Thay đổi nhận thức để phát triển

14:38 | 13/06/2018

Bí quyết của thành công là cần thực hiện chuyển đổi số nhân lực càng sớm càng tốt. Nhân lực phần mềm trong DN cần phải đi trước phần cứng - công nghệ và máy móc ít nhất 1 năm về thời gian...

Cơ hội đất nước và chính sách kinh tế số
Lao động thời 4.0

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) đang bùng nổ. Chỉ trong khoảng thời gian ngắn, nõ đã mang đến nhiều công nghệ mới, tác động sâu sắc tới cách thức và tổ chức vận hành của DN. Điều này đã tạo ra những cơ hội và thuận lợi cho DN chuyển đổi từ mô hình truyền thống sang mô hình DN số - mô hình kinh doanh của thế kỷ 21.

thay doi nhan thuc de phat trien
Nhân lực trình độ cao là lời giải cho sự phát triển của DN

Đơn cử như vài năm gần đây mô hình taxi công nghệ đã làm thay đổi từ cung cách kinh doanh truyền thống sang mô hình kinh tế chia sẻ và đã thành công tại nhiều quốc gia, dẫn đến sự phân chia lại thị trường.

Thực tế đó cho thấy, việc chuyển đổi sang mô hình số hóa là bước đi tất yếu của cộng đồng DN Việt Nam. Vấn đề là sẽ chuyển đổi như thế nào từ truyền thống sang số hóa một cách hiệu quả nhất.

Ths Vũ Tuấn Anh, người sáng lập Vietnam Business Matching chia sẻ, theo định nghĩa thì tổ chức và DN là kết hợp của 4 thành tố: con người/nhân lực - quy trình kinh doanh - cơ cấu tổ chức và công nghệ. Các thành tố này có mối quan hệ gắn kết và tương hỗ với nhau, trong đó con người luôn là yếu tố quan trọng nhất.

Bởi vậy, để thực hiện thành công công cuộc “số hóa”, DN cần tập trung tới 2 thành phần quan trọng nhất đó là khách hàng – mục tiêu tạo giá trị, và nhân lực – những người kiến tạo giá trị trên nền tảng công nghệ 4.0.

Đầu tiên, chuyển đổi nhân lực phải được thực hiện rất lâu trước khi làm các phần việc khác như đầu tư trang thiết bị , công nghệ trong DN. Chuyển đổi nhân lực bắt đầu từ việc nhận thức, tìm hiểu và suy nghĩ về làm thế nào sử dụng công nghệ 4.0 nhằm gia tăng giá trị trong hoạt động tại mọi vị trí trong DN. Điều này cần bắt đầu bằng sự thay đổi trong lãnh đạo cấp cap của DN, chuyển đổi từ mô hình lãnh đạo truyền thống sang lãnh đạo số.

Sau đó, là các cấp quản lý ở dưới như cấp phòng sẽ là đối tượng thứ hai, tập trung vào việc ứng dụng số hóa trong các công tác quản trị: lập kế hoạch - tổ chức - thực thi và giám sát/chỉnh sửa. Các cấp quản lý cần học tập cách thức sử dụng các công nghệ giải pháp có nguồn gốc từ cuộc CMCN 4.0, áp dụng mạnh mẽ vào hoạt động của họ.

Nhân viên là lực lượng cuối cùng của quá trình chuyển đổi nhân lực. DN cần thực hiện chuyển đổi từ mô hình ASK truyền thống (Attitude - Skillset - Knowledge) sang ASK số hóa. Nhân viên cần được đào tạo những tri thức về CMCN 4.0 như dữ liệu lớn, trí thông minh nhân tạo, khả năng làm việc tích hợp người và máy. Bên cạnh đó, họ cũng cần được đào tạo những tâm thế mới như sáng tạo, khởi phát, tạo giá trị gia tăng liên tục áp dụng trong hoạt động vận hành hàng ngày.

Giai đoạn kế tiếp của chuyển đổi số nhân lực là quá trình triển khai trên thực tế khi DN áp dụng các công nghệ 4.0. Bí quyết của thành công là cần thực hiện chuyển đổi số nhân lực càng sớm càng tốt. Nhân lực phần mềm trong DN cần phải đi trước phần cứng - công nghệ và máy móc ít nhất 1 năm về thời gian, ông Vũ Tuấn Anh kết luận.

Hữu An

Tin đọc nhiều