, tiền gửi, tiền vay… đến các dịch vụ thương mại điện tử như mua vé lữ hành, đặt khách sạn, mua vé xem phim, và trải nghiệm công nghệ thanh toán hiện đại bằng mã QR… Đặc biệt tất cả các giao dịch trực tuyến đều được xác thực trên nền tảng công nghệ cao, nâng cao an toàn bảo mật thông tin và trải nghiệm của người dùng. Có thể nói xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt đang bùng nổ tại các quốc gia phát triển, trong đó có Việt Nam. Số lượng khách hàng giao dịch trên kênh ngân hàng điện tử (Open Banking, Mobile Banking, Internet Banking…) ngày càng tăng mạnh. Nổi bật là việc chi tiêu qua thẻ tín dụng bởi những tiện ích mang lại như: chi tiêu trước, trả tiền sau, an toàn bảo mật, tiết kiệm thời gian, đặc biệt chủ thẻ còn được hưởng hàng loạt ưu đãi hấp dẫn. Do vậy, dù có khuyến mãi hay không, thiết nghĩ mỗi một người tiêu dùng trẻ trong cả nước nên làm quen với loại hình dịch vụ tài chính này. Để không chỉ tiết kiệm được chi phí tiêu dùng mà phải từng bước hòa nhập vào nền tảng công nghệ tài chính mới cả thế giới đang hướng đến. Không chỉ vậy, nếu để ý người tiêu dùng có thể nhận thấy qua từng năm, với mục tiêu kích cầu chi tiêu qua thẻ tín dụng, đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, trên nền tảng công nghệ 4.0, phần lớn các ngân hàng đều đang từng bước tập trung phát triển các sản phẩm dịch vụ điện tử, loại dần các sản phẩm tài chính truyền thống. Tất cả những điều này ngân hàng muốn hướng tới mục tiêu trở thành một trong những ngân hàng tiên phong cung cấp những dịch vụ ngân hàng điện tử và dịch vụ thẻ hiện đại nhằm mang đến khách hàng nhiều tiện ích cùng các ưu đãi cộng thêm hấp dẫn khi thanh toán mà không cần phải sử dụng tiền mặt. Đồng thời, nó cũng ngầm thông báo với khách hàng rằng: “nếu không cập nhật áp dụng cái mới, khách hàng sẽ mất đi quyền lợi. Và đến một lúc nào đó, khách hàng sẽ cảm thấy bất lợi nếu chỉ có tiền mặt trong tay”. Quả vậy, khi chia sẻ về các dịch vụ điện tử, một lãnh đạo ngân hàng khẳng định, mảng kinh doanh thẻ nói chung và thẻ tín dụng nói riêng được xem là mảng kinh doanh chiến lược, nhằm hướng đến mục tiêu trở thành ngân hàng thương mại bán lẻ chuẩn mực hàng đầu Việt Nam. Do đó, mỗi một ngân hàng đều liên tục triển khai loạt ưu đãi cho các chủ thẻ như: hoàn tiền, ưu đãi mua sắm, xem phim, giftcard… để kích cầu chi tiêu, mang đến lợi ích kép cho khách hàng và ngân hàng. Điều này cho thấy, khách hàng cần nhanh chóng cập nhật thêm hình thức chi tiêu thay vì chỉ sử dụng tiền mặt. Bên cạnh đó, người dùng cần nắm bắt kịp thời các chương trình khuyến mãi mà ngân hàng triển khai trên thẻ tín dụng để hưởng lợi ích tối ưu ở tương lai… Hưởng ứng chủ trương của Chính phủ và NHNN, nhiều ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất cho vay cũng như có chính sách cơ cấu nợ cho DN đã tác động tích cực đối với thị trường kinh tế trong nước. Và dù còn nhiều thách thức, thế nhưng sự chuyển biến này hứa hẹn một năm 2020 với nhiều cơ hội mới để DN phát triển và vươn cao hơn nữa. Từ cuối tháng 2, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank) triển khai nguồn vốn ưu đãi trị giá 10.000 tỷ đồng với lãi suất giảm mạnh đến 2%/năm dành cho khách hàng cá nhân, DN vay phục vụ sản xuất kinh doanh. Căn cứ vào phương án kinh doanh và sử dụng nguồn vốn, khách hàng có thể vay vốn ngắn hạn với lãi suất tối thiểu 6,5%/năm đối với DN và 8,5%/năm đối với cá nhân. Thời gian triển khai gói vay sẽ kết thúc vào ngày 30/6/2020 hoặc khi hết hạn mức. Bên cạnh đó, Sacombank cũng thông báo có chính sách cơ cấu nợ, giảm lãi suất vay theo quy định, hướng dẫn của NHNN đối với nhóm khách hàng bị ảnh hưởng dịch Covid-19, cụ thể là các khách hàng hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu, du lịch, nghỉ dưỡng, nhà hàng, khách sạn, dệt may, da giày, nông nghiệp, nông thôn…
Nhằm đáp ứng kịp thời các nhu cầu vốn khi dòng tiền chưa về kịp, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) cho biết đang cung cấp giải pháp “Cấp tín dụng không tài sản bảo đảm” với nhiều hình thức linh hoạt như cho vay, thấu chi và phát hành thẻ BizCard cho các tổ chức, DN. Ngoài ra, SCB cũng cung cấp sản phẩm “Cho vay có tài sản bảo đảm” với mức cho vay ngắn hạn lên đến 90% tổng nhu cầu vốn với lãi suất ưu đãi. Không dừng lại ở đó, SCB còn tiến hành phối hợp với HUBA thành lập Tổ tư vấn và hỗ trợ tài chính, qua đó cung cấp các giải pháp tài chính toàn diện, kịp thời và hiệu quả cho các khách hàng trên địa bàn TP.HCM. Để hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh trong 6 tháng đầu năm cũng như hỗ trợ các khách hàng đang chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) tiếp tục công bố gói vay 25.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi hấp dẫn từ nay đến hết 30/6/2020. Trong đó, với gói vay ưu đãi này, ACB dành 13.000 tỷ đồng cho các khách hàng cá nhân và 12.000 tỷ đồng cho các khách hàng DN nhỏ và vừa (DNNVV). Riêng với các khách hàng là cá nhân, ACB cho biết gói vay này ưu đãi lãi suất tối thiểu từ 7,5%/năm cho các khoản vay sản xuất kinh doanh ngắn hạn và 8,5%/năm cho các khoản vay trung dài hạn. Theo đó, khách hàng có thể lựa chọn nhiều kỳ hạn cố định lãi suất đầu tiên lên đến 36 tháng. Ngoài ra, nhằm hỗ trợ khách hàng duy trì, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh và ổn định cuộc sống trong giai đoạn bị tác động bởi dịch Covid-19, khách hàng vay vốn theo chương trình này chưa phải trả nợ vốn gốc (ân hạn vốn) trong 12 tháng và được áp dụng chính sách miễn phí trả nợ trước hạn linh hoạt trong thời gian ân hạn vốn… Trong lần ưu đãi này, ACB còn đặc biệt hướng đến khách hàng là DNNVV. Cụ thể, những ưu đãi không chỉ dừng lại ở lãi suất cho vay mà còn ưu đãi thêm về phí. Các khách hàng có nhu cầu bổ sung vốn ngắn hạn cho hoạt động sản xuất kinh doanh có thể chọn ưu đãi lãi suất vay ngắn hạn chỉ từ 6,5%/năm. Các khách hàng có nhu cầu đầu tư mua sắm/sửa chữa máy móc thiết bị, xây dựng nhà xưởng, văn phòng… có thể chọn gói ưu đãi lãi suất vay trung dài hạn chỉ từ 8,5%/năm và có thể cố định lãi suất kỳ đầu lên đến 24 tháng. Bên cạnh đó, ACB còn giảm đến 50% cho phí thanh toán quốc tế, bảo lãnh và giảm đến 100% cho phí huy động, dịch vụ tài chính… Có thể nhận thấy, trong lần ưu đãi này, các ngân hàng chủ động tiếp cận đối tượng khách hàng là DNNVV. Theo đó, phần lớn chương trình đưa ra nhiều chương trình, sản phẩm ưu tiên, hỗ trợ cho các DNNVV. Từ đó nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn sản xuất, kinh doanh của các DN này. Đồng thời, trên cơ sở thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ, tạo điều kiện cho DNNVV tiếp cận nguồn vốn tín dụng để phát triển sản xuất kinh doanh, khối ngân hàng đã đưa mức lãi suất ngắn hạn xuống mức rất thấp, dao động từ 6,5%- 8%/năm. Đây là mức lãi suất vô cùng tốt đối với DN sản xuất kinh doanh trong dịp này. Theo chia sẻ của một lãnh đạo ngân hàng, hiện nay, các ngân hàng đều đang thấu hiểu được nhu cầu của DN nên phần lớn đều thiết kế “Gói sản phẩm dịch vụ và ưu đãi dành cho từng DN”. Với ngân hàng, đây được xem là chính sách hết sức thiết thực vì nó không chỉ góp phần giải quyết được nhu cầu tài chính của DN mà còn góp sức trong công cuộc phát triển kinh tế vững bền. Ngược lại, đây là cơ hội rất tốt để DN có thể nhận hỗ trợ về tài chính. Do đó, ngân hàng mong rằng các DN nhanh chóng nắm bắt cơ hội vay vốn đợt này vì giảm được chi phí lãi vay khá lớn. Cùng quan điểm, một chuyên gia tài chính khuyên DN rằng, việc ngân hàng giảm lãi suất trong bối cảnh này là động thái tích cực góp phần hỗ trợ DN tiếp cận vốn rẻ hơn. Do đó, các DN có nhu cầu vay vốn nên nhanh chóng đến ngân hàng đặt đơn, đặc biệt là những DN đang có nhu cầu vay vốn ngắn hạn cho mùa kinh doanh năm mới như thanh toán tiền hàng, bổ sung vốn lưu động, tích trữ hàng hóa cho kế hoạch cuối năm 2020... Bên cạnh đó, việc cơ cấu lại nợ mà các ngân hàng đang triển khai cũng vô cùng quan trọng, điều này tác động đến chi phí chung của DN khi làm giảm chi phí lãi vay một cách tương đối. “Đây chính là cơ hội lớn mà DN nên nắm bắt để thực hiện ngay các kế hoạch kinh doanh mới của họ”, vị chuyên gia nhấn mạnh. Nhìn nhận một cách khách quan, những nỗ lực thay đổi đáng ghi nhận từ ngân hàng nói riêng và tập thể tài chính- ngân hàng trong cả nước nói chung đã mang lại nhiều cơ hội để biến giấc mơ khởi nghiệp và đưa nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển thành sự thật...
