ADB và SHB ký kết Thỏa thuận tín dụng quay vòng

11:37 | 21/02/2017

Ngày 21/2/2017, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn-Hà Nội (SHB) vừa ký kết Thỏa thuận tín dụng quay vòng (RCA). 

SHB ra mắt thẻ tín dụng hoàn tiền đồng thương hiệu SHB-ManCity Visa Cashback
Lợi nhuận trước thuế của SHB đạt 1.164 tỷ đồng
23 năm tỏa sáng tinh thần khởi nghiệp

Theo thỏa thuận này, Chương trình Tài trợ thương mại (TFP) của ADB sẽ cung cấp khoản vay trực tiếp trị giá 20 triệu USD cho SHB để tài trợ các giao dịch thương mại trước và sau khi giao hàng.

adb va shb ky ket thoa thuan tin dung quay vong

Quỹ tín dụng quay vòng sẽ giúp tăng cường năng lực của SHB trong việc cung cấp các khoản vay tài trợ thương mại cho khách hàng, gồm tài trợ trước khi xuất khẩu cho các sản phẩm nông nghiệp, dệt may và điện tử để xuất khẩu sang các thị trường như Trung Quốc, Nhật Bản và Singapore.

Ông Eric Sidgwick, Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam phát biểu: “Chúng tôi rất hài lòng khi được làm việc với SHB để tăng cường hỗ trợ cho các công ty, bao gồm các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thêm hỗ trợ cho thương mại đồng nghĩa với tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm nhiều hơn”.

SHB trở thành ngân hàng đối tác trong TFP của ADB vào đầu năm 2016. Trong chưa đầy 12 tháng, TFP đã hỗ trợ tổng cộng 25 giao dịch của SHB với trị giá hơn 160 triệu USD.

Tổng Giám đốc SHB Nguyễn Văn Lê cho biết: “Tham gia TFP trong khuôn khổ Thỏa thuận tín dụng quay vòng giúp đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ tài trợ thương mại của SHB. Chúng tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng quan hệ đối tác với ADB trong chương trình này sẽ dẫn tới nhiều cơ hội hợp tác hơn nữa trong tương lai”.

Chương trình Tài trợ thương mại của ADB bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ năm 2009 và hiện đang phối hợp với 11 ngân hàng đối tác địa phương. Tới nay, chương trình đã thực hiện 5.262 giao dịch, hỗ trợ các hoạt động thương mại trị giá 7,8 tỷ USD ở Việt Nam - chủ yếu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Với xếp hạng tín dụng AAA của ADB, Chương trình Tài trợ thương mại cung cấp các khoản vay và bảo lãnh cho hơn 200 ngân hàng đối tác để hỗ trợ thương mại, cho phép có thêm nhiều công ty hơn nữa ở châu Á tham gia các hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu.

Hỗ trợ tài chính của TFP được bổ sung bằng một chuỗi các hội thảo và hội nghị chuyên đề định kỳ để tăng cường hiểu biết và chuyên môn về các sản phẩm và nghiệp vụ tài trợ thương mại, quản lý rủi ro và tránh gian lận.

ĐP

Tin đọc nhiều