Cho vay trực tuyến: Một số vấn đề và những lưu ý | |
Gia tăng bảo mật trong hoạt động thanh toán trực tuyến |
Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 1/1/2019 của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, tại điểm k, mục 4, Chính phủ giao cho chủ tịch UBND cấp tỉnh, thành phố chỉ đạo hoàn thành nhiệm vụ, kế hoạch thực hiện cung cấp ít nhất 30% số dịch vụ công trực tuyến thuộc thẩm quyền ở cấp độ 4 hoàn thành trước tháng 12/2019.
Hiện nay đã có đầy đủ các dịch vụ thanh toán điện tử đáp ứng các nhu cầu thanh toán của khách hàng |
Bên cạnh đó, 100% trường học, bệnh viện, công ty điện, công ty cấp, thoát nước, công ty vệ sinh môi trường, các công ty viễn thông, bưu chính trên địa bàn đô thị phối hợp với các ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán để thu học phí, viện phí, tiền điện... bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, ưu tiên giải pháp thanh toán trên thiết bị di động, thanh toán qua thiết bị chấp nhận thẻ; và cũng hoàn thành trước tháng 12/2019.
Trong một diễn biến mới nhất, UBND TP.HCM vừa có cuộc họp yêu cầu các sở, ngành, phấn đấu mục tiêu năm 2019 là năm đột phá cải cách hàng chính, trong đó phải có ít nhất 30% tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến cấp độ 4. Cấp độ 4 tức là các cơ quan cung cấp dịch vụ công phải cho phép người nộp hồ sơ thao tác qua mạng internet các mẫu văn bản và thanh toán lệ phí bằng các công cụ thanh toán điện tử như ngân hàng điện tử, các công cụ ví điện tử…
Đồng thời cơ quan nhà nước cung cấp các dịch vụ công cũng phải trả kết quả xét duyệt hồ sơ trực tuyến hoặc gửi qua đường bưu điện đến tận tay người sử dụng các dịch vụ công trực tuyến.
Từ góc độ hạ tầng thanh toán trực tuyến, có thể thấy số thẻ các TCTD trên địa bàn TP.HCM phát hành đến nay lên đến 12,5 triệu thẻ các loại, trong đó riêng thẻ thanh toán nội địa có đến 9,5 triệu chiếc, thẻ quốc tế với 3 triệu chiếc – số liệu thống kê NHNN chi nhánh TP.HCM. Nguồn thống kê này cũng đưa ra số lượng đơn vị lắp đặt máy chấp nhận thẻ (POS) đến cuối năm 2018 đã có 41.200 điểm chủ yếu là các đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ thương mại.
Bên cạnh đó, hoạt động thanh toán qua ngân hàng điện tử bằng các website, app điện thoại được các TCTD đánh giá là có xu hướng tăng do nhu cầu thương mại điện tử đang phát triển. Chẳng hạn, năm 2018 số khách hàng doanh nghiệp sử dụng dịch vụ internet banking tăng 5%; số khách hàng cá nhân sử dụng dịch vụ internet banking tăng 1%, mobile banking tăng 15%, so với cùng kỳ năm trước, các chỉ số này tăng 15% và 35%.
Vì sao thời gian qua các doanh nghiệp cung ứng hàng hóa dịch vụ áp dụng rất sớm các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, do tác động trực tiếp vào lợi ích của họ. Ví như dịch vụ hàng không hiện nay các hãng bay đã áp dụng trực tuyến từ bán vé đến thủ tục check in (thủ tục lên máy bay) điện tử tại nhà, hành khách nếu không gửi hành lý không cần phải ra sân bay trước giờ bay cả tiếng đồng hồ như quy định check in tại quầy sân bay.
Có thể nói, hiện nay dịch vụ ngân hàng điện tử và các công ty trung gian tài chính (fintech) đã có đầy đủ các dịch vụ thanh toán điện tử qua phương thức sử dụng máy tính, điện thoại di động sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu thanh toán của khách hàng. Công ty VietUnion đơn vị sở hữu ví điện tử Payoo đã triển khai dịch vụ hành chính công (eGov) cấp độ 4 với Trung tâm đấu thầu qua mạng quốc gia Cục quản lý đấu thầu thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Theo đó, dịch vụ eGov cho phép các doanh nghiệp đóng các khoản phí đấu thầu qua mạng qua cổng Payoo bằng thẻ nội địa, thẻ quốc tế như Visa Card Mastercard, ví điện tử…
Theo một chuyên gia thanh toán, vấn đề là các cơ quan công quyền có áp dụng thanh toán phí và lệ phí bằng các hình thức thanh toán điện tử để giảm thời gian chi phí cho người dân và doanh nghiệp thì vẫn còn nhiều việc phải làm.
Trần Duy Đông