Để phục vụ hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp bắt buộc phải giao dịch thường xuyên với ngân hàng, đặc biệt là các giao dịch tài khoản, chuyển tiền, thanh toán, bảo lãnh… bằng cả phương thức truyền thống (tại các điểm giao dịch ngân hàng) và hiện đại (qua kênh ngân hàng điện tử). Với sự phát triển mạnh mẽ của Internet, giờ đây các doanh nghiệp hoàn toàn có thể tận dụng phương thức giao dịch trực tuyến để tối ưu lợi thế về thời gian, bảo mật, quản lý tài chính doanh nghiệp… Đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 đang ngày càng phức tạp, các doanh nghiệp có thể tham gia các chính sách khuyến khích giao dịch online được ngân hàng thiết kế riêng cho doanh nghiệp mà chương trình “Mở tài khoản hôm nay - Nhận ngay ưu đãi” của BAC A BANK là một ví dụ điển hình. Theo đó, BAC A BANK miễn phí 100% giao dịch tài khoản của doanh nghiệp, bao gồm miễn phí mở và quản lý tài khoản (không yêu cầu số dư tối thiểu), miễn phí nộp tiền và rút tiền từ tài khoản, miễn phí cung cấp thông tin tài khoản thanh toán/ tài khoản tiền gửi có kỳ hạn. Doanh nghiệp tham gia Chương trình cũng được miễn phí chuyển tiền trong nước và miễn phí dịch vụ ngân hàng điện tử bao gồm phí dịch vụ Internet Banking/SMS Banking và phí chuyển tiền trong và ngoài hệ thống bằng tài khoản BAC A BANK trên nền tảng trực tuyến. Ngoài ra, doanh nghiệp được giảm 30% phí bảo lãnh, bao gồm phí phát hành bảo lãnh, phí thông báo, tu chỉnh, … Không chỉ hướng tới lợi ích doanh nghiệp, Ngân hàng TMCP Bắc Á còn dành tặng nhiều ưu đãi dành cho người lao động trong khuôn khổ chương trình “Trả lương qua BAC A BANK - Hưởng trọn tiện ích”. Sở hữu tài khoản lương tại BAC A BANK, cán bộ nhân viên trực thuộc doanh nghiệp sẽ được hưởng ưu đãi 100% đối với dịch vụ Tài khoản (miễn phí giao dịch và quản lý tài khoản, không yêu cầu số dư tối thiểu). BAC A BANK cũng không thu phí đối voqwis các giao dịch tại ATM trong hệ thống và dịch vụ Ngân hàng điện tử (SMS Banking, chuyển tiền trong và ngoài hệ thống, chuyển tiền 24/7) của người lao động. Về phía doanh nghiệp khi đăng ký sử dụng dịch vụ chi trả lương qua tài khoản BAC A BANK trong thời gian này, ngoài dịch vụ chi hộ lương trong hệ thống hoàn toàn không mất phí còn được thụ hưởng chính sách khuyến khích miễn giảm khi giao dịch tài khoản, chuyển tiền trong hệ thống, dịch vụ SMS banking… tương tự doanh nghiệp tham gia chương trình “Mở tài khoản hôm nay - Nhận ngay ưu đãi”. Đặc biệt, BAC A BANK miễn phí hoàn toàn dịch vụ chuyển tiền 24/7 qua Internet Banking để doanh nghiệp thêm an tâm, chủ động trong mùa dịch Covid19 này. Với tâm thế sát cánh cùng doanh nghiệp, các chính sách ưu đãi phí kể trên đã thể hiện nỗ lực của BAC A BANK trong nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm giúp doanh nghiệp tăng cường hiệu quả hoạt động; đồng thời chung tay cùng doanh nghiệp xây dựng chế độ đãi ngộ tốt cho đội ngũ nhân sự, góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh. Để biết thêm thông tin chi tiết, xin vui lòng truy cập website www.baca-bank.vn hoặc liên hệ Tổng đài Chăm sóc khách hàng 1800 588 828. Sau hơn một tuần hưởng ứng chương trình miễn/giảm phí dịch vụ chuyển mạch của NHNN, đến ngày 04/03/2020 đã có thêm 15 ngân hàng tham gia chương trình miễn/giảm phí giao dịch chuyển tiền liên ngân hàng giá trị nhỏ từ 500.000 đồng trở xuống, nâng tổng số ngân hàng tham gia miễn/giảm phí lên 32/45 ngân hàng thành viên NAPAS. Theo dữ liệu thống kê từ NAPAS, số lượng giao dịch của 32 ngân hàng miễn/giảm phí chiếm 98% tổng số lượng giao dịch toàn hệ thống. Việc giảm phí dịch vụ của NAPAS là tiền đề để cả hệ thống Ngân hàng thực hiện chương trình miễn/giảm phí dịch cho người dân, doanh nghiệp. Trong số 15 ngân hàng tiếp theo giảm phí dịch vụ, 05 ngân hàng áp dụng chính sách miễn phí cho khách hàng khi thực hiện các giao dịch chuyển tiền nhanh liên ngân hàng 24/7 có giá trị từ 500.000 đồng trở xuống, gồm: MSB miễn phí từ 2/3/2020, BaoViet Bank miễn phí từ 01/4/2020, VIB miễn phí từ 14/3/2020 đến 31/12/2020. Riêng Nam A Bank và IVB triển khai đồng thời hai chương trình miễn/giảm phí, cụ thể, từ 05/03/2020 Nam A Bank miễn phí giao dịch trên các kênh internet banking, mobile banking và ATM, tại kênh quầy áp dụng mức thu 2.000 đồng/giao dịch. Trong khi đó, IVB miễn thu khách hàng từ ngày 04/03/2020 đến 05/05/2020, sau thời gian này IVB sẽ áp dụng chính sách tương đương mức giảm của NAPAS. Chính sách thu phí khách hàng 2.000 đồng/giao dịch được ACB triển khai từ 05/03/2020, OceanBank áp dụng từ 10/03/2020 đến 31/12/2020. 07 ngân hàng áp dụng mức giảm thu khách hàng từ 1.300 đồng – 5.000 đồng/giao dịch, tương đương với mức giảm của NAPAS tùy theo kênh giao dịch và đối tượng khách hàng. Cụ thể: VietinBank áp dụng mức thu 7.000 đồng/giao dịch (mức phí cũ là 9.000 đồng/giao dịch) kể từ ngày 01/03/2020, hiện tại VietinBank đang miễn phí hoàn toàn gói VBiz. Trong khi đó, Agribank áp dụng mức thu 5.000 đồng/giao dịch trên kênh Agribank E-mobile banking, ATM (mức phí cũ là 8.000 đồng/giao dịch) và thu 8.000 đồng/giao dịch trên kênh internet banking (mức phí cũ là 10.000 đồng/giao dịch) kể từ 02/03/2020. Shinhan Bank áp dụng mức thu 5.000 đồng/giao dịch (mức phí cũ 10.000 đồng) trên kênh mobile banking và internet banking từ ngày 03/03/2020. Các ngân hàng khác áp dụng mức giảm thu phí khách hàng tương đương mức giảm của NAPAS gồm: SHB từ 29/02/2020 đến 31/12/2020, ngân hàng SCB, LienVietPostBank từ 09/03/2020 và IBK từ 16/3/2020. Đến thời điểm hiện tại, BIDV là ngân hàng quốc doanh duy nhất đưa mức thu khách hàng thấp nhất trong bốn ngân hàng quốc doanh, với mức phí 2.000 đồng/giao dịch. Cùng với động thái miễn, giảm phí cho các giao dịch giá trị nhỏ, toàn hệ thống ngân hàng khuyến khích khách hàng giao dịch an toàn qua các kênh ngân hàng điện tử Internet Banking, Mobile Banking hoặc thanh toán không dùng tiền mặt nhằm hạn chế nguy cơ lây nhiễm Covid-19. Với thói quen sử dụng tiền mặt như hiện nay thì tiền giấy hay tiền polymer đều có nguy cơ là nguồn của các tác nhân gây bệnh và là rủi ro đối với sức khỏe cộng đồng, không chỉ là virus corona mà có thể lây nhiễm một số mầm bệnh khác.
Với mỗi doanh nghiệp, nguồn nhân lực là một tài sản rất quan trọng đối với sự phát triển và hưng thịnh của doanh nghiệp đó và với Vietbank bí quyết để thu hút, giữ chân được nhân tài về với ngân hàng là cả một hoạch định mang tầm nhìn chiến lược.
Tại Vietbank, ngoài lương thưởng và các gói phúc lợi như chăm sóc sức khỏe định kỳ, nghỉ mát hàng năm, nghỉ phép, nghỉ chế độ, bảo hiểm như Bộ Lao động quy định, đào tạo, Vietbank còn có một số chế độ phúc lợi khác như: Mua Bảo hiểm Vietbank Care cho tất cả cán bộ nhân viên (CBNV) ký hợp đồng lao động chính thức tại Vietbank mà nhân viên không phải đóng tiền mua loại Bảo hiểm này. Bên cạnh đó, nhân viên cũng có thể đăng ký mua thêm cho người thân còn cán bộ quản lý, ngân hàng sẽ mua bảo hiểm cho cán bộ quản lý cùng 2 người thân (cha, mẹ, vợ/chồng, con) với mức bảo hiểm tương tự và chế độ ngang bằng của cán bộ quản lý. Ngoài việc thúc đẩy sự nỗ lực của CBNV qua các cuộc thi đua nội bộ và những hình thức khen thưởng xứng đáng với kết quả mà CBNV đạt được bằng những chuyến du lịch Châu Âu dành cho cá nhân đạt được kết quả cao nhất. Ngoài ra, Vietbank còn hướng đến sự khen thưởng đặc biệt dành cho người dẫn đầu của các Cán bộ quản lý hay sự đoàn kết của một tập thể để khuyến khích sự nỗ lực của phòng ban. Song song với đó, Vietbank luôn tạo nên những sân chơi bổ ích dành cho các CBNV ở tất cả các lĩnh vực thông qua cuộc thi “Sáng kiến Vietbank”, khuyến khích sự sáng tạo của CBNV ở trong và ngoài lĩnh vực chuyên môn nhằm thúc đẩy cho sự phát triển toàn diện của ngân hàng. Và ở Vietbank luôn ghi nhận và tôn vinh sự đóng góp của các CBNV, đặc biệt là các CBNV có thâm niên làm việc và gắn bó với ngân hàng. Theo đại diện ngân hàng Vietbank cho biết: “Hàng năm ngân hàng đều tôn vinh các CBNV có thâm niên gắn bó với ngân hàng từ 5 năm trở lên và năm 2019 vừa qua, ngoài các CBNV có thâm niên từ 5 năm, Vietbank còn vinh danh 200 CBNV đã gắn bó với ngân hàng trên 10 năm, đó là một tài sản rất giá trị mà Vietbank luôn tự hào với môi trường làm việc tốt, mang đến niềm tin tưởng và cống hiến của tất cả CBNV luôn sát cánh cùng với sự phát triển của ngân hàng”. Từ nền tảng vững chắc, Vietbank đã tạo ra môi trường làm việc năng động, sáng tạo, chế độ phúc lợi tốt cùng với lộ trình thăng tiến cho từng vị trí công việc cụ thể đã tạo nên một bí quyết riêng của ngân hàng trong việc thu hút nhân tài, đặc biệt là các nhân sự cấp cao. Mới đây, Vietbank được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho ngân hàng mở mới thêm 5 chi nhánh tại 5 tỉnh thành bao gồm: Quảng Ninh, Quảng Nam, Đồng Tháp, Bình Định và Kiên Giang. Theo đó, Vietbank đang đẩy mạnh công tác chuẩn bị cơ sở vật chất cũng như tuyển dụng rất nhiều vị trí nhân sự từ nhân viên đến các cấp quản lý cho 5 chi nhánh này. Bên cạnh đó, Vietbank cũng đang tuyển thêm rất nhiều nhân sự làm việc tại Hội sở và các tỉnh thành khác trên toàn quốc với các chức danh gồm Giám đốc, Trưởng/Phó Phòng, Trưởng Bộ phận, chuyên viên, kiểm soát viên, giao dịch viên, nhân viên, thực tập sinh… cùng nhiều vị trí khác. Thông tin chi tiết các vị trí tuyển dụng xem tại website Vietbank. Ứng viên quan tâm có thể nộp hồ sơ qua email gửi thông tin ứng tuyển (mẫu dowload tại đây) gửi về mail: tuyendung@vietbank.com.vn. | https://thoibaonganhang.vn/tiet-lo-bi-quyet-vietbank-thu-hut-nhan-tai-98635.html Nhân dịp Quốc tế Phụ nữ, để tôn vinh “một nửa thế giới”, BAC A BANK gửi tặng nhiều ưu đãi hấp dẫn dành riêng cho phái đẹp. Với tên gọi “8/3 - Yêu thương gửi trọn”, chương trình triển khai tại hệ thống chi nhánh và phòng giao dịch BAC A BANK trên toàn quốc từ ngày 05/03/2020 đến hết ngày 07/03/2020. Trong khuôn khổ chương trình, khách hàng nữ mở mới sổ tiết kiệm tại BAC A BANK từ ngày 05/03/2020 đến hết ngày 07/03/2020 với số tiền tối thiểu 100 triệu đồng, kỳ hạn từ 6 tháng/181 ngày trở lên sẽ nhận được quà tặng bằng tiền mặt tương đương lãi suất 0,083%/năm cho số tiền và kỳ hạn của sổ tiết kiệm. Bên cạnh đó, các khách hàng nữ thân thiết sẽ được tặng thêm phiếu mua hàng TH truemart để trải nghiệm các sản phẩm tươi sạch của Tập đoàn TH - giúp chị em vừa chăm sóc sức khoẻ lại “giữ dáng đẹp da” (điều kiện tặng quà áp dụng tuỳ từng đơn vị kinh doanh). Chương trình “8/3 - Yêu thương gửi trọn” là lời tri ân đầy ý nghĩa BAC A BANK trao gửi tới một nửa yêu thương. Khi tham gia chương trình, khách hàng vẫn được hưởng các khuyến mại, ưu đãi hiện hành theo quy định của BAC A BANK. Cụ thể, BAC A BANK hiện đang triển khai sản phẩm tiết kiệm Người xây tổ ấm dành riêng cho phái nữ với rất nhiều lợi ích nổi bật như cộng thêm lãi suất khuyến khích khi gửi kỳ hạn 13 tháng trở lên, tặng phiếu mua hàng TH truemart nếu số dư sổ tiết kiệm từ 1 tỷ đồng hay giảm 1%/năm lãi suất khi vay cầm cố sổ tiết kiệm Người xây tổ ấm. Cũng trong tháng 3 này, khách hàng nữ đến với BAC A BANK có thể nhận được mã số dự thưởng để tham gia quay số cuối Chương trình “Mừng Xuân Canh Tý - Gửi lộc tri ân” với cơ cấu giải thưởng hấp dẫn bao gồm 01 Giải Đặc biệt: Sổ tiết kiệm BAC A BANK trị giá 500 triệu đồng/giải; 02 Giải Nhất: Sổ tiết kiệm trị giá 200 triệu đồng/giải; 03 Giải Nhì: Sổ tiết kiệm trị giá 100 triệu đồng/giải; 06 Giải Ba: Sổ tiết kiệm trị giá 50 triệu đồng/giải cùng 200 Giải Khuyến khích: Sổ tiết kiệm trị giá 5 triệu đồng/giải. Chương trình áp dụng ngay khi khách hàng gửi tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng hoặc 181 ngày trở lên với số dư tối thiểu chỉ từ 10 triệu đồng, số lượng mã số dự thưởng khách hàng được nhận tương ứng số dư và kỳ hạn của sổ tiết kiệm. Từ ngày 6 – 31/3/2020, tất cả chủ thẻ tín dụng quốc tế Sacombank có phát sinh giao dịch đều được tặng điểm tích lũy để tham gia xét tặng 3 máy rửa chén trị giá 20 triệu đồng/máy; với mỗi 300.000 đồng giao dịch sẽ được tặng 1 điểm tích lũy, riêng khách hàng nữ giao dịch trong ngày 8/3 sẽ được nhân đôi số điểm, nếu có thêm điều kiện ngày sinh nhật là 8/3 sẽ được nhân 3 số điểm. Vào cuối chương trình, 3 khách hàng có số điểm tích lũy cao nhất sẽ được nhận máy rửa chén. Trong hai ngày 6-7/3/2020, khách hàng nữ đến gửi tiết kiệm tại các điểm giao dịch Sacombank sẽ được tặng 0,05%/năm lãi suất khi gửi thời hạn 6 – 12 tháng, tặng 0,10%/năm lãi suất khi gửi thời hạn trên 12 tháng. Ngoài ra, khách hàng nữ còn được giảm 50% phí trung gian thanh toán, miễn phí dịch vụ bảo quản tài sản tới 1 triệu đồng từ ngày 6-12/3/2020. Trong ba ngày từ 6-8/3/2020, khách hàng cá nhân thực hiện giao dịch chuyển khoản liên ngân hàng 24/7 thành công trên iBanking hoặc mBanking với số tiền từ 5 triệu đồng sẽ được Sacombank hoàn 83.000 đồng vào tài khoản. Số lượng giao dịch được hoàn vào 3 ngày 6-7-8/3/2020 lần lượt là: 300, 300, 400. Mỗi khách hàng chỉ được hoàn tiền 1 lần. Đặc biệt, từ ngày 2-8/3/2020, Sacombank sẽ gửi tặng hoa chúc mừng đến các nữ doanh nhân thuộc nhóm doanh nghiệp VIP đạt hạng Diamond và Gold.
