Agribank hướng tới ngân hàng bán lẻ hàng đầu

10:25 | 26/07/2018

Với triết ký kinh doanh “Mang phồn thịnh đến khách hàng”, bên cạnh làm tốt vai trò chủ lực trong cung ứng nguồn vốn phát triển “Tam nông” và nền kinh tế, Agribank còn luôn không ngừng nỗ lực phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiện ích, đa dạng hóa kênh phân phối, nỗ lực nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.

Trải nghiệm giải pháp thanh toán hiện đại
Tiếp vốn cho nông dân làm giàu
Agribank ưu đãi nông nghiệp sạch

30 năm phát triển khẳng định vai trò chủ lực trong cung ứng tín dụng và sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiện ích đối với nền kinh tế, đặc biệt sự nghiệp phát triển “Tam nông” là nền tảng vững chắc để Agribank từng bước hiện thực hóa mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam, theo kịp xu thế phát triển chung của hoạt động ngân hàng trong cách mạng 4.0.

Bắt nhịp thị trường bán lẻ tiềm năng

Tính đến đầu tháng 1/2017, Việt Nam có gần 95 triệu dân và dự kiến đến năm 2025 sẽ là gần 100 triệu dân. Với lực lượng dân số như hiện nay, Việt Nam đứng thứ 14 trong số các quốc gia đông dân nhất thế giới. Theo dự báo của Bộ Công thương, trong vòng ba năm tới sẽ có thêm khoảng 300 siêu thị mới tại các đô thị lớn như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ; và đến năm 2020 cả nước sẽ có khoảng 1.500 siêu thị, 180 trung tâm thương mại, 157 trung tâm mua sắm và hơn 1.500 cửa hàng tiện lợi…

Dân số đông và sự phát triển nhanh chóng của hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm, cửa hàng tiện lợi góp phần đưa thị trường bán lẻ trở thành mối quan tâm hàng đầu của mọi doanh nghiệp, trong đó có các ngân hàng. Bởi lẽ đây là cơ hội lớn để các ngân hàng cơ cấu lại nguồn thu, dịch chuyển dần thu từ hoạt động tín dụng sang thu dịch vụ thông qua phát triển mạnh cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiện ích, đáp ứng nhu cầu giao dịch thanh toán của người dân.

agribank huong toi ngan hang ban le hang dau
Agribank nỗ lực phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiện ích

Cũng bởi được đánh giá là tiềm năng nên có rất nhiều ngân hàng đẩy mạnh hoạt động bán lẻ. Và muốn chiếm lĩnh được thị phần này các ngân hàng phải tạo được sự khác biệt và đột phá về sản phẩm dịch vụ, có quy trình và cơ sở hạ tầng mạnh… Trên cơ sở đó, các ngân hàng sẽ đưa ra nhiều sản phẩm “hút khách” nhất, phát triển được gói dịch vụ toàn diện phù hợp với nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Với triết ký kinh doanh “Mang phồn thịnh đến khách hàng”, bên cạnh làm tốt vai trò chủ lực trong cung ứng nguồn vốn phát triển “Tam nông” và nền kinh tế, Agribank còn luôn không ngừng nỗ lực phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiện ích, đa dạng hóa kênh phân phối, nỗ lực nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.

Trên nền tảng công nghệ hiện đại, phát huy thế mạnh về mạng lưới rộng lớn nhất với 2.300 chi nhánh, phòng giao dịch, ngân hàng lưu động bằng xe ô tô chuyên dùng, có mặt khắp mọi vùng miền, huyện đảo trên cả nước, chi nhánh tại Campuchia, quan hệ đại lý với gần 1.000 ngân hàng ở gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ… Agribank hiện cung ứng cho thị trường thanh toán hơn 200 sản phẩm dịch vụ ngân hàng, với bao gồm nhiều SPDV thuộc các lĩnh vực: Cấp tín dụng, Huy động vốn, Thanh toán trong nước, Thanh toán quốc tế, E-Banking…

Nhiều SPDV của Agribank sau khi đưa vào triển khai ứng dụng trên thực tế đã trở thành những SPDV mang thương hiệu riêng của Agribank được đông đảo khách hàng tin dùng như: Huy động vốn, Thanh toán trong nước, Agribank E-Mobile Banking, Thẻ, Thanh toán biên mậu, Nộp thuế điện tử, Kiều hối…

Xác định đầu tư cho nông nghiệp, thực hiện “Tam nông” là ưu tiên hàng đầu của Agribank, do đó, trong chiến lược phát triển, Agribank không chỉ tập trung đưa vốn mà còn đẩy mạnh dịch vụ ngân hàng đến từng hộ sản xuất, liên kết hợp tác với Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh và đặc biệt là phối kết hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương cấp cơ sở để đồng hành cùng doanh nghiệp và hộ sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn tối đa hóa hiệu quả.

Lần đầu tiên trong quy chế cho vay khách hàng, Agribank đã mạnh dạn dành hẳn một phần quy định về “cho vay hỗ trợ khách hàng tháo gỡ khó khăn” trong trường hợp khách hàng gặp rủi ro trong sản xuất kinh doanh.

