Củng cố vị thế nhờ thương hiệu trực tuyến

10:00 | 06/10/2016

Một thay đổi lớn tại các trang bán hàng trực tuyến nữa là việc thực hiện chính sách đổi, trả hàng sau khi mua, hay việc tiếp nhận và xử lý thông tin hàng giả, cho thấy quyền lợi của người tiêu dùng được quan tâm hơn.

170 tỷ đồng doanh thu trong ngày mua sắm mùa Thu Online Friday 2016
Quảng bá thương hiệu còn thiếu và yếu
cung co vi the nho thuong hieu truc tuyen
Ảnh minh họa

Theo Cục Thương mại Điện tử và Công nghệ thông tin, doanh số bán hàng trực tuyến tại thị trường Việt Nam tăng nhanh theo từng năm (năm 2015 tăng 37% so với 2014), chiếm khoảng 2,8% tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước.

Người tiêu dùng ngoài mua sắm trực tuyến tại các website thương mại điện tử chuyên nghiệp như Ladaza, Sendo, Enbac, Hotdeal… còn chọn mua sắm tại kênh online của những DN lớn như Thế giới di động, FPT shop, Nguyễn Kim, Pico…

Nhóm mặt hàng được giao dịch nhiều nhất là máy tính, điện thoại, thiết bị văn phòng, thời trang. Mặc dù, vẫn còn hơn 50% người chưa tham gia mua sắm trực tuyến do không tin tưởng uy tín của DN bán hàng, hàng kém chất lượng hơn quảng cáo, không có thẻ tín dụng, sợ lộ thông tin cá nhân…

Nhưng tại thị trường Việt Nam, vẫn có những DN thương mại điện tử phát triển mạnh và ngày càng mở rộng quy mô từ thị trường thành thị đến nông thôn như Lazada, chodientu, hotdeal, vatgia, enbac, rongbay, sendo, cungmua, deca, adayroi…. Nếu so sánh tốc độ phát triển thị phần thì bán hàng trực tuyến luôn nhanh hơn và chi phí ít hơn.

Thời gian gần đây, thị trường bán lẻ nhóm hàng điện máy, điện tử gia dụng, hàng tiêu dùng có sự bùng nổ trung tâm mua sắm, siêu thị, đẩy các DN vừa và nhỏ vào bước cạnh tranh gay gắt, nhất là khi khách hàng chỉ nhắm đến những thương hiệu lớn như Nguyễn Kim, Thiên Hòa, Phan Khang. Để tồn tại và cùng phát triển, các DN này đã chọn giải pháp bắt tay hợp tác với DN thương mại điện tử đến cùng phát triển thị trường.

Theo ông Alexandre Dardy, Giám đốc điều hành Lazada Việt Nam, hiện nay Lazada đã hợp tác với trên 40 DN và thương hiệu kinh doanh hàng Việt vừa và nhỏ để tăng cường lượng hàng hóa phân phối trên trang thương mại điện tử Ladaza.vn. Việc hợp tác này dự báo sẽ mang lại hiệu quả kinh doanh và mở rộng đối tượng khách hàng nhanh chóng, thông qua việc hai bên tận dụng được những lợi thế của nhau.

Có thể thấy, xu hướng hợp tác giữa DN bán lẻ và các trang thương mại điện tử đang ngày càng được DN lựa chọn. Ghi nhận thực tế, các thương hiệu lớn như nữ trang PNJ, hàng gia dụng nội thất Home Center, dụng cụ thể thao Động Lực Sport hay Trung tâm điện máy Chợ Lớn, Trần Anh khi tham gia vào trang thương mại điện tử Ladaza một mặt góp phần tạo niềm tin cho người tiêu dùng đối với thương mại điện tử. Mặt khác, các thương hiệu và DN cũng được người tiêu dùng trên cả nước biết đến khi truy cập vào trang mua sắm trực tuyến Ladaza.

Một thay đổi lớn tại các trang bán hàng trực tuyến nữa là việc thực hiện chính sách đổi, trả hàng sau khi mua, hay việc tiếp nhận và xử lý thông tin hàng giả, cho thấy quyền lợi của người tiêu dùng được quan tâm hơn. Điều này đang góp phần làm thay đổi cách nhìn về mua và bán hàng trực tuyến tại Việt Nam và DN bắt tay hợp tác tạo nên ấn tượng tốt về trách nhiệm người kinh doanh đối với người tiêu dùng ngày càng cao.

Thanh Thanh

Tin đọc nhiều