Tiết kiệm online được coi là hình thức gửi tiết kiệm thông minh và tiện lợi hiện nay. Ứng dụng ngân hàng số trên điện thoại sẽ giúp người dùng tính toán lãi suất, kỳ hạn và có chiến lược chia sổ tiết kiệm một cách hợp lý nhất. Ngoài ra, khách hàng còn chủ động trong giao dịch khi có thể lấy lãi hoặc rút tiền trước hạn. Không cần phải đến quầy giao dịch để mở sổ tiết kiệm, khi muốn gửi tiết kiệm online ở một ngân hàng, người dùng chỉ cần có tài khoản thanh toán tại ngân hàng đó và đăng ký sử dụng ngân hàng điện tử (Internet Banking/Mobile banking). Sau đó, khách hàng thực hiện các bước như chọn kỳ hạn gửi, số tiền để bắt đầu gửi tiết kiệm. Bên cạnh đó, các ngân hàng còn tích cực tung nhiều khuyến mãi, ưu đãi lãi suất cho tiết kiệm online cao hơn tại quầy. Lãi suất tiết kiệm online kỳ hạn dưới 6 tháng Theo khảo sát của phóng viên, tính đến ngày 3/3/2020, lãi suất cho các khoản tiền gửi trực tuyến tại các kỳ hạn dưới 6 tháng của các ngân hàng không có sự chênh lệch khá lớn. Lãi suất kỳ hạn 1-5 tháng chủ yếu dao động trong khoảng từ 4,3%-5,1%/năm. Cụ thể, lãi suất tiết kiệm online kỳ hạn 1-2 tháng tại Vietcombank là 4,3%/năm, tại BIDV là 4,3%/năm, tại Nam A Bank là 4,9%/năm, lãi suất cao nhất thuộc về các ngân hàng như ACB, SHB, OceanBank là 5%/năm. Với kỳ hạn 3-5 tháng, Agribank niêm yết lãi suất 4,8%/năm, một số ngân hàng như NCB, MBBank, Maritime Bank đều áp dụng mức 5%/năm. Riêng VietinBank cao nhất với mức 5,1%. Lãi suất tiết kiệm online kỳ hạn 6 tháng Với kỳ hạn 6 tháng, khảo sát cho thấy có sự chênh lệch khá lớn giữa các ngân hàng. Nhiều ngân hàng đã áp dụng mức lãi suất trên 8%, dao động trong khoảng từ 5,3%-8,21%. SCB là ngân hàng đang áp dụng lãi suất tiết kiệm online cao nhất cho kỳ hạn 6 tháng, lên tới 8,21%/năm (tùy vào số tiền gửi). Trong khi đó, nếu chọn hình thức gửi tiết kiệm tại quầy, khách hàng sẽ chỉ được hưởng lãi suất 7,1%/năm cho kỳ hạn 6 tháng. Nam A Bank cũng áp dụng mức lãi suất cao ở mức 8%/năm, trong khi đó lãi suất gửi tại quầy của ngân hàng này là 6,8%/năm cho kì hạn 6 tháng. Một số ngân hàng khác cũng có mức lãi suất cao trên 7% như Bắc Á, Bảo Việt, NCB, VIB… Các ngân hàng như BIDV, Vietcombank, Agribank đều để ở mức 5,3%/năm. Lãi suất tiết kiệm online kỳ hạn từ 12 tháng trở lên Với kỳ hạn từ 12 tháng trở lên, bộ ba ngân hàng Agribank, BIDV và Vietcombank đều để mức lãi suất chung là 6,8%/năm, thấp nhất trên thị trường. Riêng VietinBank, mức lãi suất cho kì hạn này dao động từ 7%-7,1%/năm, không có sự chênh lệch lớn. SCB vẫn là ngân hàng dẫn đầu về lãi suất dao động từ 8,56%-8,76%/năm đối với các kì hạn từ 12 tháng trở lên. Một số ngân hàng có lãi suất dao động trên 8%/năm như NCB, Nam A Bank. Còn lại đều nằm trong khoảng trên 7%/năm. Thêm quà, tặng lãi suất Ngoài ra, để khuyến khích người dân gửi tiết kiệm online, ngoài ưu đãi về lãi suất, các nhà băng còn đua nhau tung nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Mới đây, VietinBank triển khai chương trình khuyến mãi “Tiết kiệm online, lãi cao trúng lớn” kéo dài đến hết 10/5/2020. Theo đó, khách hàng có cơ hội trúng thưởng hàng chục điện thoại iPhone 11 Pro Max thời thượng và hàng nghìn giải thưởng giá trị khác. Tổng trị giá giải thưởng của chương trình là gần 1,5 tỷ đồng. Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) thì triển khai chương trình tăng lãi suất tiết kiệm online. Cụ thể, khách hàng sẽ được cộng thêm 0,5% với kỳ hạn gửi từ 6-18 tháng và 0,4% với kỳ hạn 24 tháng trở lên so với biểu lãi suất tiết kiệm online hiện hành, lãi suất sau cộng thưởng cao nhất lên tới 7,9%. Tham dự lễ ký kết có ông Bùi Thái Hà, Phó tổng giám đốc thường trực LienVietPostBank; ông Cao Văn Bình, Phó Tổng giám đốc CIC cùng lãnh đạo các phòng ban CIC và LienVietPostBank. Theo thỏa thuận ký kết, LienVietPostBank đảm bảo tiếp cận, tư vấn ngay 100% các nhu cầu vay đăng ký qua Cổng thông tin. Nếu không thể cho vay thì cũng thực hiện tư vấn về chính sách, thủ tục hồ sơ để giúp khách hàng có thông tin chính thống và có sự lựa chọn khác phù hợp. Đặc biệt, LienVietPostBank sẽ cung cấp sản phẩm với chính sách ưu đãi riêng dành cho khách hàng đăng ký qua vay qua Cổng thông tin; Thông tin các gói tín dụng, quy trình và thủ tục cho vay của LienVietPostBank được giới thiệu chi tiết trên Cổng thông tin để giúp khách tìm kiếm, so sánh, lựa chọn, đăng ký nhu cầu sản phẩm tín dụngthuận lợi, dễ dàng. Ngoài ra, LienVietPostBank cũng sẽ tích cực phối hợp cùng CIC để hoàn thiện Cổng thông tin (theo hướng tiếp nhận phản hồi, tư vấn cho CIC nâng cấp, hoàn thiện các ứng dụng) để có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu khai thác, sử dụng của cả TCTD và khách hàng vay.
Theo bà Nguyễn Thị Hương Mai, Trưởng phòng cấp tin miền Nam, CIC sẽ dành cho LienVietPostBank một số chính sách ưu đãi riêng như: Ưu tiên hiển thị các sản phẩm tín dụng của LienVietPostBank và các TCTD khác có chính sách ưu đãi tốt trên trang mặt của web và ứng dụng; Hỗ trợ và đảm bảo kỹ thuật để giúp các user của LienVietPostBank khai thác sử dụng thông tin nhu cầu tín dụng và kết nối với khách hàng có nhu cầu đăng ký qua Cổng thông tin; Ưu tiên chuyển quyền kết nối cho user của LienVietPostBank đối với những nhu cầu vay tại địa bàn ngoài thành phố/thị xã mà sau 2 ngày chưa được TCTD nào tiếp cận; Hỗ trợ kỹ thuật để user LienVietPostBank khai thác, sử dụng Báo cáo tín dụng về khách hàng vay phục vụ việc đánh giá, cấp tín dụng của LienVietPostBank (với điều kiện khách hàng vay chấp thuận chia sẻ thông tin); Hỗ trợ kỹ thuật và các chức năng để user quản lý của LienVietPostBank chiết xuất số liệu thống kê cần thiết và quản lý lịch sử truy cập kết nối của các user trong hệ thống Liên Việt trên Cổng thông tin một cách thuận tiện và hiệu quả. Về lâu dài, CIC sẽ thiết kế những sản phẩm chuyên biệt đáp ứng nhu cầu thông tin cho LienVietPostBank (dự báo về nhu cầu tín dụng của thị trường, đánh giá mức độ yêu thích của khách hàng đối với chất lượng SPDV của LienVietPostBank...).
Phát biểu tại lễ ký kết, Phó tổng giám đốc CIC, ông Cao Văn Bình nhấn mạnh, trong thời gian vừa qua, CIC đã tổ chức triển khai nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động. Kết quả hoạt động của CIC đã được NHNN, các tổ chức quốc tế đánh giá cao. Tại báo cáo đánh giá môi trường kinh doanh của Việt Nam 2020 do WB thực hiện, các chỉ số về hoạt động TTTD đều có sự cải thiện rõ rệt, độ phủ TTTD tăng từ 54,8% (2019) lên 59,4% dân số trưởng thành, chỉ số chiều sâu TTTD cải thiện từ 7 lên 8/8 điểm, là một trong hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ đạt điểm tuyệt đối, cao hơn khu vực Đông Á Thái Bình Dương và các nước thu nhập cao OECD. Hoạt động của CIC đã góp phần nâng cao khả năng “Tiếp cận tín dụng” của Việt Nam lên hạng 25/190 nước và vùng lãnh thổ, tăng 7 bậc so với 2019, xếp thứ 2 trong khu vực ASEAN và thứ 7 khu vực Châu Á. Cũng theo ông Bình, một trong những việc CIC đã triển khai và được NHNN đánh giá cao nhằm thực hiện Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng triển khai các Nghị quyết của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, mở rộng tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh, tiêu dùng, góp phần hạn chế “tín dụng đen”, đó là CIC đã chủ động xây dựng Đề án Cổng thông tin kết nối với khách hàng vay. Với Cổng thông tin này, CIC cung cấp đồng bộ các giải pháp hoàn chỉnh trên website và ứng dụng điện thoại thông minh với nhiều tiện ích, cho cả NHNN, TCTD và bản thân khách hàng vay. Qua hơn 8 tháng đi vào hoạt động thí điểm, CIC và nhà thầu tập trung tiếp nhận các ý kiến góp ý, phản hồi của người dùng để nâng cấp, hoàn thiện các tiện ích. Cổng thông tin đã thu hút được số lượng đáng kể người dùng tham gia vào hệ thống. Tỷ lệ kết nối nhu cầu vay đã có sự gia tăng khá rõ rệt qua từng tháng, nhiều khách hàng đã đăng ký và được tiếp cận các sản phẩm vay từ các TCTD.
