Chính sách tạo đà cho du lịch trực tuyến

15:51 | 02/05/2018

Khi mà internet và mạng xã hội trở nên phổ biến với mọi người, mọi ngành nghề thì du lịch trực tuyến cũng khá phát triển, nhất là với các nước có ngành du lịch mạnh...

Du lịch trải nghiệm nông thôn mới ­
Thiếu đường bay thẳng, khách “ngại” đi du lịch

Các DN ngành du lịch Việt như lữ hành, các khách sạn, nhà hàng đặt qua mạng cũng có những bước phát triển rõ nét. Tuy nhiên, thị phần tại Việt Nam lại rơi vào tay các DN nước ngoài khi tỷ lệ DN trong nước chỉ chiếm phần rất nhỏ.

chinh sach tao da cho du lich truc tuyen
Xu hướng đặt du lịch trực tuyến đang ngày càng phổ biến

Chị Vũ Tuyết Nhung (Tây Hồ, Hà Nội) chia sẻ, để đặt tour du lịch, đặt vé máy bay hay đặt phòng khách sạn cho gia đình hay công ty chị đều thông qua hình thức trực tuyến. Hình thức này vừa tiết kiệm chi phí đi lại, vừa không mất thời gian. Bên cạnh đó, khách hàng lại được lựa chọn trước các dịch vụ để chủ động hơn trong việc du lịch của mình.

Theo đó, sau khi lựa chọn được địa điểm du lịch cần đi, tôi sẽ tìm các đơn vị DN kinh doanh du lịch để so sánh và lựa chọn công ty có uy tín, có dịch vụ đa dạng. Hiện tại, chị thường xuyên đặt các tour du lịch trong và ngoài nước thông qua trang Tripi.vn vì có nhiều ưu đãi và dịch vụ tốt, chị Nhung cho biết.

Có thể thấy, thị trường du lịch trực tuyến ở Việt Nam là rất lớn và sẽ là xu hướng trong thời gian tới. Đã có rất nhiều DN Việt bắt đầu chú trọng và phát triển mảng du lịch trực tuyến như mytour.vn, chudu24.com, tripi.vn…

Đại diện DN tripi.vn cho biết, tripi hiện là một trong số ít cổng thông tin du lịch trực tuyến của Việt Nam có ứng dụng di động giúp đặt tour, vé máy bay, khách sạn, gói combo Holidays (gồm vé máy bay và khách sạn, tour du lịch) trên ứng dụng di động. Ngoài ra khách hàng có thể tìm kiếm, so sánh giá các sản phẩm du lịch và cập nhật chính xác 24/24h tình trạng sản phẩm.

Tripi.vn cũng là trang cung cấp dịch vụ khách sạn, vé máy bay, tour, nhưng sàn giao dịch này có điểm khác là cung cấp nhiều nguồn hàng từ nhiều nhà cung cấp, kết hợp với công nghệ so sánh giá, người sử dụng dễ tìm thấy nơi bán cùng một sản phẩm với giá thấp nhất nhưng vẫn đảm bảo tính xác thực ngay. Bên cạnh đó, thông qua trực tuyến, khách hàng còn thường xuyên được hưởng các ưu đãi rẻ hơn rất nhiều.

Theo Hiệp hội Du lịch Việt Nam, cả nước có khoảng 30 nghìn DN làm du lịch nhưng chỉ có hơn 10 DN kinh doanh du lịch trực tuyến. Ông Vũ Thế Bình, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam cho biết, ngành du lịch là ngành có cơ hội ứng dụng trực tuyến vào hoạt động một cách nhanh nhất như đặt vé máy bay, tour du lịch, phòng khách sạn… Khi ứng dụng trực tuyến đã tạo cơ hội cho những người đi du lịch có thể chủ động tiếp cận, chọn lựa dễ dàng hơn các sản phẩm du lịch. Với đà phát triển mạnh của CNTT và các mạng xã hội thì du lịch trực tuyến đang là tương lai của ngành du lịch.

Các DN kinh doanh du lịch trực tuyến ở Việt Nam còn yếu thế so với DN nước ngoài bởi chủ yếu là DNNVV nên nguồn lực còn yếu. Trong khi đầu tư cho loại hình kinh doanh du lịch trực tuyến đòi hỏi sự đầu tư lớn, bài bản và trang thiết bị công nghệ hiện đại đòi hỏi DN phải có vốn lớn và sự hỗ trợ từ chính sách.

Hiện nay, du lịch trực tuyến đã trở nên khá phổ biến. Hầu hết các công ty du lịch, các khách sạn, nhà hàng tại các điểm du lịch cũng đã chủ động đầu tư công nghệ, tham gia vào nhận khách hàng trực tuyến. Hiện phần lớn các khách sạn đã có trang web riêng đăng tải các thông tin về khách sạn như phòng ốc, trang thiết bị, các dịch vụ và các hoạt động của khách sạn để khách hàng chủ động đặt phòng cũng như đặt tiệc thông qua mạng internet.

Đồng thời thông qua đặt phòng qua mạng, các khách sạn đều có những ưu đãi với khách hàng nhằm thu hút cũng như cạnh tranh giúp khách hàng có nhiều lựa chọn để quyết định đặt phòng online.

Đại diện Công ty Vietrantour cho biết, để bắt kịp với xu thế của khách du lịch, công ty đã có những thay đổi đầu tư mạnh về mảng kết nối trực tuyến. Theo đó cùng với sự đầu tư mạnh về trang web với đội ngũ nhân lực chất lượng, công ty đã triển khai hàng loạt các chương trình quảng bá dịch vụ thông qua các trang mạng điện tử như facebook, zalo, google…

Đồng thời sắp xếp những kỹ thuật viên tương tác và giải đáp trực tuyến với khách hàng thông qua trang web của công ty. Qua đó khách hàng có thể đặt tour, đặt vé, đặt phòng khách sạn… qua công ty bằng hình thức trực tuyến. Nhờ đó, DN đã đạt doanh thu cũng như lượng khách hàng tăng mạnh trong thời gian qua.

Ông Vũ Thế Bình cho rằng, để cạnh tranh được với DN nước ngoài, các công ty du lịch trực tuyến của Việt Nam cần phải có sự đầu tư lớn về công nghệ. Đồng thời, cần nhiều cơ chế ưu đãi về chính sách của nhà nước. Cụ thể như nhà nước cần có chính sách về miễn giảm thuế cho những hoạt động trực tuyến, ưu đãi về thuế nhập khẩu các thiết bị, công nghệ phục vụ cho ngành du lịch… Chính sự lớn mạnh của các DN về du lịch sẽ giúp ngành du lịch phát triển mạnh hơn trong tương lai và trở thành ngành mũi nhọn của nền kinh tế.

Nguyễn Minh

Tin đọc nhiều