Xu hướng nhà máy thông minh

14:00 | 07/10/2019

Để số hóa nhà máy cần phải tạo dữ liệu số cho nhà máy. Từ đó, với sự hỗ trợ của công nghệ sẽ lưu trữ và phân tích, tạo ra giá trị hữu ích cho doanh nghiệp, và DN có thể tối ưu hóa, cải tiến quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Bắt kịp, tiến cùng và vượt lên trong CMCN 4.0
Trải nghiệm dịch vụ ngân hàng hiện đại
Nghệ thuật biểu diễn thời 4.0

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) đang diễn ra với tốc độ chóng mặt, đồng thời tạo ra những thay đổi sâu sắc trên mọi lĩnh vực, định hình lại nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới. Nhiều ngành nghề truyền thống đang dần biến mất, thay vào đó là các mô hình kinh doanh mới, ngành nghề mới.

xu huong nha may thong minh
Ảnh minh họa

Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 52 về một số chủ trương, chính sách để Việt Nam chủ động tham gia CMCN này. Theo quan điểm của Phó trưởng Ban Kinh tế trung ương Triệu Tài Vinh, đổi mới công nghiệp và tăng cường ứng dụng robot vào quá trình sản xuất là tất yếu, song lại đang tạo ra nguy cơ và thách thức mới lớn hơn với doanh nghiệp và người lao động. Bởi đây không chỉ là cuộc cách mạng về công nghệ mà quan trọng hơn còn là cuộc cách mạng về thể chế, đòi hỏi phải đổi mới tư duy quản lý, quản trị kinh doanh…

Ông Nguyễn Quân - Chủ tịch Hội Tự động hóa Việt Nam khẳng định, sản xuất thông minh bao gồm phần cứng thông minh (thiết bị, công nghệ) và phần mềm thông minh (quản lý điều hành, nhân lực) mà các doanh nghiệp cần tích hợp cả hai để tạo ra một nhà máy thông minh và nền kinh tế thông minh. Để chuyển đổi số, quan trọng là phải số hóa hoạt động của doanh nghiệp, tạo cơ sở dữ liệu số, ứng dụng công nghệ để khai thác dữ liệu. Hiện có nhiều công nghệ như AI, Blockchain, IoT, Big Data… được các doanh nghiệp lớn tiên phong áp dụng, giúp tự động hóa quá trình sản xuất, tạo sức cạnh tranh mạnh mẽ.

Tuy nhiên, với đặc trưng nền kinh tế Việt Nam đa phần là DNNVV, thì quá trình chuyển đổi số là rất quan trọng, cần tuân thủ chặt chẽ theo 5 bước, bao gồm: chuẩn bị cơ sở vật chất, chuẩn bị nguồn nhân lực; chọn lọc sản phẩm - công nghệ phù hợp với thời đại số; xây dựng cơ sở dữ liệu đồng bộ; lựa chọn công nghệ số tích hợp các công đoạn sản xuất, khai thác cơ sở dữ liệu; tạo dây chuyền sản xuất tự động hóa, thông minh, ông Nguyễn Quân chia sẻ.

Thực tế là hiện nay, nhiều DN mới ở giai đoạn đầu chuyển đổi sản xuất, tức là mới thúc đẩy tin học hóa các dây chuyền, còn việc tự động hóa quá trình sản xuất, chuyển đổi thành doanh nghiệp sản xuất thông minh thì còn rất xa.

Để số hóa nhà máy cần phải tạo dữ liệu số cho nhà máy. Từ đó, với sự hỗ trợ của công nghệ sẽ lưu trữ và phân tích, tạo ra giá trị hữu ích cho doanh nghiệp, và DN có thể tối ưu hóa, cải tiến quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Là DN trong ngành sử dụng nhiều lao động, ông Thân Đức Việt, Tổng giám đốc Tổng Công ty May 10 cho biết, DN đã rất cố gắng tự động hóa quá trình sản xuất để giảm thiểu sự tham gia của người lao động. Song rất khó để xây dựng một nhà máy chuyển đổi số hoàn toàn, bởi lẽ các thiết bị may tiên tiến, hiện đại đến mấy cũng chỉ giải quyết được một số công đoạn. Riêng khâu may rất khó tự động hóa. Tuy thế, robot vẫn là yếu tố cốt lõi định hình nên ngành công nghiệp 4.0.

Nguyễn Hoa

Tin đọc nhiều