Doanh nghiệp thương mại điện tử được thời

11:00 | 14/03/2019

Các DN thương mại điện tử cạnh tranh quyết liệt tiếp cận người tiêu dùng.

Đẩy mạnh xuất khẩu qua thương mại điện tử
Thương mại điện tử: Cánh cửa mở để vươn xa
Đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam

Theo ông Simon Baptist, Giám đốc điều hành khu vực châu Á của Công ty Nghiên cứu phân tích thị trường Economist Intelligence Unit (Vương Quốc Anh), Việt Nam đang có sự bùng nổ thương mại điện tử trong năm 2018 và những năm tới đây. Việc tổng doanh thu của các doanh nghiệp thương mại điện tử tại Việt Nam tương đương 2,26 tỷ USD/năm, năm sau tăng từ 25% - 30% so với năm trước, đã đưa Việt Nam đứng thứ 6 trong TOP 6 thị trường thương mại điện tử lớn nhất thế giới, chỉ sau Trung Quốc, Hoa Kỳ, Anh, Nhật Bản và Đức.

doanh nghiep thuong mai dien tu duoc thoi
Ảnh minh họa

Nhìn lại năm 2018 cho thấy, tổng lượng người mua hàng trên các sàn thương mại điện tử đạt gần 50 triệu người và dự báo năm 2019, con số này sẽ tăng trên 51 triệu, bởi xu hướng mua sắm trên điện thoại di động ngày càng tăng, hiện đã chiếm đến 72% số đơn hàng. Hiện Việt Nam đã có 50 triệu thuê bao sử dụng điện thoại thông minh, tỷ lệ người trong độ tuổi vàng thích hợp mua sắm online khá cao. Vì vậy, các DN kinh doanh thương mại điện tử đang cạnh tranh gay gắt để giành thị phần tại Việt Nam.

Theo ông Zhang Yi Xing, Tổng giám đốc Lazada Việt Nam, để chủ động chiếm lĩnh thị trường nhiều tiềm năng như Việt Nam, DN này đã đầu tư cho công nghệ tại thị trường Việt Nam hơn 30% ngân sách, đối với cả hai mô hình kinh doanh B2B và B2C. Cùng với đó, công ty còn đầu tư vào hệ thống kho hàng khắp Việt Nam, áp dụng chính sách giao hàng miễn phí đến 10 tỉnh, thành trên toàn quốc. Ngoài ra, DN còn phát triển nhiều hình thức giao hàng mới (bằng xe đạp điện với thùng hàng lớn, giúp giảm chi phí và thời gian vận chuyển)….

Tương tự, các tên tuổi thương mại điện lớn khác như Tiki, Shopee cũng tăng dịch vụ phục vụ (giao hàng nhanh nhất, giảm giá rẻ nhất…) để trở thành những trang thương mại điện tử hàng đầu tại thị trường Việt Nam. Shopee được người tiêu dùng chọn là trang có thế mạnh về mua sắm thời trang, làm đẹp và thực phẩm; Thế giới Di động được xem là ưu việt trong lĩnh vực công nghệ, điện máy, điện tử gia dụng; Sendo và Tiki có lượng hàng hóa phong phú, dịch vụ giao hàng nhanh chóng uy tín…

Dự báo, trong thời gian tới, Việt Nam sẽ là một thị trường thương mại điện tử đầy tiềm năng, với quy mô ước lên đến 10 tỷ USD vào năm 2020. Do đó, các dòng vốn ngoại vẫn đang tiếp tục đổ vào các DN thương mại điện tử trong nước, tạo nên thị trường nhiều biến động và thay đổi không ngừng dựa trên những nền tảng phát triển chính.

Theo đó, ứng dụng mua sắm trên di động sẽ là hình thức mua hàng phổ biến nhất, tiếp đến là mua sắm qua mạng xã hội. Ghi nhận của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương) cho thấy, năm 2018 tỷ lệ mua hàng qua Facebook đạt 70% với ngày càng có nhiều cá nhân tham gia vào thương mại điện tử qua nền tảng này.

Ông Simon Baptist cho rằng, yếu tố quan trọng nhất trong cạnh tranh thương mại điện tử tại Việt Nam hiện nay là giá cả. Các DN kinh doanh có nguồn hàng tại chỗ, giá rẻ hơn sẽ có lợi hơn. Đặc biệt, hiện nay các chính sách về thương mại điện tử của Việt Nam đã khá đầy đủ, trong đó, có việc cho phép DN được khuyến mại, giảm giá 100% áp dụng trên toàn thị trường. Từ đây, sẽ tạo nhiều lợi thế hơn cho người mua, thúc đẩy thị trường phát triển nhanh chóng.

Thanh Thanh

Tin đọc nhiều