Đẩy mạnh công nghiệp chế biến, bảo quản thịt lợn

14:00 | 28/06/2019

Để đảm bảo nguồn cung thịt lợn trong nước vừa an toàn, vừa giảm rủi ro cho người nông dân, ngành nông nghiệp cần phát triển và quy hoạch vùng nuôi tập trung; khuyến khích DN đầu tư phát triển theo quy mô trang trại và liên kết với người nông dân trong việc phát triển ngành nuôi lợn.

Những tháng đầu năm 2019, Việt Nam chi khoảng 23,6 triệu USD để nhập khẩu thịt lợn. Sự cạnh tranh của thịt lợn đông lạnh nhập khẩu đang gia tăng áp lực lên ngành chăn nuôi và chế biến thịt lợn trong nước, đặc biệt trong bối cảnh dịch tả lợn châu Phi đang hoành hành.

Thực tế, nhiều DN chế biến thực phẩm, bếp ăn công nghiệp và người tiêu dùng đang lo ngại thịt lợn trong nước không an toàn nên chuyển sang sử dụng thịt đông lạnh nhập ngoại.

day manh cong nghiep che bien bao quan thit lon
Sản phẩm thịt mát của MEATDeli được người tiêu dùng chào đón

Hơn 2 năm qua, ngành chăn nuôi lợn trong nước chịu nhiều tổn thất do liên tiếp hứng chịu nhiều đợt dịch bệnh như dịch lở mồm long móng, dịch tả lợn Châu Phi. Theo số lượng ước tính của Tổng cục Thống kê thì đến hết tháng 5/2019, đàn lợn cả nước giảm 5,5% so với cùng kỳ năm 2018.

Trước thực trạng đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã tổ chức hội nghị bàn các giải pháp phát triển chăn nuôi bền vững, gia tăng sức cạnh tranh cho ngành chăn nuôi và chế biến thịt lợn Việt Nam. Hầu hết các ý kiến cho rằng phát triển chăn nuôi an toàn sinh học trong nước là biện pháp quan trọng nhất hiện nay để có thể ngăn ngừa và kiểm soát bệnh dịch.

Theo các chuyên gia, với thịt đông lạnh, thịt lợn được cấp đông ở -18 độ C và bảo quản thời gian dài trước khi bán, đặc biệt với thịt nhập khẩu. Trong quá trình đông lạnh, các tinh thể nước kết tinh và cứa vào mô thịt. Khi rã đông, đa số người sử dụng chỉ ngâm nước thời gian ngắn rồi chế biến khiến lượng nước trong mô thịt thất thoát, miếng thịt kém hấp dẫn về mặt cảm quan, vị thịt nhạt đi.

Ngoài ra, nguồn thịt lợn nhập từ Mỹ và Canada có thể còn tồn dư lượng chất tạo nạc. Ông Phạm Đức Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam cho biết, ractopamine là chất cấm đứng đầu trong danh mục 18 chất cấm trong chăn nuôi ở nước ta, chỉ sau hai chất salbutamol và clenbuterol. Nhưng ở nhiều nước như Mỹ, Úc, Canada, Hàn Quốc, Brazil, Thái Lan… vẫn cho phép sử dụng.

Để mua thịt lợn ngon và an toàn, người tiêu dùng gần đây có thêm sự lựa chọn mới là thịt mát. Tại Việt Nam, tiêu chuẩn Quốc gia về thịt mát được công bố vào năm 2018. Theo đó, thịt lợn ngay sau khi giết mổ được xử lý làm mát để bảo đảm tâm thịt ở phần dày nhất đạt nhiệt độ từ 0 độ C đến 4 độ C trong thời gian không quá 24 giờ sau giết mổ.

Hiện có nhiều DN tại Việt Nam ra mắt thị trường sản phẩm thịt lợn mát như C.P, GreenFeed, MNS Meat Hà Nam…

Người tiêu dùng chào đón sự trở lại của thịt mát MEATDeli. Có 98% người tiêu dùng tham gia khảo sát thích MEATDeli hơn những loại hay thương hiệu thịt khác. 92% người tiêu dùng được khảo sát quyết định chuyển sang sử dụng sản phẩm của MEATDeli sau khi dùng thử lần đầu.

Có thể nói, với nguồn thịt lợn hoàn toàn nội địa, toàn bộ quy trình sản xuất thịt lợn theo công nghệ thịt mát từ châu Âu theo mô hình 3F (Feed - thức ăn chăn nuôi chất lượng đạt chuẩn; Farm - trang trại kỹ thuật cao; Food - quy trình chế biến thịt lợn chuẩn châu Âu) đảm bảo an toàn sinh học, thịt mát MEATDeli đáp ứng nhu cầu cấp thiết của người tiêu dùng Việt Nam về sản phẩm thịt thỏa mãn các yếu tố sạch, tươi ngon và dinh dưỡng. Ở mô hình 3F, quy trình sản xuất thịt được kiểm soát chặt chẽ từ nguồn thức ăn, chọn con giống, chăn nuôi lợn công nghệ cao đến khâu giết mổ và chế biến.

Để tăng cường hiệu quả kiểm soát dịch bệnh, MEATDeli còn áp dụng hệ thống 3 tuyến kiểm dịch. Với tuyến 1, kiểm dịch lợn ngay tại trại, chỉ thu mua lợn khỏe có kết quả âm tính với dịch tả lợn Châu Phi. Tuyến 2, kiểm dịch lợn trước khi nhập vào nhà máy, bảo đảm thêm 1 lần nữa không có lợn mang mầm bệnh. Tuyến 3, kiểm dịch thịt lợn trước khi xuất từ nhà máy, chắc chắn thịt mát MEATDeli đưa ra thị trường không nhiễm mầm bệnh.

Các chuyên gia cho rằng, để đảm bảo nguồn cung thịt lợn trong nước vừa an toàn, vừa giảm rủi ro cho người nông dân, ngành nông nghiệp cần phát triển và quy hoạch vùng nuôi tập trung; khuyến khích DN đầu tư phát triển theo quy mô trang trại và liên kết với người nông dân trong việc phát triển ngành nuôi lợn.

Đi cùng với đó là phát triển ngành công nghiệp chế biến và giết mổ, bảo quản theo quy trình công nghiệp, ứng dụng công nghệ tiên tiến. Như vậy, vừa đáp ứng được nhu cầu thị trường, vừa đảm bảo tiêu thụ được sản lượng chăn nuôi của DN và người dân.

Bài và ảnh Thu Thủy

Tin đọc nhiều