Kinh doanh thời 4.0 nhìn từ Hàn Quốc

14:00 | 08/05/2019

Khởi nghiệp tại Việt Nam là lĩnh vực đầy triển vọng trong mắt các nhà đầu tư Hàn Quốc.

Kỷ nguyên số hoá: Cần bước đi bài bản, phù hợp
Hướng đến CMCN 4.0 bằng sức mạnh AI
Để bắt kịp, tiến cùng và vượt lên trong CMCN 4.0

Hàn Quốc hiện đang là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam, đứng thứ nhất về đầu tư trực tiếp nước ngoài, thứ hai về ODA, thứ ba về thương mại. Hàn Quốc đã đầu tư vào Việt Nam hơn 7.700 dự án với tổng vốn đầu tư xấp xỉ 70 tỷ USD; năm 2018, kim ngạch thương mại song phương vượt con số 62 tỷ USD. Cùng với đó, Hiệp định thương mại tự do giữa hai nước cũng đã giúp gia tăng nhiều cơ hội hợp tác thương mại đầu tư, dự kiến kim ngạch thương mại hai chiều sẽ đạt 100 tỷ USD vào 2020.

kinh doanh thoi 40 nhin tu han quoc
Hàn Quốc sử dụng nhiều robot trong quá trình sản xuất

Việt Nam đã và đang thực hiện Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011 - 2020 và dành ưu tiên hàng đầu cho cuộc CMCN 4.0. Nhu cầu robot và tự động hóa đang ngày càng gia tăng ở Việt Nam khi các doanh nghiệp đã nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc sử dụng công nghệ tiên tiến để tăng khả năng cạnh tranh và hội nhập với nền kinh tế thế giới.

Theo Liên đoàn Robot học quốc tế, đã có 8.252 sản phẩm robot được bán tại Việt Nam năm 2017, vượt qua các nước Singapore (4.500 robot), Thái Lan (3.400 robot) và trở thành thị trường robot lớn thứ 7 trên thế giới. Đây được coi là thời điểm thích hợp để Hàn Quốc mở rộng xúc tiến đầu tư vào ngành công nghiệp robot và tự động hóa của Việt Nam. Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Vũ Đại Thắng cho biết như vậy.

Tính đến năm 2019, K-Startup Grand Challenge đã thu hút 5.724 startup trên toàn thế giới tham dự, trợ giúp 64 startup đến hoạt động tại Hàn Quốc và nhận được tổng cộng 85 triệu USD tiền đầu tư.

Cùng với một nền chính trị và an ninh ổn định, với nhiều thành tựu ấn tượng về phát triển kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh, hiện có trên 130 quốc gia và vùng lãnh thổ với khoảng 350 tỷ USD vốn đầu tư đăng ký vào Việt Nam, trong đó có hơn 180 tỷ USD được giải ngân vào công nghiệp chế tạo, phát triển hạ tầng, năng lượng...

Năm 2018, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt 7,08%, quy mô GDP đạt 244 tỷ USD, giá trị thương mại đạt 482 tỷ USD. Dân số của Việt Nam đã tiệm cận mức 100 triệu người với cơ cấu dân số vàng, tầng lớp trung lưu phát triển mạnh mẽ và dự kiến đến 2030 có khoảng 50% dân số Việt Nam sẽ gia nhập tầng lớp trung lưu, vừa là thị trường tiêu thụ hấp dẫn vừa cung cấp lực lượng lao động chất lượng cao cho khu vực kinh tế.

Về phần mình, thì con số gần 8 nghìn doanh nghiệp Hàn Quốc đang đầu tư tại Việt Nam đủ chứng tỏ rằng, quốc gia này đang không ngừng mở rộng đầu tư tại Việt Nam, Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam Kim Do Hyon cho biết thêm.

Ở khía cạnh khác, khởi nghiệp tại Việt Nam cũng là lĩnh vực đầy triển vọng trong mắt các nhà đầu tư Hàn Quốc. Cụ thể, SmileGates – SGI, một trong những quỹ đầu tư tư nhân – mạo hiểm lớn nhất Hàn Quốc, với tổng tài sản tích lũy khoảng 1,2 tỷ USD đang đầu tư vào khoảng 170 công ty trên toàn cầu, vừa ra mắt một quỹ đầu tư dành riêng cho startup Việt Nam với tên gọi “SmileGates Vietnam Kairos Fund #1”.

Ngoài việc rót tiền vào startup triển vọng của Việt Nam, SGI còn đóng vai trò cầu nối kết nối startup Việt với 170 công ty trong danh mục đầu tư của họ và ngược lại. SGI dự định sẽ mở một trung tâm ươm mầm khởi nghiệp tại Việt Nam bởi Chính phủ Hàn Quốc đánh giá rất cao thị trường khởi nghiệp ở Việt Nam, Phó chủ tịch SGI Kyounghwan Kim tiết lộ.

Hàn Quốc cũng muốn thông qua cuộc thi khởi nghiệp K-Startup Grand Challenge (Thử thách startup Hàn Quốc) nhằm thu hút các công ty startup xuất sắc nước ngoài đến Hàn Quốc, tạo điều kiện để họ lập nghiệp tại đây, nhằm biến Hàn Quốc trở thành một trung tâm khởi nghiệp mới, bao gồm có cả các startup Việt Nam. Hàn Quốc xem các startup là các đối tác tiềm năng chia sẻ những kinh nghiệm và chuyên môn để tận dụng, hợp tác hai bên cùng có lợi.

Bài và ảnh Đoàn Trần

Tin đọc nhiều