Phó tổng giám đốc Thường trực LienVietPostBank Bùi Thái Hà chia sẻ, với lợi thế là NHTMCP có mạng lưới lớn với gần 550 chi nhánh/phòng giao dịch, hơn 1.000 Phòng Giao dịch Bưu điện và quyền khai thác 10.000 điểm giao dịch bưu điện dịch trải khắp 63 tỉnh, thành trong cả nước, LienVietPostBank là một trong những kênh quan trọng đáp ứng các sản phẩm, dịch vụ tài chính tới tất cả khách hàng vay trên toàn quốc. Chính vì vậy, LienVietPostBank đã đề nghị và được CIC thống nhất ký kết thỏa thuận hợp tác, qua đó tạo điều kiện thuận lợi và mang lại lợi ích hợp pháp cho khách hàng vay. Thông qua Thỏa thuận hợp tác này, khách hàng vay tại các tỉnh, thành trên cả nước, nơi có sự hiện diện của LienVietPostBank có thể dễ dàng tìm hiểu, lựa chọn các gói tín dụng và đăng ký nhu cầu vay vốn tại LienVietPostBank, tiết kiệm được chi phí đi lại, thời gian khi sử dụng dịch vụ ngân hàng và tiếp cận với nguồn vốn vay nhanh chóng hơn. Ngược lại, LienVietPostBank có thể chủ động triển khai giới thiệu các gói tín dụng, thông báo đầy đủ và nhanh chóng chính sách vay ưu đãi để khách hàng vay lựa chọn. Để cổng thông tin kết nối khách hàng vay thực sự phát huy được hiệu quả, góp phần thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của ngành, CIC đề nghị Ban lãnh đạo LienVietPostBank, các chi nhánh, phòng giao dịch trong hệ thống triển khai quyết liệt thỏa thuận này. Trước hết là đăng ký tài khoản truy cập sử dụng, khai thác thông tin nhu cầu tín dụng trên Cổng thông tin để tăng hiệu quả kết nối với khách hàng vay. Các tài khoản đã đăng ký chủ động truy cập thường xuyên để kịp thời tư vấn, hỗ trợ nhu cầu của khách hàng; chủ động cập nhật/bổ sung các sản phẩm tín dụng kịp thời để khách hàng có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp. Phối hợp với CIC thực hiện tuyên truyền, quảng bá để người dân và doanh nghiệp hiểu rõ quyền và lợi ích khi tham gia vào Cổng thông tin. Trong thời gian tới, CIC cũng cam kết sẽ tiếp tục hoàn thiện các tiện ích của Cổng thông tin; đẩy mạnh công tác truyền thông, quảng bá rộng rãi tới người dân và doanh nghiệp, các TCTD trong Ngành để phát huy hiệu quả của Cổng thông tin kết nối khách hàng vay.
Là một bà mẹ có con đang ở độ tuổi đi học, chị Hoàng Anh (36 tuổi, Hà Nội) rất quan tâm đến thông tin về việc phòng tránh dịch Covid-19. Mỗi ngày, chị thường xuyên nhận từ 4-5 tin nhắn liên quan đến dịch Covid-19 từ nhiều nguồn tin khác nhau. Trong một lần không để ý, chị đã suýt khai báo thông tin đăng nhập Internet Banking từ một đường link được gắn kèm theo tin nhắn cảnh báo phòng dịch. “Tôi đã ngay lập tức gọi điện cho ngân hàng và được phía ngân hàng xác nhận là không hề cung cấp dịch vụ nào như vậy. Chỉ cần một chút sơ sẩy thì không biết hậu quả sẽ nghiêm trọng đến mức nào”, chị Hoàng Anh lo lắng. Thời gian qua, khi tình hình dịch Covid-19 diễn biến ngày một phức tạp cũng là lúc người dân thường xuyên nhận được những tin nhắn cảnh báo, khuyến cáo phòng dịch. Tuy nhiên, không ít kẻ xấu đã lợi dụng tâm lý hoang mang của người dân về dịch bệnh để phát tán mã độc, hòng trục lợi đánh cắp thông tin về tài khoản ngân hàng. Ngân hàng đồng loạt cảnh báo Để giúp khách hàng tránh thiệt hại, vài tuần trở lại đây, một loạt ngân hàng đã phát đi cảnh báo về việc các đối tượng gửi email hay tin nhắn lừa đảo liên quan đến dịch Covid-19. Nối tiếp các email cảnh báo về việc kẻ gian giả mạo ngân hàng, lợi dụng các chương trình khuyến mãi, tặng thưởng khách hàng để hướng dẫn khách hàng truy cập vào đường link Internet Banking giả tạo… Đơn cử, Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB) vừ tiếp tục lưu ý với khách hàng về tình huống lợi dụng dịch Covid – 19 để lừa đảo.
Theo đó, trong bối cảnh các thông tin cập nhật về dịch bệnh và cách phòng tránh dịch viêm phổi do chủng mới của virus corona thường xuyên được gửi tới khách hàng thông qua email, SMS hoặc các ứng dụng mạng xã hội. Một số đối tượng đã lợi dụng hoạt động này để gửi email phát tán mã độc (emotet, …) hoặc lừa người dùng cung cấp thông tin bằng phishing email. Các email, tin nhắn lừa đảo có tiêu đề và nội dung liên quan đến dịch Covid-19, sau đó yêu cầu người dùng click vào đường link đính kèm trong mail. Khi truy cập vào link hoặc đơn giản chỉ click mở email, tin nhắn, thiết bị của người dùng có khả năng cao bị mã độc xâm nhập và đánh cắp thông tin. Một vài trường hợp khác, đối tượng yêu cầu người dùng cung cấp thông tin đăng nhập Internet Banking để chiếm đoạt tiền từ tài khoản. Mới nhất, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) cũng đưa ra khuyến cáo tới khách hàng của mình khi thời gian gần đây xuất hiện một số đối tượng thông qua các website, trang mạng xã hội giả mạo lợi dụng uy tín, thương hiệu của Agribank để tiến hành thu thập, đánh cắp thông tin của khách hàng. Các đối tượng này sẽ thông qua hình thức gửi tin nhắn, đường link với nội dung như: Mẫu đăng ký vay vốn trực tuyến của ngân hàng; thông báo khách hàng đã trúng thưởng theo chương trình của ngân hàng; thông báo khách hàng nhận được tiền từ nước ngoài... Sau đó, yêu cầu khách hàng truy cập vào đường link giả mạo như trên và cung cấp các thông tin về tên truy cập, mật khẩu truy cập, mã OTP, thông tin thẻ hoặc các thông tin cá nhân khác để xác nhận. Ngoài ra, đối tượng lừa đảo có thể sử dụng các chiêu thức lừa đảo nêu trên để yêu cầu khách hàng cài đặt ứng dụng đánh cắp thông tin đăng nhập, mật khẩu, OTP sau đó chiếm đoạt tiền trong tài khoản (đặc biệt đối với các khách hàng sử dụng điện thoại thông minh). Theo Agribank thì hiện ngân hàng này chưa triển khai sản phẩm cho vay trực tuyến thông qua hình thức gửi tin nhắn, thư điện tử email, website, mạng xã hội... Việc tiến hành tiếp nhận thông tin của khách hàng có nhu cầu vay vốn được thực hiện tại các trụ sở làm việc trên toàn quốc. Tương tự, Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (CBBank) cũng thông tin một số kẻ gian đã thừa cơ hội người dân hoang mang trong mùa dịch nên ngụy tạo các thông báo có tiêu đề kêu gọi người dùng nhấp vào đường link để nhận được thông tin mới nhất về danh sách những bệnh nhân bị nghi nhiễm bệnh ở địa phương, dấu hiệu bệnh lý hay cách phòng chống virus corona mới. Nếu người xem mở các bản thông báo đó thì thiết bị có khả năng cao bị mã độc xâm nhập và đánh cắp thông tin tài khoản ngân hàng...
Chiêu thức lừa cũng ngày càng tinh vi. Mới đây, ngân hàng Techcombank cảnh báo gần đây tội phạm có khả năng cài đặt số điện thoại “ảo”, khiến cho điện thoại của nạn nhân hiện ra số điện thoại của ngành công an hoặc tòa án. Người dân tra lại số đúng với thực tế nên tin đây là cuộc gọi thực sự từ cơ quan chức năng và cung cấp mật khẩu, OTP cho kẻ lừa đảo. “Một số kẻ gian thậm chí lập số điện thoại gần giống hotline của ngân hàng. Khi khách hàng gọi tới, chúng cho chuyển hướng cuộc gọi đến tổng đài chính thức của ngân hàng, theo dõi cuộc gọi và lấy dữ liệu thông tin khách hàng để thực hiện lừa đảo, chiếm đoạt tài khoản”, đại diện Techcombank cảnh báo. Đề cao cảnh giác Trước những chiêu thức lừa đảo ngày càng tinh vi, MSB lưu ý khách hàng không cung cấp mật khẩu cho bất kỳ ai (kể cả người tự xưng nhân viên ngân hàng) trong bất kỳ trường hợp nào, không mở email được gửi từ những địa chỉ email lạ cũng như không truy cập, không cung cấp thông tin ngân hàng điện tử (tên đăng nhập, mật khẩu, OTP) hoặc thẻ vào đường link lạ được đính kèm trong email. Tương tự, CB Bank cũng khuyến khích khách hàng giao dịch trên ngân hàng điện tử. Thế nhưng để đảm bảo an toàn, tránh bị mất tiền trong tài khoản, mất thông tin tài khoản, khách hàng không mở thư được gửi từ những địa chỉ email lạ, không truy cập hoặc cung cấp thông tin ngân hàng điện tử (tên đăng nhập, mật khẩu, OTP), thẻ… vào đường link lạ được đính kèm trong email, SMS, tuyệt đối giữ bí mật thông tin các dịch vụ ngân hàng điện tử (tên truy cập/mật khẩu truy cập/mã xác thực giao dịch một lần - OTP) và thông tin thẻ (số thẻ/mã PIN/ngày hết hạn/mã CVV/mã CVC). Khi nhận được tin nhắn mã OTP phải xem kỹ mục đích sử dụng được đề cập trong SMS trước khi nhập thông tin, tránh trường hợp tin tặc lợi dụng để giả mạo thông tin, hạn chế truy cập tài khoản ngân hàng và thực hiện giao dịch tài chính trên các thiết bị lạ… Tên tiếng Anh là Quick Response code, hay còn gọi là mã vạch ma trận (Matrix-barcode), hay mã phản ứng nhanh. Tùy theo từng loại, như vi mã (Micro QR) hay mã thông thường, lượng dữ liệu có thể chưa đựng từ 35 kỹ tự cho đến 7089 chữ số. QR code thực chất là các thông tin được mã hóa. Để đọc được mã QR code, bạn cần sử dụng thiết bị di động có camera và được cài dịch vụ Mobile Banking cùng ứng dụng đọc mã QR. Với ứng dụng thanh toán qua mã QR code, người tiêu dùng có thể mua hàng trên website, mua sắm tại các trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích… mà không cần dùng tiền mặt, thẻ ATM hay thẻ Visa, MasterCard.
Được sử dụng phổ biến nhất ở Nhật Bản và Trung Quốc, tuy nhiên, ngày nay nhờ những tính năng và ứng dụng rộng rãi của nó mà QR code đang được nhiều quốc gia khác trên thế giới khuyến khích áp dụng. Tại Việt Nam, hiện nhiều điểm thanh toán như một số chuỗi siêu thị, cửa hàng bán lẻ, giao dịch tại quầy ngân hàng… đã đưa vào ứng dụng phương thức thanh toán này. Rất dễ nhận thấy xuất hiện của một bảng mica nhỏ bằng lòng bàn tay có một hình vuông in QR code và logo của các ngân hàng thương mại hay các đơn vị trung gian thanh toán. Đây chính là các điểm chấp nhận phương thức thanh toán băng mã QR code. 2 hình thức thanh toán QR code Cách thứ nhất, tại quầy thu ngân (hoặc trong hóa đơn thanh toán), người mua hàng quét mã bằng ứng dụng đã cài đặt trên thiết bị dị động của mình. Sau đó, khách hàng chỉ việc nhập số tiền phải trả và hoàn tất thanh toán. Hiện đã có rất nhiều các chuỗi bán lẻ thời trang, ăn uống, đồ gia dụng hiện nay đều đang áp dụng cách thức thanh toán này. Cách thứ hai là thanh toán qua khấu trừ tiền trong tài khoản của bạn. Với cách này, bạn tự tạo một mã QR của riêng mình, trong đó có các thông tin về tài khoản của mình. Khi có nhu cầu thanh toán, bạn chỉ cần đưa mã QR của mình cho nhân viên thu ngân, lúc này sẽ nhập số tiền cần thanh toán, rồi họ sẽ quét mã QR đó và khấu trừ tiền trong tài khoản của bạn. Tất nhiên, mã QR của bạn phải được kết nối đến tài khoản ngân hàng, hoặc sử dụng mã QR cá nhân sẵn có trong ứng dụng Mobile Banking của mình. Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đã hoàn tất xây dựng tiêu chuẩn cơ sở "Đặc tả kỹ thuật QR code trong lĩnh vực thanh toán tại Việt Nam". Với chuẩn EMV mới, đơn vị chấp nhận thẻ của các ngân hàng cùng chung chuẩn, ứng dụng của ngân hàng này có thể quét thanh toán của ngân hàng kia, vừa tiện lợi cho khách hàng và cho ngân hàng trong việc phát triển mạng lưới, nâng cao nâng lực thanh toán trong cộng đồng các đơn vị cùng triển khai dịch vụ thanh toán QR code. Những lợi ích vượt trội của thanh toán qua QR code So với nhiều loại hình thanh toán thì sử dụng mã QR để thực hiện thanh toán sẽ có nhiều lợi ích. Thứ nhất là không cần thiết bị thanh toán cồng kềnh, đặc biệt không cần kết nối mạng. Một trong những thách thức khi thanh toán di động là tìm giải pháp tương thích và mạng kết nối giữa các thiết bị và hệ thống thanh toán với nhau. Phương thức thanh toán bằng mã QR giúp khắc phục thử thách này, vì tất cả những gì bạn cần để quét mã QR chỉ là một chiếc camera có sẵn trên điện thoại để nhận diện QR code. Thứ hai là nhanh chóng và dễ sử dụng. Không cần nhập thông tin tài khoản của người mua hàng, số thẻ hay số tài khoản giống như các phương thức thanh toán khác, với QR code, bạn chỉ cần quét mã và nhập số tiền thanh toán, giao dịch sẽ hoàn thành nhanh gọn trong vài giây mà không cần khai thác bất cứ thông tin người dùng nào. Thứ ba là tính an toàn cao. Việc lưu trữ thông tin thanh toán trên điện thoại di động cá nhân và chỉ sử dụng khi mua hàng khiến giao dịch trở nên an toàn hơn nhiều so với việc mang theo cả xấp tiền mặt, hay thẻ ngân hàng, thẻ tín dụng. Đặc biệt, với việc QR code có tới hai lớp bảo mật cùng định dạng đặc biệt của mã (theo tiêu chuẩn toàn cầu của EMVCo quốc tế), khách hàng sẽ hoàn toàn an tâm khi giao dịch thanh toán. Thứ tư là tiết kiệm đầu tư thiết bị hạ tầng thanh toán. Theo các doanh nghiệp thương mại điện tử trực tuyến, với sự bùng nổ của internet, công nghệ 3G, 4G, trong đó đa phần là người trẻ thì việc ứng dụng thanh toán trên di động là rất thiết thực để mang lại lợi ích cho người dùng. Ngoài ra, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thanh toán bằng QR Code cũng không cần đầu tư nhiều cho cơ sở hạ tầng ban đầu, có thể dễ dàng triển khai đại trà, nhanh chóng với chi phí thấp và ứng dụng rất đa dạng trong đời sống, như thanh toán tại quầy, trên hóa đơn, website, Facebook, catalogue, tờ rơi, biển quảng cáo. Thanh toán không tiếp xúc (Contactless Payment) là hình thức thanh toán cho phép người tiêu dùng chỉ cần chạm thẻ tại thiết bị thanh toán tại quầy thu ngân để trả tiền mà không cần quẹt thẻ hay nhập mã PIN. Hiện nay, bên cạnh những hình thức thanh toán như quẹt thẻ từ truyền thống, QR code, ví điện tử… thanh toán không tiếp xúc đang dần trở nên phổ biến và được nhiều người lựa chọn.