Đồng thời, Agribank đang cung ứng ngày càng nhiều SPDV đối với khách hàng, nhất là khu vực nông nghiệp, nông thôn như: Cho vay lưu vụ đối với hộ nông dân; cho vay chứng minh tài chính; cho vay theo hạn mức tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh quy mô nhỏ, cho vay theo các chương trình tín dụng… đẩy mạnh phát triển nhiều SPDV ngân hàng điện tử đáp ứng thị hiếu của người dùng trước xu thế cách mạng 4.0 như: A Transfer Service - cho phép khách hàng thực hiện giao dịch chuyển khoản hoặc thanh toán bằng tin nhắn SMS tại bất kỳ nơi nào có phủ sóng viễn thông di động; A PayBill - cho phép khách hàng thực hiện giao dịch thanh toán hóa đơn bằng tin nhắn SMS; Agribank Emobile Banking - cho phép khách hàng thực hiện nhiều dịch vụ về tài chính ngân hàng như: chuyển khoản trong hệ thống Agribank, nạp tiền điện thoại trả trước, mua thẻ game, thẻ điện thoại, thanh toán hóa đơn, Nộp tiền ví điện tử Vnmart..

Phát triển cung ứng đa dạng SPDV ngân hàng hiện đại, tiện ích đã đưa Agribank trở thành NHTM tiên phong, cùng hệ thống TCTD có đóng góp tích cực vào sự hình thành và phát triển mạnh mẽ của thị trường thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam.

Đa dạng hóa kênh phân phối, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng

Để tạo điều kiện thuận lợi giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận và sử dụng SPDV ngân hàng, Agribank chú trọng phát triển đa dạng các kênh phân phối. Cùng với kênh phân phối SPDV trực tiếp tại hơn 2.300 chi nhánh, phòng giao dịch, ngân hàng lưu động bằng xe ô tô chuyên dùng, Agribank phát triển nhiều kênh phân phối SPDV khác dựa trên phát huy thế mạnh nền tảng công nghệ thông tin hiện đại.

Cụ thể, hiện Agribank có số lượng ATM nhiều nhất trong hệ thống NHTM với 2.800 máy ATM; 20.000 EDC/POS (điểm chấp nhận thẻ), Internet Banking, kết nối thanh toán với khách hàng (CMS) và hệ thống gần 1.000 ngân hàng đại lý tại gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Bên cạnh cung ứng SPDV và phát triển các kênh phân phối đa dạng, Agribank xác định tiếp tục cải tiến, đơn giản hóa hồ sơ, thủ tục, đổi mới quy trình giao dịch, tạo điều kiện bình đẳng cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế, nhất là lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân tiếp cận vốn tín dụng và sử dụng các SPDV ngân hàng.

Với mong muốn đem đến cho khách hàng sự hài lòng khi lựa chọn sử dụng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, tháng 9/2017, Agribank chính thức thành lập đưa vào hoạt động Trung tâm Chăm sóc, hỗ trợ khách hàng nhằm tiếp nhận thông tin phản hồi, tư vấn, trợ giúp khách hàng về việc sử dụng các dịch vụ của Agribank...

Trong Chiến lược phát triển đến năm 2020, tầm nhìn 2030, hướng đến cổ phần hóa, Agribank xác định tăng cường huy động vốn, cung cấp vốn tín dụng cho nền kinh tế gắn với phát triển, đa dạng hóa SPDV, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, tiếp tục giữ vững vai trò chủ lực trong đầu tư, hỗ trợ phát triển và cung cấp các dịch vụ tài chính, tín dụng cho khu vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân.

Trong đó, Agribank chú trọng khâu đột phá chiến lược trong nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực tài chính; đa dạng hóa, nâng cao chất lượng SPDV dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, tiên tiến; Phát triển, mở rộng các kênh phân phối SPDV tới khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường… qua đó góp phần nâng cao vị thế cạnh tranh của Agribank trên thị trường trong nước và quốc tế.

Để thực hiện mục tiêu trên, tại Hội nghị tổng kết công tác SPDV năm 2017, triển khai nhiệm vụ 2018, Chủ tịch HĐTV Agribank ông Trịnh Ngọc Khánh nhấn mạnh 3 nhiệm vụ đặt ra đối với Agribank. Đó là, thứ nhất, cần đẩy nhanh đầu tư công nghệ để có thể phát triển và cung cấp các SPDV tiện ích trên nền tảng công nghệ hiện đại như: QR Pay, Samsung Pay, Autobank… kết hợp với nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ; Thứ hai, tăng cường đào tạo tập trung, qua đó mở các lớp đào tạo để cán bộ giao lưu, học hỏi giữa cán bộ trong toàn hệ thống về kinh nghiệm phát triển sản phẩm dịch vụ nói chung, hiểu rõ sản phẩm kết hợp với kỹ năng giao tiếp, tác phong giao dịch và hoạt động tiếp thị sản phẩm dịch vụ đến khách hàng; Thứ ba, ưu tiên một cách thích đáng cho công tác tuyên truyền, quảng cáo sản phẩm dịch đến khách hàng phù hợp với mức thu sản phẩm dịch vụ. Chủ tịch Hội đồng thành viên Agribank cũng yêu cầu lãnh đạo các đơn vị cần quan tâm, sát sao hơn nữa đối với công tác phát triển sản phẩm dịch vụ trong thời gian tới.

Với khoảng 16 triệu khách hàng sử dụng trên 200 sản phẩm, dịch vu, Agribank được ghi nhận là TCTD có nhiều đóng góp tích cực đối với quá trình hình thành và phát triển thị trường thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam.

Viết Chung

Tin đọc nhiều