Thanh toán phi tiền mặt sẽ giảm giá thành

14:00 | 15/04/2019

Thương mại điện tử phát triển rất nhanh ở Việt Nam trong 3 năm gần đây. Nếu năm 2007, thị trường mua bán hàng trực tuyến chưa có nhiều thì đến nay theo thống kê của Vecom, mỗi ngày có trên 60 ngàn đơn hàng được giao dịch trên 4 sàn thương mại điện tử lớn nhất trên thị trường Việt Nam.

Thương mại điện tử: Cần chính sách đồng bộ để tạo cú hích
Doanh nghiệp thương mại điện tử được thời
thanh toan phi tien mat se giam gia thanh
Ảnh minh họa

Ông Nguyễn Ngọc Dũng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (Vecom) cho biết, một trong những yếu tố cản trở thanh toán không dùng tiền mặt trong hoạt động thương mại điện tử hiện nay nằm ở khâu giao hàng. Người giao hàng cho các sàn giao dịch thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam hiện nay vẫn đang phải làm ba trong một: giao hàng, thủ quỹ, kế toán.

Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ giao hàng trong ngày, đẩy chi phí giao hàng trên mỗi đơn hàng tăng lên. Chưa kể sự căng thẳng của người giao hàng dẫn đến tình trạng gắt gỏng với khách hàng mua hàng trực tuyến, khiến cho thương mại điện tử không thể phát triển nhanh hơn.

Cùng quan điểm với Vecom, nhưng một DN giao nhận vận tải hàng hóa ở TP.HCM còn cho rằng, việc thanh toán các đơn hàng mua sắm trên internet chủ yếu vẫn bằng tiền mặt còn có nguyên nhân từ nhà bán hàng không xuất hóa đơn thuế giá trị gia tăng (VAT) cho khách hàng, nhưng vẫn tìm cách này cách khác để quyết toán đủ các hóa đơn thuế VAT với nhà nước. Điều này rất dễ nhận ra khi DN tiếp cận ngân hàng vay vốn, ngân hàng hỏi báo cáo thuế luôn vênh với báo cáo tài chính DN.

Ngoài ra, những người mua hàng trực tuyến hiện nay vẫn thích sử dụng tiền mặt để thanh toán khi nhận hàng còn do niềm tin vào chất lượng hàng hóa trên mạng chưa cao. Mặc dù, hoàn toàn có thể sẵn sàng thanh toán bằng thẻ ngân hàng, ví điện tử và các công cụ thanh toán di động, nhưng người mua hàng vẫn muốn nhìn trực tiếp thấy món hàng mua mới thanh toán để nếu không ưng ý sẽ trả lại.

Thậm chí để hạn chế tình trạng trả lại hàng hóa, trang thương mại điện tử Lazada hiện còn ghi rõ trên mỗi kiện hàng không được thử hàng trước sự đồng chứng kiến của người giao hàng, như một cách đẩy phần khó về khách hàng mỗi khi quyết định mua một món hàng trực tuyến.

Thương mại điện tử phát triển rất nhanh ở Việt Nam trong 3 năm gần đây. Nếu năm 2007, thị trường mua bán hàng trực tuyến chưa có nhiều thì đến nay theo thống kê của Vecom, mỗi ngày có trên 60 ngàn đơn hàng được giao dịch trên 4 sàn thương mại điện tử lớn nhất trên thị trường Việt Nam.

Thị trường thương mại điện tử Việt Nam được đánh giá rất tiềm năng, hiện có 4 sàn thương mại điện tử Tiki, Lazada, Shopee, Sendo đang chiếm lĩnh phần lớn thị trường bán hàng trực tuyến. Trang web thegioididong.com mặc dù không phải sàn thương mại điện tử theo nghĩa trung gian tổ chức bán hàng qua mạng, nhưng do doanh số bán hàng trực tuyến quá lớn nên Vecom cũng thường tính vào trong thống kê những trang thương mại điện tử lớn trên thị trường.

Phân tích về thiết bị sử dụng mua bán hàng trên mạng, ông Nguyễn Ngọc Dũng đưa ra một thống kê bất ngờ. Theo đó nếu như 2 năm trước đây, người nông thôn sử dụng điện thoại di động mua hàng qua mạng mới chỉ chiếm khoảng 20% tổng doanh số thị trường thương mại điện tử, thì hiện nay tỷ lệ này đã tăng lên 70%. Nguyên do chỉ cần một hai triệu đồng là người dân đã có thể sở hữu được một chiếc điện thoại di động, nhưng để mua máy tính thì lại không nhiều.

Trong khi đó các đơn hàng được đặt trực tuyến qua thiết bị máy tính TP.HCM chiếm tỷ lệ cao nhất trong các đô thị Việt Nam, những yếu tố này gợi ý cho các nhà cung ứng hàng hóa trên mạng phải có tính toán sát hơn với cách thức tiếp cận hàng hóa trên mạng mới hiệu quả.

Trang thương mại điện tử Amazon gần đây đang phát triển vào thị trường với phiên bản tiếng Việt và họ mong muốn mang nông sản Việt Nam bán trên chính trang thương mại điện tử toàn cầu này. Nhưng do chi phí vận chuyển từ nơi sản xuất đến kho hàng thương mại điện tử còn xa khiến chi phí vận chuyển lớn. Điều này trong tương lai các nhà logistics phải tính toán kỹ hơn để giảm chi phí vận chuyển. Chưa kể hoạt động đưa sản phẩm nông sản Việt lên các sàn thương mại điện tử hiện nay còn nhiều khó khăn do tập quán nhà bán hàng.

Đơn cử mới đây có tới 65 DN sản xuất dừa Bến Tre đến nghe Vecom và các trang thương mại điện tử hướng dẫn giao dịch trái dừa Việt trên thương mại điện tử, nhưng cuối cùng chỉ có một DN đạt được thỏa thuận bán hàng trên Lazada.

Theo Vecom, 70% thị phần thương mại điện tử Việt Nam nằm ở hai thành phố lớn Hà Nội và TP.HCM. Vecom dẫn một nguồn thống kê khác, tăng trưởng lũy kế giai đoạn 2018-2023 toàn thị trường Việt Nam gần 4,5 tỷ USD, số người mua hàng trên các trang thương mại điện tử vào khoảng 49,8 triệu người trên năm.

Trong bối cảnh thị trường đang thay đổi nhanh và những mô hình kinh doanh mới định hình lại thói quen tiêu dùng đòi hỏi các nhà bán hàng trực tuyến phải thúc đẩy khâu bán hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm để tạo thói quen cho người mua hàng trực tuyến thanh toán trực tuyến mới có thể giảm giá thành và hạn chế rủi ro chi phí khi các đơn hàng bị trả lại.

Trần Duy Đông

Tin đọc nhiều