Theo khảo sát của Visa về thái độ thanh toán của người tiêu dùng Việt Nam năm 2018, 85% số người được khảo sát biết về các hình thức thanh toán không chạm, trong đó 32% đang sử dụng các công nghệ thanh toán không tiếp xúc. Ngoài ra, 86% người tiêu dùng đã thực hiện thanh toán không tiếp xúc nhiều hơn so với hai năm trước. Không chỉ mang tới trải nghiệm mới, thanh toán không tiếp xúc còn cho phép người dùng tiết kiệm thời gian do chỉ cần đặt gần, lướt hoặc vẫy nhẹ thẻ lên máy POS để thanh toán, những khoản thanh toán có giá trị trên 400.000 đồng, chủ thẻ mới phải ký tên lên hóa đơn. Bên cạnh đó, hình thức thanh toán này còn được đánh giá có độ an toàn và bảo mật cao khi người dùng có thể loại trừ được những khả năng bị lấy cắp thông tin ở mặt trước, mặt sau của thẻ, dẫn đến làm giả thẻ… Thẻ không tiếp xúc có mặt lần đầu tiên tại Việt Nam năm 2013, khi Eximbank phối hợp với MasterCard mang tên MasterCard PayPass. Sau đó, một loạt các ngân hàng đã cho ra đời thẻ thanh toán không tiếp xúc của riêng mình, đưa công nghệ thanh toán không chạm đến gần hơn với người dùng. Tháng 3/2019, SCB ra mắt thẻ thanh toán quốc tế SCB beYOU tích hợp công nghệ hiện đại như QR Easy và Samsung Pay lẫn công nghệ không tiếp xúc cho phép người dùng có thể thanh toán trực tiếp từ điện thoại thông minh không cần thẻ, hoặc thao tác chạm hay vẫy nhẹ thẻ trước màn hình máy POS. Sacombank cũng đã hợp tác với các tổ chức thẻ Visa, MasterCard, JCB triển khai công nghệ thanh toán không tiếp xúc trên nhiều dòng thẻ quốc tế. Vietcombank triển khai cho tất cả thương hiệu thẻ do ngân hàng phát hành, bao gồm cả thẻ quốc tế Visa, MasterCard, American Express, JCB, UnionPay và thẻ nội địa Napas. ABBank cũng đã cho ra mắt sản phẩm thẻ ABBANK YOUcard với công nghệ Chip EMV an toàn và bảo mật nhất hiện nay đươc tích hợp trên thẻ, đáp ứng theo tiêu chuẩn quốc tế và theo quy định của NHNN. Thẻ Chip ABBANK YOUcard có khả năng lưu trữ thông tin gấp 13 lần so với thẻ từ thông thường, giúp ngân hàng có cơ sở để phát triển thêm nhiều ứng dụng lên thẻ, từ đó cung cấp sản phẩm thẻ đa dạng tiện ích, thuận tiện cho khách hàng khi sử dụng. Gần đây nhất, BIDV chính thức phát hành BIDV Visa Platinum Cashback vào tháng 12/2019, cho phép người dùng không cần ký tên trên hóa đơn giao dịch với giá trị dưới 1 triệu đồng. Bên cạnh tính năng thanh toán không tiếp xúc, sản phẩm này còn tích hợp nhiều đặc điểm nổi trội và ưu đãi lớn khác. Cụ thể, thẻ hoàn tiền tới 6% giá trị chi tiêu, lên tới 7.200.000 đồng/năm – mức cashback thuộc hàng cao nhất trên thị trường hiện nay. Bên cạnh đó, thẻ còn có hàng loạt ưu đãi được cập nhật liên tục theo từng thời kỳ như giảm tới 50% phí sân cỏ tại các sân golf hàng đầu Việt Nam và giảm giá mua sắm tại nhiều nhà hàng, trung tâm mua sắm, du lịch và nghỉ dưỡng. Hiện nay, công nghệ thanh toán không tiếp xúc đã hiện diện ở nhiều siêu thị, cửa hàng, rạp chiếu phim… với nhiều ưu đãi hấp dẫn. Đặc biệt, trong bối cảnh Chính phủ đang đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán không tiếp xúc hứa hẹn sẽ là một động lực mạnh mẽ để thu hút người dùng. Thế giới đang chứng kiến những diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm phổi cấp do virus Corona gây ra. VietinBank khuyến khích khách hàng thực hiện các giao dịch tài chính trực tuyến qua dịch vụ ngân hàng điện tử VietinBank iPay, VietinBank iPay Mobile… để tránh tiếp xúc đông người, tránh tiếp xúc với tiền mặt, giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh. Với “Đa ưu đãi và tiện ích”, VietinBank iPay Mobile sẽ là giải pháp mang đến sự yên tâm, an toàn và siêu lợi ích để khách hàng chủ động với các giao dịch tài chính của mình trong thời gian này.
Giảm phí dịch vụ chuyển khoản liên ngân hàng 24/7 Từ ngày 2/3/2020, VietinBank điều chỉnh giảm hơn 22% phí dịch vụ chuyển tiền nhanh liên ngân hàng 24/7 khi khách hàng giao dịch qua iPay Mobile. Cụ thể mức giảm áp dụng cho các giao dịch chuyển tiền nhanh có giá trị từ 500.000 đồng trở xuống sẽ áp dụng mức phí 7.000 đồng (thay vì phí 9.000 đồng trước đó). Qua đây, VietinBank hi vọng đẩy mạnh thói quen không dùng tiền mặt; góp phần nâng cao ý thức người dân trước tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp. Ưu đãi lãi suất khi gửi tiết kiệm trực tuyến trên VietinBank iPay Thay vì phải đến quầy giao dịch VietinBank để gửi tiết kiệm, chỉ bằng vài thao tác trên ứng dụng ngân hàng điện tử VietinBank iPay, khách hàng đã có thể gửi tiết kiệm 1 cách an toàn và nhanh chóng. Đặc biệt hơn, từ nay đến hết ngày 10/5/2020, VietinBank triển khai chương trình khuyến mãi “Tiết kiệm online, lãi cao trúng lớn”. Theo đó, khách hàng có cơ hội trúng thưởng hàng chục điện thoại iPhone 11 Pro Max thời thượng và hàng nghìn giải thưởng giá trị khác. Tổng trị giá giải thưởng của chương trình là gần 1,5 tỷ đồng. Ngoài ra, khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm và chủ động với kế hoạch tài chính của mình với những tính năng đặc biệt như gửi hoặc tất toán tài khoản tiết kiệm 24/7 bất kỳ thời gian nào, kể cả ngày nghỉ, ngày lễ của VietinBank iPay. Đồng thời, khách hàng được cộng lãi suất gửi tiết kiệm online tới 0,3%/năm so với niêm yết tại quầy, linh hoạt lựa chọn phương thức đáo hạn: Tự động tái đáo hạn hoặc tất toán về tài khoản thanh toán khi hết kỳ hạn. Miễn phí chuyển khoản trong và ngoài hệ thống với gói tài khoản V-Biz Khi đăng kí gói tài khoản V-Biz, khách hàng sẽ tận hưởng “đa ưu đãi” như miễn phí quản lý tài khoản, phí duy trì dịch vụ, phí chuyển khoản trong và ngoài hệ thống VietinBank trên VietinBank iPay Mobile. Cùng với tính năng “Chuyển tiền ngay 24/7”, giờ đây khách hàng hoàn toàn có thể thực hiện mọi thanh toán ngay tức thì với chi phí 0 đồng. Việc thanh toán hóa đơn cũng trở nên dễ dàng và tiết kiệm hơn bao giờ hết khi khách hàng được miễn phí các giao dịch thanh toán hóa đơn qua VietinBank iPay. Thời gian vừa qua, VietinBank luôn tích cực nâng cao nền tảng kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ trên nền tảng thiết bị di động và xây dựng VietinBank iPay trở thành 1 giải pháp thanh toán toàn diện, được đánh giá như một chiếc ví đa năng dành cho khách hàng. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh viêm phổi cấp do virus Corona gây ra đang mang lại cho khách hàng nhiều bất tiện trong cuộc sống thường ngày, VietinBank iPay tiên phong trở thành người đồng hành đích thực mang đến cuộc sống “số” tiện ích và nâng cao trách nhiệm bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Tái cấu trúc để nâng cao chất lượng HĐQT Techcombank mới đây đã thông qua đơn từ nhiệm của ông Nguyễn Lê Quốc Anh - Tổng Giám đốc Techcombank; VPBank vừa công bố miễn nhiệm nhân sự cấp cao là Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Khối Tín dụng tiểu thương, Phó Tổng Giám đốc thường trực kiêm Giám đốc điều hành cao cấp;... Không chỉ nhân sự cấp cao, cắt giảm nhân sự lớn cũng diễn ra ở một số ngân hàng. Riêng năm 2019, như VPBank đã giảm hơn 2.000 người, NCB giảm 500 người; hàng loạt ngân hàng khác như OCB, VietinBank, ACB, SHB, Saigonbank... cũng cắt giảm nhân sự, với tổng lượng cắt giảm lên tới hơn 4.000 người. Xu hướng thay đổi CEO là bình thường trong hoạt động phát triển ngành Ngân hàng hiện nay. Thực tế, không phải như thời gian trước, khi ngân hàng có sự cắt giảm nhân sự sẽ đi cùng với ít nhiều lo lắng về sức khoẻ kinh doanh của nhà băng đó. Mà hiện nay, việc cắt giảm nhân sự được ghi nhận là một trong những động thái tái cấu trúc của nhà băng để phục vụ cho chiến lược phát triển của mình. Như ở VPBank, năm 2019 giảm hơn 2.000 người nhưng tăng trưởng lợi nhuận của ngân hàng mẹ 24%, lợi nhuận trước thuế 5.835 tỷ đồng - chiếm gần 57% tổng lợi nhuận hợp nhất. Hay như OCB, nhân sự có giảm mạnh năm 2019 nhưng ngân hàng này vẫn ghi nhận lợi nhuận riêng lẻ đạt 3.232 tỷ đồng - tăng gần 47% so với năm 2018...
