PAPI 2016: Hành chính công cải thiện chậm chạp | |
Ba năm thực hiện các Nghị quyết 19: Hiệu ứng và thách thức |
Ông Thành cho biết đã có một vài chuyển biến nhỏ trong quản lý, KTCN như: Bộ Y tế tháo gỡ các vướng mắc, bất cập cho DN chế biến thủy sản trong kiểm tra nhà nước và công bố phù hợp ATTP đối với các nguyên liệu, phụ gia, bao bì nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu; Bộ Công Thương bãi bỏ kiểm tra formaldehyte đối với sản phẩm dệt may.
Tuy nhiên, những thay đổi trên còn quá ít so với gánh nặng về yêu cầu quản lý, KTCN mà DN phải thực hiện. Không ít vấn đề về quản lý chuyên ngành gây vướng mắc, khó khăn cho DN mà đã được kiến nghị nhiều lần trong nhiều năm vẫn chưa được các bộ, ngành có liên quan quan tâm giải quyết.
DN phải đến các cảng chờ làm thủ tục, chi phí lưu kho, chi phí chờ thông quan… khiến chi phí tăng cao |
“Cùng một loại thức ăn gia súc nhập về, nhưng dùng cho chăn nuôi gia súc thì phải được KTCN ở Cục Thú y, nếu dùng cho nuôi cá thì phải qua Tổng cục Thủy sản – 2 đơn vị trong cùng một Bộ No&PTNT (Bộ No&PTNT)”, ông Thành nói.
Tương tự, một mặt hàng sữa tươi vừa phải thực hiện kiểm dịch động vật (ở Bộ No&PTNT), vừa phải được kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm (Bộ Y tế). Sữa bột, phô mai vừa phải thực hiện kiểm dịch động vật (Bộ No&PTNT) và kiểm tra an toàn thực phẩm (Bộ Công Thương).
Trong khi đó, mặt hàng sữa bột là sản phẩm chế biến đã được xử lý ở nhiệt độ cao, nên khó có khả năng tạo ra dịch bệnh và vẫn phải qua kiểm dịch động vật trước khi thông quan thì vừa tốn thời gian vừa tăng chi phí và gây nhiều trở ngại cho DN, kéo dài thời gian thông quan.
Hay như trong 3 năm qua, Nghị quyết 19 liên tục yêu cầu Bộ Công Thương bãi bỏ xác nhận khai báo hóa chất, nhưng Bộ Công Thương vẫn chưa thực hiện cho dù yêu cầu này không có ý nghĩa về quản lý nhà nước nhưng lại gây tốn kém chi phí, phiền toái cho DN, kéo dài thời gian thông quan.
Hay như muốn nhập khẩu động vật, DN phải đăng ký kiểm dịch tại Cục Thú y, sau đó được cấp phép kiểm dịch phải tiếp tục làm thủ tục đăng ký kiểm dịch tại cơ quan thú y vùng. Hàng tới cửa khẩu phải kiểm dịch tại cơ quan thú y cửa khẩu, sau đó về đến cơ sở lại phải mời cơ quan thú y vùng qua kiểm tra.
Nên chăng chỉ để một cơ quan là cơ quan thú y cửa khẩu kiểm dịch đã đủ phát hiện động vật đó có mang mầm bệnh hay tác nhân gây hại nào không. Việc cấp Giấy phép kiểm dịch tại Cục Thú y là không cần thiết vì gần như Cục Thú y không tham gia khâu kiểm dịch nào mà chỉ quản lý, cấp phép về hành chính.
“Nhiều DN đang rất bức xúc với việc kiểm dịch thực vật bông đã qua chế biến công nghiệp, là đầu vào cho sản xuất dệt may. Trước đây mặt hàng này không kiểm dịch thực vật”, Chủ tịch Hiệp hội Bông – Sợi Việt Nam phát biểu.
