Cục Phòng vệ thương mại: Thuế chống bán phá giá không tạo độc quyền trên thị trường thép không gỉ

17:20 | 01/09/2019

Việc điều tra, áp dụng biện pháp chống bán phá giá của Bộ Công Thương tuân thủ đầy đủ quy định của Luật Quản lý ngoại thương và các quy định của WTO.

Ấn Độ sẽ áp thuế chống trợ cấp tới gần 12% với ống thép không gỉ Việt Nam
Brazil rà soát chống bán phá giá thép không gỉ cán nguội
Rà soát việc áp dụng chống bán phá giá thép không gỉ cán nguội
Tiếp nhận hồ sơ yêu cầu rà soát chống bán phá giá thép không gỉ
Công bố thuế chống bán phá giá với thép không gỉ
cuc phong ve thuong mai thue chong ban pha gia khong tao doc quyen tren thi truong thep khong gi
Ảnh minh họa

Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) vừa cho biết thời gian qua, Bộ nhận được một số thông tin phản ánh về việc thị trường thép không gỉ cán nguội tại Việt Nam đang có dấu hiệu độc quyền, bị thao túng về giá mà nguyên nhân được cho là do Bộ Công Thương áp thuế chống bán phá giá một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội nhập khẩu từ năm 2014.

Tuy nhiiên, Cục Phòng vệ thương mại giải thích rằng chống bán phá giá là một biện pháp phòng vệ thương mại được Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cho phép các thành viên áp dụng trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài bán phá giá gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.

Mức thuế chống bán phá giá của từng nhà sản xuất nước ngoài được xác định theo phương pháp tính toán quy định bởi WTO, căn cứ trên số liệu thực tiễn của nhà sản xuất/xuất khẩu nước ngoài đệ trình và được Cục Phòng vệ thương mại thẩm tra, xác minh. Do đó, mức thuế này không phải là mức thuế áp dụng theo đề xuất của ngành sản xuất trong nước hay theo ý kiến chủ quan của Cục Phòng vệ thương mại.

Cục Phòng vệ thương mại cũng cho biết, ngày 6/5/2013, Bộ Công Thương nhận được hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá của đại diện ngành sản xuất trong nước đối với một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội nhập khẩu từ Trung Quốc, Indonesia, Malaysia và Đài Loan (Trung Quốc). Sau khi thẩm định hồ sơ, điều tra và thẩm tra tại chỗ đối với các thông tin, số liệu cung cấp bởi nhà sản xuất trong nước, nhà sản xuất/xuất khẩu nước ngoài… kết quả điều tra cho thấy, có hành vi bán phá giá của các nhà sản xuất thép inox của 4 nước/vùng lãnh thổ trên. Điều này khiến ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại đáng kể.

Do đó, ngày 5/9/2014, Bộ Công Thương ban hành quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép không gỉ từ các thị trường nói trên nhập khẩu vào Việt Nam.

cuc phong ve thuong mai thue chong ban pha gia khong tao doc quyen tren thi truong thep khong gi
Diễn biến giá bán bình quân của thép không gỉ

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, việc nhập khẩu và tiêu thụ thép inox trong nước trước và sau khi áp dụng biện pháp chống bán phá giá, hiện, cả nước có khoảng 10 doanh nghiệp sản xuất thép không gỉ cán nguội cán phẳng dạng cuộn/tấm. Trong đó, một số doanh nghiệp sản xuất chủ yếu để phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội bộ mà không bán ra thị trường hoặc chỉ bán với số lượng rất ít.

Về tình hình nhập khẩu, sản xuất và bán hàng thép không gỉ cán nguội kể từ khi có biện pháp chống bán phá giá, hiện nay thuế này chỉ áp dụng với thép inox của Trung Quốc, Indonesia, Malaysia và Đài Loan (Trung Quốc). Các sản phẩm thép inox từ các nước khác vẫn có thể nhập khẩu vào Việt Nam mà không bị áp thuế chống bán phá giá.

Còn theo số liệu của Tổng cục Hải quan, sau khi biện pháp chống bán phá giá được áp dụng đến nay, thép inox vẫn tiếp tục được nhập khẩu từ 4 nước/vùng lãnh thổ bị áp thuế cũng như từ các nước khác. Tổng lượng nhập khẩu thép không gỉ cán nguội từ tất cả các nguồn sau khi có biện pháp chống bán phá giá vẫn tăng so với giai đoạn trước khi áp thuế bán phá giá, như thép inox của Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan.

Trong giai đoạn điều tra gần nhất (từ 1/7/2017 - 30/6/2018), nhập khẩu thép inox vẫn chiếm tới 57,2% tổng tiêu thụ trong nước. Trong đó, nhập khẩu từ các nước không bị áp thuế chống bán phá giá chiếm 68,5% tổng nhập khẩu, sản xuất trong nước chỉ chiếm 42,8% tiêu thụ trong nước.

Cùng với việc sản lượng của doanh nghiệp lớn nhất chiếm dưới 50% sản lượng trong nước thì không có cơ sở để nhận định ngành sản xuất trong nước hay một doanh nghiệp sản xuất nào đó độc quyền về nhóm sản phẩm này.

Theo Cục Phòng vệ thương mại, sau khi áp dụng biện pháp chống bán phá giá từ tháng 10/2014, ngành sản xuất trong nước bắt đầu phục hồi và dần tăng trưởng. Nếu không có biện pháp chống bán phá giá, với việc hàng nhập khẩu gia tăng ồ ạt vào Việt Nam thì ngành sản xuất trong nước khó có thể tồn tại và phát triển.

Trong quá trình điều tra, áp dụng biện pháp, Bộ Công Thương đã cân nhắc, xem xét miễn trừ áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với các sản phẩm thép không gỉ cán nguội làm nguyên liệu đầu vào mà trong nước chưa sản xuất được hoặc chưa đáp ứng nhu cầu nhằm đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng.

Đặc biệt, Bộ Công Thương cho biết tổng lượng nhập khẩu thép không gỉ cán nguội từ tất cả các nguồn sau khi có biện pháp chống bán phá giá vẫn tăng so với giai đoạn trước khi áp thuế chống bán phá giá, ví dụ như thép inox đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan... Như vậy, người sử dụng thép inox tại Việt Nam có nhiều sự lựa chọn khác nhau ngoài nguồn sản xuất trong nước.

Cho tới nay, việc điều tra, áp dụng biện pháp chống bán phá giá của Bộ này đã tuân thủ đầy đủ quy định của Luật quản lý Ngoại thương và các quy định của WTO.

Ngoài ra, “Cho đến nay, chưa có ý kiến nào từ các nhà xuất khẩu bị điều tra chống bán phá giá ở nước ngoài cho rằng việc tính toán và áp dụng biện pháp chống bán phá giá của Việt Nam vi phạm các quy định của Việt Nam cũng như của WTO”, Bộ Công Thương nhấn mạnh.

Cuối cùng, Bộ Công Thương cho biết sẽ tiếp tục theo dõi, xem xét các phản ánh liên quan tới độc quyền thao túng giá theo đúng quy định của Luật Cạnh tranh và xử lý theo quy định của pháp luật.

Thanh Tùng

Tin đọc nhiều