Thêm nữa, bên cạnh những ngân hàng cắt giảm nhân sự, có không ít nhà băng tuyển dụng bổ sung. Tính trong tháng 2/2020, ngân hàng lớn như BIDV, VietinBank, Vietcombank, Agribank đều thông báo đang có nhu cầu tuyển thêm rất nhiều nhân sự cho các vị trí khác nhau. Các NHTM có quy mô nhỏ hơn như ACB, SHB, OCB, SeABank, Sacombank, MB... cũng có nhu cầu tuyển dụng nhiều vị trí như chuyên viên khách hàng, chuyên viên tư vấn, chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính hay chuyên viên cao cấp hỗ trợ tín dụng. Theo chuyên gia, việc cắt giảm nhân sự hay tuyển dụng bổ sung phụ thuộc vào định hướng tái cấu trúc của ngân hàng muốn phát triển mở rộng hay theo chiều sâu trong giai đoạn các ngân hàng đang định hướng lại chiến lược, mô hình kinh doanh. Chưa kể khi Hiệp định EVFTA đã được phê duyệt và dự kiến có hiệu lực vào tháng 7 năm nay, nếu Việt Nam có hai TCTD đáp ứng được tiêu chuẩn để có thể tăng room ngoại lên 49%, thu hút được sự quan tâm của đối tác nước ngoài thì đây cũng sẽ là một trong những nguyên do dẫn tới thay đổi về nhân sự. TS-LS Bùi Quang Tín cho rằng, với một lĩnh vực đòi hỏi cao và cạnh tranh gay gắt như ngân hàng thì áp lực dồn lên các nhân sự cấp cao là vô cùng lớn. Cùng với đó các yếu tố khác về quan hệ sở hữu, thay đổi chiến lược cũng là yếu tố tác động đến việc đi và ở của họ. Theo chuyên gia này, mọi thay đổi đều có lý do và được nhắc tới nhiều hiện nay là quá trình tái cơ cấu ngân hàng. Đòi hỏi của thực tế Việc tái cơ cấu với ngân hàng là nhu cầu tất yếu để nâng cao sức khoẻ tài chính, năng lực cạnh tranh. Và trong bối cảnh hiện nay, theo giới chuyên gia, CMCN 4.0 sẽ khiến cho xu hướng nhân sự trong ngành tài chính - ngân hàng sẽ diễn biến với việc giảm số lượng nhân sự do thay thế của máy móc, trí tuệ nhân tạo; giảm các công việc có xu hướng phức tạp, yêu cầu năng lực về công nghệ cũng như sự linh hoạt, đổi mới để thích nghi với những tiến bộ của công nghệ; cạnh tranh với nhân sự đến từ các công ty Fintech. TS. Cấn Văn Lực nhận định, các ngân hàng tại Việt Nam hiện nay đang phải đối mặt với hai vấn đề về tuyển dụng nhân sự có năng lực về công nghệ và xây dựng chiến lược phát triển và tái cơ cấu lại nhân sự để phù hợp với mô hình kinh doanh mới. Giải pháp đưa ra là tái cơ cấu lại các vị trí để phù hợp với mô hình mới; xác định kỹ năng cần thiết để đáp ứng yêu cầu thời đại; xây dựng môi trường làm việc sáng tạo, linh hoạt; có chiến lược quản trị nhân tài hợp lý. Đơn cử với việc tái cơ cấu các vị trí trong ngân hàng, máy móc sẽ thay thế con người là chuyện không phải bàn cãi. Chính vì thế, các nhà băng phải sẵn sàng chuẩn bị cho sự thay thế này bằng cách nhanh chóng thích ứng. Một số vị trí mới cần thiết trong tương lai theo chuyên gia sẽ là kỹ sư machine learning, kỹ sư deep learning, chuyên gia phân tích gian lận, chuyên gia chiến lược cho vay... Theo đó, các ngân hàng trước mắt phải đánh giá lại công việc dựa trên cơ sở phân loại theo nhóm việc có thể thực hiện bởi máy móc và những công việc thực hiện bởi con người. Từ đó, xác định vị trí mới có giá trị cao hơn con người có thể đảm nhận. Lấy một ví dụ như với việc tổng hợp dữ liệu bởi bộ phân phân tích nhận diện khách hàng, sẽ được thay thế bởi trí tuệ nhân tạo để phân tích, phát hiện ra các trường hợp bất thường, đánh giá rủi ro; hay với việc ứng dụng blockchain để hỗ trợ thì nay tiến thêm một bước tìm ra cách để công nghệ này tạo thêm giá trị cho ngân hàng... TS. Cấn Văn Lực cũng chia sẻ thêm, ngân hàng sẽ hình thành các nhóm dự án gồm nhiều thành viên tới từ các bộ phận chức năng khác nhau. Trong đó người trưởng nhóm phải là người cùng sáng tạo, hợp tác với tất cả thành viên, có quyền ra quyết định khi có sự việc phát sinh. Điều này có nghĩa ngân hàng phải xây dựng kỹ năng lãnh đạo ở nhiều cấp bậc. Ernst&Young dự báo đến khoảng năm 2020 - 2022, các ngân hàng sẽ cắt giảm từ 20 - 30% nhân sự. Cuộc cạnh tranh trong thời đại 4.0 là cuộc cạnh tranh về nhân lực. Với riêng lĩnh vực tài chính - ngân hàng, ngân hàng nào có nguồn nhân lực tốt, đáp ứng được nhu cầu thay đổi của công nghệ, dùng công nghệ để giải quyết các thách thức của mình thì sẽ có lợi thế trong cạnh tranh. Nhóm nghiên cứu TS. Phan Anh, ThS. Lê Trọng Khanh (Học viện Ngân hàng) cho rằng, trong môi trường toàn cầu hoá, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và sự bùng nổ của CNTT, kiến thức có ảnh hưởng sâu sắc tới sự thành công của mỗi ngân hàng. Song, CNTT chỉ là công cụ để trợ giúp cho con người trong các hoạt động. Quá trình ứng dụng CNTT chỉ có thể đạt hiệu quả cao khi người sử dụng nó phải am hiểu và thành thạo. Bởi vậy, việc đào tạo nhân sự ngân hàng cần tiến một bước trước khi ứng dụng công nghệ. Bản thân nhân viên của mỗi nhà băng cũng phải thường xuyên cập nhật kiến thức và kỹ thuật mới khi vai trò, tiêu chuẩn của nhân viên ngân hàng trong bối cảnh công nghệ số sẽ khác rất nhiều so với hiện nay. Theo đó, SCB cam kết đồng hành cùng HUBA và các tổ chức, doanh nghiệp hội viên của HUBA tại các chương trình hành động trong năm 2020, đặc biệt ưu tiên các chương trình về xúc tiến thương mại, chương trình phát triển nông nghiệp nông thôn, chuyển đổi số, đồng hành khởi nghiệp,… Ông Đinh Văn Thành, Chủ tịch Hội đồng Quản trị SCB cho biết: “Lễ ký kết chính là cơ hội để các doanh nghiệp đối thoại trực tiếp với HUBA và SCB về cơ chế, chính sách và thủ tục hỗ trợ vay vốn phát triển sản xuất, đặc biệt là các chính sách ưu đãi trên địa bàn thành phố”.
Trong năm 2020, HUBA đặt trọng tâm vào những vấn đề liên quan tới chuyển đổi công nghệ và xu hướng công nghệ tác động vào môi trường, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp; tăng cường xúc tiến và tương trợ thương mại của các doanh nghiệp thành viên trong HUBA và của thành phố. Ông Chu Tiến Dũng - Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp TP.HCM mong muốn SCB là một thành viên tích cực, đầu tàu dẫn dắt và là đầu mối của các liên kết, kết nối chung trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp trên cả nước. Thấu hiểu được nhu cầu của doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM, từ đầu năm 2020, SCB đã thiết kế “Gói sản phẩm dịch vụ và ưu đãi dành cho thành viên Hiệp hội, Hội doanh nghiệp các Quận, Huyện thuộc khu vực thành phố”. Việc triển khai gói sản phẩm dịch vụ ưu đãi này kỳ vọng đáp ứng hầu hết các nhu cầu tài chính của doanh nghiệp. Nhằm đáp ứng kịp thời các nhu cầu vốn khi dòng tiền chưa về kịp, SCB cung cấp giải pháp “Cấp tín dụng không tài sản bảo đảm” với nhiều hình thức linh hoạt như cho vay, thấu chi và phát hành thẻ BizCard cho các tổ chức, doanh nghiệp. Ngoài ra SCB cũng cung cấp sản phẩm “Cho vay có tài sản bảo đảm” với mức cho vay ngắn hạn lên đến 90% tổng nhu cầu vốn với lãi suất ưu đãi. Đồng thời SCB sẽ phối hợp với HUBA thành lập Tổ tư vấn và hỗ trợ tài chính, qua đó cung cấp các giải pháp tài chính toàn diện, kịp thời và hiệu quả cho các khách hàng trên địa bàn TP.HCM. Ngoài ra, SCB cũng phối hợp với HUBA triển khai và thúc đẩy các giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt đến các chương trình của HUBA và các doanh nghiệp hội viên. Trong buổi gặp gỡ này, ông Nguyễn Lê Quốc Anh - Tổng giám đốc Techcombank chia sẻ kết quả kinh doanh của Ngân hàng năm 2019 đạt mức lợi nhuận trước thuế kỷ lục, mức cao nhất từ trước tới nay với 12,8 nghìn tỷ đồng, tăng 31,5% so với năm 2018. Thu nhập hoạt động đạt 21,1 nghìn tỷ đồng, nối tiếp chuỗi tăng trưởng doanh thu 17 quý liên tiếp.
Đáng chú ý, thu nhập lãi thuần đạt 14,3 nghìn tỷ đồng, tăng 25,2% so với năm 2018. Thu nhập ngoài lãi, tăng 23,4% so với cùng kỳ năm trước, lên 6,8% và chiếm tới 32,3 doanh thu. Đặc biệt, chi phí dự phòng giám đến 50,3% nhờ chất lượng tài sản lành mạnh và chiến lược quản trị rủi ro thận trọng. Một điểm sáng nữa, tỷ suất lợi nhuận trên tài sản đạt 2,9%, mức cao nhất trên thị trường và điều này khẳng định được chiến lược thành công rủi ro thấp, lợi nhuận cao của Techcombank. Chia sẻ thêm về thành công, bà Vân Anh, Giám đốc Khối tiếp thị Techcombank cung cấp thêm, năm 2019, Techcombank đã có thêm 1,2 triệu khách hàng mới, nâng tổng số khách hàng lên 7,3 triệu. Đáng nói là, tỷ lệ khách hàng sử dụng Ngân hàng điện tử e-banking tăng từ 56% lên 76% so với năm 2018. Khối lượng và giá trị giao dịch qua kênh di động lần lượt đạt 172 triệu giao dịch (tăng 217% so với cùng kỳ). Mặc dù nằm 2020 nền kinh tế thế giới và trong nước chịu nhiều tác động từ dịch Covid-19, nhưng lãnh đạo Techcombank có cái nhìn khá lạc quan về tăng trưởng kinh tế năm nay. Theo đó, Techcombank sẽ tập trung tăng trưởng đóng góp từ dịch vụ và cho vay khối doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đối tượng áp dụng là các loại thẻ tín dụng: BIDV Visa Infinite, BIDV Visa Premier, BIDV Master Platinum, BIDV Master Viettravel Platinum, BIDV Visa Platinum, BIDV Visa Precious, BIDV Visa Smile, BIDV Visa Flexi, BIDV Master Viettravel, BIDV Visa Cashback Platinum; thẻ ghi nợ: BIDV Master Platinum, BIDV Master Premier, BIDV Master Ready,BIDV Master Viettravel, BIDV Master Young +; thẻ ghi nợ nội địa: BIDV Harmony, BIDV Moving, BIDV eTrans và các loại thẻ liên kết, thẻ khác của BIDV. Trước đó, BIDV cũng cho áp dụng giảm 40% toàn bộ sản phẩm đối với khách hàng mua sắm tại hệ thống Flormar - website: https://flormar.com.vn/ - và thanh toán qua thẻ của BIDV (không áp dụng cộng dồn nhiều hình thức khuyến mại khác nhau). Đối tượng áp dụng là chủ thẻ tín dụng quốc tế BIDV bao gồm: thẻ tín dụng BIDV Infinite, thẻ tín dụng BIDV MasterCard Platinum, thẻ tín dụng BIDV Visa Platinum, thẻ tín dụng Visa Platinum Cashback, thẻ tín dụng BIDV Vietravel Platinum, thẻ tín dụng BIDV Premier, thẻ tín dụng BIDV Precious, thẻ tín dụng BIDV Smile, thẻ tín dụng BIDV Flexi, thẻ tín dụng BIDV Vietravel Standard; chủ thẻ ghi nợ quốc tế: Chủ thẻ ghi nợ quốc tế: thẻ ghi nợ BIDV Mastercard Platinum, thẻ ghi nợ BIDV Premier, thẻ ghi nợ BIDV Ready, thẻ ghi nợ BIDV Vietravel, thẻ ghi nợ BIDV Young +; chủ thẻ ghi nợ nội địa: BIDV Harmory, BIDV Etrans, BIDV Moving và các thẻ liên kết. Hệ thống mỹ phẩm Flormar 1. Flormar - Takashimaya: Tầng B1, TTTM Takashimaya, 92 - 94 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Bến Nghé, Quận 1, HCM ĐT: 028 6681 4482 2. Flormar - Estella Place: Tầng 2, L2-22, TTTM Estella Place, số 88 đường Song Hành, phường An Phú, quận 2, Tp.HCM ĐT: (028) 66820683 3. Flormar Robins Royal City: Tầng B1, Mega Mall Royal City, 72A Nguyễn Trãi,Thượng Đình, Thanh Xuân, Hà Nội ĐT: (024) 6688 7600 4. Flormar Lotte Hà Nội: Tầng 2, tòa nhà Lotte Center