Việt Nam nhập khẩu trên 1 triệu tấn bông xơ/năm 2015 (khoảng 50.000 cont). Tỷ lệ lấy mẫu kiểm dịch thực vật hiện nay là 50% đối với bông Ấn Độ, Pakistan và 30% đối với bông nhập khẩu từ Hoa Kỳ, Úc, Tây Phi, Brazil, như vậy bình quân là 35% thì lượng lấy mẫu kiểm dịch thực vật là 17-18.000 cont.
Chi phí kiểm dịch 1 triệu đồng/cont, như vậy tổng chi phí kiểm dịch thực vật lên đến 17-18 tỷ đồng chưa kể cả ngàn cán bộ, xe cộ các DN phải đến các cảng chờ làm thủ tục, chi phí lưu kho, chi phí chờ thông quan… khiến chi phí cũng lên đến nhiều tỷ đồng nữa. Đây thực sự là gánh nặng cho các DN.
Ông Phan Thông – Tổng Thư ký Hiệp hội Chủ hàng Việt Nam than phiền: việc hợp tác và liên kết giữa các Bộ, ngành là sự cản trở nhiều nhất hiện nay, quy định thì nhiều lại vừa phức tạp vừa chồng chéo “nên DN rất vất”.
“Thực tế này chúng tôi đã nghe DN phản ánh rất nhiều, chúng tôi cũng đã kiến nghị nhưng các bộ, ngành chưa chủ động phối hợp để giải quyết”, ông Ngô Minh Hải - Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về Hải quan – Tổng cục Hải quan cho biết.
Ông Hải cũng cho biết quả thật có tới 362 văn bản điều chỉnh việc KTCN, và hơn 200 danh mục hàng hóa XNK thuộc đối tượng KTCN. Nhận thức và quyết tâm cải cách, đổi mới về hoạt động KTCN chưa theo kịp yêu cầu phát triển; một số quy định không còn phù hợp nhưng chậm được sửa đổi.
Ông Đào Huy Giám - Tổng thư ký Diễn đàn kinh tế tư nhân cho rằng, KTCN với hàng xuất nhập khẩu là mảng chuyên môn đa ngành, phức tạp, đòi hỏi khả năng thực thi tinh xảo, sự phối hợp hài hòa và trôi chảy của nhiều cơ quan quản lý. Tổ chức tốt “quản lý chuyên ngành” là thước đo trình độ quản lý nhà nước về nhiều mặt.
Tổ chức tốt công tác quản lý chuyên ngành sẽ căn bản tạo nên cơ chế thuận lợi toàn diện và dài hạn cho hoạt động kinh doanh, giúp các ngành với rất nhiều DN ổn định và phát triển mặt hàng, phương thức kinh doanh, tham gia thuận lợi vào chuỗi cung ứng trên thị trường trong nước và thế giới. Tuy nhiên ở lĩnh vực này nhiều cơ quan quản lý đang lúng túng, DN gặp nhiều ách tắc, hiệu quả kinh doanh bị kiềm chế nghiêm trọng.
“KTCN quá mức cần thiết đang là lực cản cơ bản đối với cải cách cải thiện chỉ số “Giao dịch thương mại qua biên giới” , ảnh hưởng lớn đến việc cải thiện chỉ số môi trường kinh doanh mà chúng ta đang nỗ lực thực hiện”, bà Nguyễn Minh Thảo – Trưởng ban Ban Môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh (CIEM) bình luận.
Bên cạnh đó, tỷ lệ lô hàng phải KTCN trước khi thông quan còn rất cao (30%), trong khi Nghị quyết 19/2016 yêu cầu đến hết năm 2016 tỷ lệ này chỉ còn 15%. Ngoài ra, các bộ, ngành chưa áp dụng đầy đủ nguyên tắc quản lý rủi ro hiện đại; vẫn thực hiện quản lý, KTCN đối với 100% lô hàng. Đây vẫn là một món nợ lớn của Chính phủ đối với DN.
Linh Đan