Ha Noi, 54 Liễu Giai, P. Cống Vị, Ba Đình, Hà Nội. ĐT: (024) 2280 0700 Những năm gần đây, thị trường ví điện tử “nở rộ” với sự xuất hiện của hàng chục thương hiệu ví. Để chiến thắng trong cuộc đua giành thị phần, các ví điện tử không tiếc tiền cho các chiến dịch quảng cáo cũng như tung ra nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Trong cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các ví, người tiêu dùng chính là đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất. Không chỉ có ưu đãi vào các dịp lễ, tết, các ví điện tử còn đua nhau tung hàng chục khuyến mãi mỗi ngày với đủ mọi loại hình dịch vụ từ nhỏ đến lớn: Đặt vé xem phim, máy bay, vé tàu cho đến nhà hàng, khách sạn, mua sắm tại siêu thị cho đến nhà hàng bình dân… Và hiện nay người dùng đều dễ dàng thanh toán qua ví điện tử mọi lúc mọi nơi. Được bạn giới thiệu dùng ví điện tử MoMo, chị Hoàng Bích Ngọc (nhân viên văn phòng) rất bất ngờ khi chỉ trong một tuần sử dụng, chị đã được hoàn số tiền lên tới 400.000 đồng khi thanh toán mua hàng ở siêu thị, cửa hàng thời trang qua ví điện tử. Chị Ngọc cho biết, ngoài việc hoàn tiền, chị còn được nhận ưu đãi từ các cửa hàng như voucher khuyến mãi, giảm giá tiền từ 5% - 10%. Ngoài ra, khi mua thẻ điện thoại hay thẻ nạp 3G, 4G qua ví điện tử, chị Ngọc còn được hoàn tiền từ 2% - 4%, vào những dịp ví khuyến mãi, kèm nhiều thẻ quà hấp dẫn. Sử dụng ví điện tử VinID để mua sắm tại siêu thị VinMart, chị Vũ Minh Anh cũng nhận được rất nhiều ưu đãi. Chỉ cần liên kết với thẻ ngân hàng, chị nhận được gói ưu đãi trị giá 500.000 đồng gồm các voucher giảm 50% khi mua sắm tại VinMart, VinMart+, voucher giảm 50% khi quét mã thanh toán tại hệ thống các nhà hàng, cửa hàng chấp nhận thanh toán bằng ví VinID Pay và nhiều voucher khi thanh toán hóa đơn điện, nước, truyền hình, nạp tiền điện thoại… Ngoài ra, mỗi lần thanh toán bằng ví điện tử tại siêu thị, chị Minh Anh còn được hoàn tiền từ 3% - 5% trên tổng hóa đơn. "Từ ngày biết đến lợi ích của ví điện tử, mình luôn cài 3-4 ví trong điện thoại để tiện khi thanh toán. Vừa tiện lợi khi không phải mang tiền mặt, lại vừa được nhiều ưu đãi hấp dẫn", chị Minh Anh chia sẻ. Để thu hút người dùng, các ví điện tử không ngần ngại chi tiền cho việc ưu đãi khi lần đầu sử dụng ví. Chẳng hạn như với ví điện tử MoMo, khi người dùng giới thiệu bạn bè sử dụng ví, cả người giới thiệu với khách hàng liên kết ví điện tử Airpay trên Shopee sẽ nhận ngay voucher Shopee khuyến mãi 20%, 50%, 100% áp dụng cho hầu hết sản phẩm trên Shopee khi lần đầu thanh toán. Và để giữ chân người dùng, các ví điện tử đã liên kết với siêu thị, nhà hàng, khách sạn, shop thời trang… để tung ra hàng chục ưu đãi mỗi ngày. Khách hàng có thể nhận ưu đãi từ 30% - 50% khi mua sắm qua các ví điện tử. Ví dụ, như VietelPay đang ưu đãi chiết khấu lên tới 20% khi thanh toán hóa đơn tiền điện, nước, truyền hình… Ví MoMo tung chương trình hoàn 10% tiền khi mua vé xem phim tại BHD Star, ZaloPay hoàn tiền 60.000 đồng khi mua vé máy bay nội địa. Không chỉ tung khuyến mãi, các ví điện tử còn “chiều lòng” khách hàng bằng những tính năng mới nhằm nâng cao trải nghiệm cho các “thượng đế”. Dịp Tết vừa qua, MoMo cho ra mắt tính năng “Lắc Xì II - Tứ linh hội tụ”. Trong đó, biểu tượng chính của Lắc xì II là hình tượng chiếc lu màu vàng, và người chơi game sẽ làm các nhiệm vụ để thêm lượt Lắc Lu. Mỗi một lần Lắc Lu sẽ có nhiều bất ngờ thú vị chờ đón người chơi, đó có thể là hình linh vật quý hiếm để tham gia bộ sưu tập linh thú, hoặc các phần quà giá trị với tổng giá trị giải thưởng lên tới 200 tỷ đồng. MoMo cũng cho ra mắt tính năng yêu cầu chuyển tiền, để người dùng có thể “đòi nợ” một cách khéo léo. Vào các dịp lễ, tết hay sinh nhật bạn bè, người dùng cũng có thể sử dụng ví điện tử để gửi quà, lì xì kèm theo thiệp cùng lời chúc. Ngoài ra, người dùng ví còn có thể sử dụng các tính năng khác như nhắc nhở thanh toán hóa đơn, tìm kiếm bạn bè và chuyển tiền qua danh bạ điện thoại… Nhiều bạn trẻ cũng chia sẻ, từ khi sử dụng ví điện tử, họ có thói quen chi tiêu tiết kiệm hơn, khi chỉ cần nạp một số tiền nhất định vào ví và dùng để chi tiêu khi cần thiết. Ngoài ra, ví điện tử còn có chức năng quản lý chi tiêu, giúp người dùng có thể theo dõi chi tiêu từng tháng để điều chỉnh hợp lý. Kênh đầu tư an toàn nhất Dịp Tết Nguyên đán vừa qua, chị Mai Thanh, 40 tuổi (Cầu Giấy, Hà Nội) được công ty thưởng khá hậu hĩnh. Sau khi bàn bạc với chồng, ngoài phần đầu tư vào công ty riêng của gia đình, chị quyết định lựa chọn kênh gửi tiết kiệm ngân hàng. “Những ngày qua tình hình dịch Covid-19 chuyển biến phức tạp đã khiến kinh tế thế giới bất ổn, ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế trong nước. Các kênh đầu tư khác đều khá rủi ro, chỉ có kênh tiết kiệm ngân hàng vẫn là kênh đầu tư an toàn nhất”, chị Thanh cho hay.
Lựa chọn của chị Thanh cũng là lựa chọn của rất nhiều người dân trong thời gian qua khi số lượng khách hàng đến các ngân hàng mở sổ tiết kiệm có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là trong những tháng đầu năm. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang biến động mạnh do dịch Covid-19, nhà đầu tư cần phải xác định chính xác lĩnh vực đầu tư, lựa chọn kênh có mức độ rủi ro ít nhất, tuyệt đối không “bỏ trứng vào 1 giỏ” mới có cơ hội tạo cho đồng vốn sinh lời. Những kênh đầu tư càng có tính lợi nhuận cao thì rủi ro càng lớn. Nếu như trước đây, bất động sản là kênh được các nhà đầu tư quan tâm nhất do lợi nhuận thuộc hàng “khủng” nhất thì nhiều năm trở lại đây, kênh này được giới đầu tư rất “dè chừng do các chính sách của nhà quản lý nhằm siết chặt thị trường bất động sản. Với kênh đầu tư vàng, theo chuyên gia ngành tài chính - ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu, sự biến động của giá vàng phụ thuộc vào nhiều yếu tố nên luôn biến chuyển phức tạp. Vàng vẫn luôn là kênh đầu tư nhiều rủi ro nên ông Hiếu cho rằng, nhà đầu tư nên cân nhắc khi đổ tiền vào vàng trong năm nay. Theo ông Hiếu, với tâm lý “ăn chắc mặc bền” nên người dân lâu nay vẫn lựa chọn kênh ngân hàng là kênh trú ẩn an toàn nhất. Mặc dù không phải là kênh sinh lời lớn, song đây là kênh không tiềm ẩn những rủi ro nhiều như vàng hay bất động sản, chứng khoán… TS. Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia cũng cho rằng, các kênh như chứng khoán, vàng vẫn đang có những ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 do đó, gửi tiết kiệm sẽ là kênh đảm bảo an toàn nhất cho nhà đầu tư, dù kênh này sinh lời không lớn nhưng các nhà đầu tư có thể yên tâm, đây chính là kênh ít rủi ro nhất trong các kênh đầu tư. Nên chọn kỳ hạn nào? Qua khảo sát, phần lớn khách hàng gửi tiết kiệm ngân hàng đều lựa chọn kỳ hạn trên 6 tháng do kỳ hạn này không bị Ngân hàng Nhà nước khống chế trần lãi suất. Trong khi nhóm ngân hàng thương mại Nhà nước không tăng lãi suất ở kỳ hạn này, chủ yếu dao động ở mức thấp, khoảng trên 5%/năm thì nhiều ngân hàng thương mại tư nhân lại tăng lãi suất ở kỳ hạn này, dao động khoảng từ 6-7%. MBBank hiện niêm yết lãi tiền gửi kỳ hạn 6 tháng ở mức 6,4%, tương đương với Techcombank, TPBank và Sacombank. Lãi suất tại nhóm MSB, SHB, HDBank dao động trong khoảng 6,8-6,9%/năm. Để được hưởng lãi suất 7%/năm trở lên, khách hàng có thể lựa chọn các ngân hàng quy mô nhỏ hơn như ABBank, SCB, OCB, hay PGBank… Đáng chú ý, CBBank (ngân hàng 100% vốn Nhà nước) đang thu hút sự quan tâm của nhiều khách hàng khi niêm yết mức lãi suất lên tới 7,85%/năm cho kỳ hạn trên 6 tháng. Ước tính, nếu gửi 500 triệu vào CBBank, sau 6 tháng người gửi sẽ thu lời gần 20 triệu đồng thay vì mức lãi hơn 13 triệu nếu gửi vào Agribank, VietinBank, Vietcombank, hay BIDV. Lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1 năm cao nhất thị trường hiện thuộc về NCB với mức lãi suất ấn tượng 8,1%. Tại mức lãi suất này, khoản tiền 500 triệu sẽ sinh lời 40,5 triệu đồng sau một năm cho người gửi, tức cao hơn gần 20% so với nhóm ngân hàng lớn. Tuy nhiên, do là ngân hàng có quy mô nhỏ với số lượng chi nhánh, phòng giao dịch khiêm tốn, chủ yếu tập trung tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh, NCB chủ yếu thu hút khách hàng ở hai thành phố này. Nếu muốn gửi tiền tại những ngân hàng có quy mô lớn hơn, nhiều phòng giao dịch, ATM hơn, người dân sẽ phải hạ mức lãi suất kỳ vọng xuống dưới 8%. Các nhóm ngân hàng có quy mô nhỏ và trung bình, với kỳ hạn trên 1 năm, mức lãi suất chủ yếu dao động từ 7-7,9%. Ngân hàng tiếp tục “tung” ưu đãi Để thu hút khách hàng gửi tiết kiệm, thời gian qua, một số ngân hàng vẫn tiếp tục triển khai các chương trình ưu đãi, tặng quà được nhiều người tiêu dùng ưa thích. Đơn cử như chương trình “Tiết kiệm Mùa Vàng” của VPBank – một món quà đầu năm mới mà ngân hàng thiết kế nhằm tối ưu hoá lợi ích cho khách hàng của mình.
Theo đó, từ 20/1 đến hết ngày 20/4/2020, khách hàng lần đầu tiên gửi tiết kiệm tại VPBank với số tiền từ 50 triệu đồng kỳ hạn 6 tháng trở lên, đồng thời mở thẻ ghi nợ quốc tế VPBank sẽ được tặng ngay bình nước thể thao hoặc bộ thủy tinh Lock and Lock cao cấp. Nắm bắt tâm lý nhiều khách hàng ngại đến chỗ đông người do lo ngại dịch Covid-19, hưởng ứng khuyến cáo của Bộ Y tế, nhiều ngân hàng đã đưa ra các chương trình ưu đãi cho kênh tiết kiệm online. Tại SHB, từ ngày 18/2 đến hết 30/6/2020, SHB đã triển khai chương trình khuyến mại “Tiết kiệm Online – An toàn gấp 2”, giúp khách hàng có thể gửi tiết kiệm mọi lúc mọi nơi qua Ngân hàng điện tử của SHB mà không cần trực tiếp đến quầy giao dịch. Lãi suất cũng khá hấp dẫn, khoảng 7,4 – 7,9% với kỳ hạn từ 6 tháng trở lên. Từ ngày 26/2 đến hết ngày 10/5, VietinBank cũng triển khai chương trình khuyến mãi “Tiết kiệm online, lãi cao trúng lớn”. Tham gia Chương trình, khách hàng vừa phòng tránh được dịch bệnh khi không cần đến tận quầy mà vẫn thực hiện được giao dịch gửi tiền một cách nhanh chóng thuận tiện, an toàn, vừa được hưởng những ưu đãi hấp dẫn. Chương trình mang tới cho khách hàng cơ hội trúng thưởng hàng chục điện thoại iPhone 11 Pro Max thời thượng và hàng nghìn giải thưởng giá trị khác. Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, toàn bộ thông tin khách hàng sử dụng thẻ tín dụng, mua trả góp, vay ngân hàng... sẽ được lưu thông tin khách hàng trên CIC. Toàn bộ quá trình trả nợ, vay nợ, chậm trả nợ của khách hàng, doanh nghiệp sẽ được lưu trên cổng thông tin này. Nợ xấu xuất hiện là khi khách hàng có một khoản nợ chưa trả, hay trả chậm được ngân hàng báo về CIC. Khi đó, khách hàng sẽ khó tiếp cận các dịch vụ tín dụng của ngân hàng như vay vốn, vay tín chấp… hơn.
Để biết mình có “dính” nợ xấu hay không, khách hàng có thể tự kiểm tra thông tin của mình một cách nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí bằng điện thoại di động, máy tính để bàn… Để kiểm tra, khách hàng cần tải app CiCB - Credit infocho iOS hoặc cho Android. Sau khi tải và cài đặt thành công app, khách hàng cần tạo tài khoản cho mình bằng cách điền các thông tin pháp lý của cá nhân như số CMND, ảnh chụp CMND, ảnh chụp cá nhân, khai các thông tin như ngày tháng năm sinh, nơi sinh…
Sau khi cài đặt app và khởi tạo tài khoản thành công, khách hàng chờ CIC duyệt hồ sơ pháp lý và có thể sử dụng. Các thông tin CIC cung cấp bao gồm xếp hạng tín dụng bản thân, số nợ đang mang, có nợ nào là nợ xấu hay không… Khách hàng cần thường xuyên kết nối với CIC để kiểm tra nợ xấu và xếp hạng tín dụng thể nhân. Đặc biệt là khách hàng đang dùng thẻ tín dụng, khách hàng đang vay vốn, chuẩn bị vay vốn cũng có thể kiểm tra xem xếp hạng tín dụng thế nào từ đó đánh giá khả năng tiếp cận vốn tín dụng của ngân hàng.
CIC cũng lưu ý một số yếu tố làm giảm xếp hạng tín dụng của khách hàng: Sử dụng thẻ tín dụng nhưng thường thanh toán chậm, trễ; Thường xuyên không thanh toán đầy đủ số dư trên sao kê thẻ tín dụng; Mua hàng trả góp và chậm thanh toán theo đợt; Vay tiền ngân hàng và chậm thanh toán gốc, lãi... Đặc biệt, để tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của ngân hàng nhanh chóng, CIC cũng đã mở cổng thông tin kết nối khách hàng vay ngay trên app này của CIC. Khách hàng có nhu cầu vay vốn ngân hàng chỉ cần chọn khoản vay, mục đích vay, số tiền vay… CIC sẽ kết nối nhu cầu vay vốn của khách hàng với tổ chức tín dụng một cách nhanh chóng, thuận tiện nhất.
Theo đó, phí giao dịch chuyển tiền liên ngân hàng 24/7 có giá trị từ 500.000 đồng trở xuống qua hệ thống Ngân hàng điện tử SHB sẽ giảm còn 6.600 đồng/giao dịch thay vì 9.900 đồng/giao dịch như trước đây. Chương trình ưu đãi phí được SHB triển khai từ ngày 01/03/2020 đến 31/12/2020. Sử dụng dịch vụ Ngân hàng điện tử SHB, khách hàng có thể thực hiện giao dịch chuyển tiền vào bất kỳ thời điểm nào, mọi lúc mọi nơi tới số thẻ và tài khoản của hầu hết các ngân hàng đang hoạt động tại Việt Nam. Các giao dịch chuyển tiền liên ngân hàng 24/7 được ngân hàng ưu tiên xử lý ngay lập tức với thời gian chuyển tiền được rút ngắn chỉ trong vòng 5 phút, hạn mức chuyển khoản mỗi giao dịch tối đa 300 triệu đồng. Bên cạnh khả năng chuyển tiền liên ngân hàng siêu tốc cùng nhiều chương trình ưu đãi, dịch vụ Ngân hàng điện tử của SHB còn được đông đảo khách hàng tin dùng bởi giao diện đơn giản, thân thiện đồng thời đảm bảo an toàn và bảo mật thông tin. SHB trân trọng cám ơn Quý khách hàng đã tin tưởng sử dụng dịch vụ của SHB và mong muốn tiếp tục nhận được sự ủng hộ của Quý khách hàng trong thời gian tới. Để biết thêm thông tin chi tiết, liên hệ số 1800.5888.56 hoặc truy cập website www.shb.com.vn
Chương trình được áp dụng trên toàn hệ thống Kienlongbank từ ngày 25/02 đến ngày 31/12/2020. Đối với những khách hàng cá nhân, khách hàng tổ chức có nhu cầu sử dụng các dịch vụ chuyển tiền nhanh liên ngân hàng của Kienlongbank sẽ được giảm phí dịch vụ. Cụ thể:
Chương trình Giảm phí dịch vụ chuyển tiền nhanh liên ngân hàng được áp dụng đối với các khách hàng giao dịch có giá trị từ 500.000 VNĐ /giao dịch trở xuống.
Bên cạnh việc đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, với trách nhiệm chung tay bảo vệ sức khỏe cộng đồng, thông qua các giao dịch trên Internet Banking, Mobile Banking như: Chuyển tiền, gửi tiền tiết kiệm trực tuyến, thanh toán hóa đơn nạp tiền điện thoại..., sẽ là giải pháp an toàn, để hạn chế tiếp xúc nơi đông đúc, giao dịch trực tiếp cầm tiền mặt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp.Đối với các giao dịch có giá trị trên 500.000 VNĐ, mức phí vẫn áp dụng 0,03% giá trị giao dịch, tối thiểu 5.000 đồng (chưa bao gồm VAT). Để biết thêm thông tin Quý khách hàng có thể tham khảo tại website https://kienlongbank.com, Hotline 19006929 hoặc các điểm giao dịch thuộc Chi nhánh/Phòng giao dịch để được hỗ trợ. Chương trình mang tới cho khách hàng cơ hội trúng thưởng hàng chục điện thoại iPhone 11 Pro Max thời thượng và hàng nghìn giải thưởng giá trị khác. Tham gia Chương trình, khách hàng vừa phòng tránh được dịch bệnh khi không cần đến tận quầy mà vẫn thực hiện được giao dịch gửi tiền một cách nhanh chóng thuận tiện, an toàn, vừa được hưởng những ưu đãi hấp dẫn. Chương trình áp dụng cho khách hàng cá nhân phát sinh mới món tiền gửi tiết kiệm VND trả lãi sau có kỳ hạn trên kênh Ngân hàng điện tử VietinBank iPay, ứng dụng VietinBank iPay Mobile hoặc kênh ATM. Theo đó, với mỗi 10 triệu đồng tiền gửi tiết kiệm qua kênh online đối với khách hàng mới (là KH không có bất kỳ khoản tiền gửi tiết kiệm online trong thời gian 1/12/2019 đến hết ngày 25/2/2020) hoặc với mỗi 20 triệu đồng tiền gửi tiết kiệm qua kênh online đối với khách hàng cũ (là KH có bất kỳ khoản tiền gửi tiết kiệm online trong thời gian từ ngày 1/12/2019 đến hết ngày 25/2/2020), khách hàng sẽ được nhận 1 mã dự thưởng để tham gia quay số trúng thưởng các đợt trong Chương trình. Mỗi 2 tuần, VietinBank sẽ tiến hành quay thưởng để tìm ra khách hàng trúng thưởng các giải thưởng tuần gồm: 4 giải Nhất - mỗi giải là 1 chiếc điện thoại iPhone 11 Pro Max 512 GB, 5 giải Nhì - mỗi giải là 1 tai nghe Apple Airpod, 200 giải Khuyến khích - mỗi giải là tiền chuyển khoản trị giá 200 nghìn đồng. Tổng số lượng giải thưởng trong Chương trình là 20 giải Nhất, 25 giải Nhì, 1.000 giải Khuyến khích. Tổng trị giá giải thưởng của Chương trình là gần 1,5 tỷ đồng. Bên cạnh đó, khách hàng còn được hưởng lãi suất cao hơn đến 0,3%/năm so với trần lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm VND tại quầy khi gửi tiết kiệm online qua kênh ngân hàng điện tử VietinBank iPay, ứng dụng VietinBank iPay Mobile và ATM . Với dịch vụ gửi tiền tiết kiệm online, khách hàng có thể chủ động gửi hoặc tất toán tài khoản 24/7 bất kỳ thời gian nào, kể cả ngày nghỉ, ngày lễ. Đồng thời, khách hàng có thể linh hoạt lựa chọn phương thức đáo hạn: Tự động tái đáo hạn hoặc tất toán về tài khoản thanh toán khi hết kỳ hạn. Thực hiện giao dịch nhanh chóng, thuận lợi, khách hàng chỉ cần truy cập https://ebanking.vietinbank.vn/ipay/login.do hoặc tải ứng dụng VietinBank iPay Mobile App, sử dụng tính năng gửi tiết kiệm online để được hưởng ưu đãi lãi suất hấp dẫn từ VietinBank. Thể lệ chi tiết xem tại đây. Để biết thêm thông tin, liên hệ tổng đài 1900 558 868 hoặc Email: contact@vietinbank.vn. Với tính năng Đặt vé máy bay trên ứng dung Agribank E-Mobile Banking, người dùng có thể dễ dàng đặt vé ngay trên điện thoại chỉ với một vài thao tác đơn giản như sau: Bước 1: Đăng nhập ứng dụng ngân hàng có sẵn trên điện thoại Bước 2: Chọn tính năng Đặt/Mua vé máy bay, chọn hành trình bay, chọn hãng Vietjet Air. Bước 3: Điền thông tin hành khách, xác thực giao dịch. Quá trình mua vé thành công.
Mọi thông tin thắc mắc trong quá trình đặt vé, khách hàng có thể liên hệ tổng đài 1900 5555 20 hoặc tổng đài của Vietjet Air - 1900 1886 để được hỗ trợ. (*Lưu ý: Chương trình có thể chấm dứt sớm hơn khi số lượng vé được bán hết.) Đây là hành động tiếp theo của Vietbank trong chuỗi hoạt động triển khai trong đợt phòng chống dịch bệnh Covid-19 nhằm nâng cao sức khỏe cán bộ nhân viên (CBNV) và an toàn cho khách hàng khi đến giao dịch tại ngân hàng, góp phần chia sẻ với cộng đồng doanh nghiệp vượt qua khó khăn do bị ảnh hưởng trực tiếp từ dịch bệnh Covid-19. Theo đó, Vietbank đã triển khai chương trình “Chia sẻ cùng doanh nghiệp” cho các doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, du lịch, vận tải, kho bãi, vui chơi giải trí, nông nghiệp…
Chương trình bao gồm: Miễn phí các dịch vụ mở tài khoản thanh toán (bao gồm tài khoản thanh toán của khách hàng, tài khoản thanh toán dùng để nhận lương/hoa hồng của nhân viên, đại lý), phí quản lý tài khoản, thu ngân sách nhà nước; thuế nội địa tại quầy, thuế xuất nhập khẩu, chi lương (tài khoản lương nhận tại Vietbank), tu chỉnh lệnh chuyển tiền ngoài hệ thống… Ngoài ra, Vietbank cũng giảm 50% phí dịch vụ rút và nộp tiền mặt vào tài khoản khác địa bàn tỉnh thành và phí chuyển tiền ngoài hệ thống. Đặc biệt, ngân hàng cũng triển khai giảm 1%/năm lãi suất cho vay ngắn hạn VND dành cho các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực nêu trên. Chương trình triển khai đến hết ngày 31/5/2020. Trước đó, Vietbank đã triển khai nhiều phương án hành động cụ thể để bảo vệ sức khỏe của CBNV và khách hàng đến giao dịch tại Vietbank như: Công tác truyền thông đến CBNV và khách hàng thực hiện các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Đồng thời, Vietbank cũng trang bị khẩu trang y tế và nước rửa tay cho CBNV và khách hàng đến giao dịch tại các điểm giao dịch và Hội sở. Vietbank hỗ trợ trên 230 triệu đồng để CBNV mua khẩu trang y tế; Vietbank cũng mời các chuyên gia y tế tư vấn trực tuyến chủ đề “Giải đáp thắc mắc về lây nhiễm virus Sars-Cov-2 và cách phòng tránh” và Vietbank tài trợ khẩu trang cho Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh. Ngoài ra, Vietbank cũng khuyến khích khách hàng thanh toán không dùng tiền mặt khi sử dụng tiện ích trên các sản phẩm ngân hàng điện tử (Vietbank Digital; Internet Banking; thẻ …) để giao dịch. Sử dụng sản phẩm ngân hàng điện tử sẽ giúp khách hàng giao dịch ở mọi lúc mọi nơi, 24/7 bảo vệ sức khỏe cho khách hàng và hạn chế sự lây lan của dịch bệnh Covid-19. Theo đó, căn cứ vào phương án kinh doanh và sử dụng nguồn vốn, khách hàng có thể vay vốn ngắn hạn với lãi suất tối thiểu 6,5%/năm đối với doanh nghiệp và 8,5%/năm đối với cá nhân. Thời gian triển khai gói vay sẽ kết thúc vào ngày 30/6/2020 hoặc khi hết hạn mức.
|
N. Thanh