Ngân hàng bán lẻ trong cuộc đua mới

09:18 | 12/09/2017

Thị trường bán lẻ vẫn đóng vai trò then chốt, nên phần lớn các ngân hàng đang không ngừng đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, đẩy mạnh ứng dụng để “hái quả ngọt”.

Sacombank tiếp tục kiện toàn bộ máy nhân sự cấp cao
Sacombank hợp tác độc quyền với Dai-ichi Life Việt Nam
Sacombank trao 3.100 suất học bổng cho học sinh, sinh viên

Thách thức thời cách mạng công nghiệp 4.0

Trong báo cáo năm 2017 về ngân hàng bán lẻ được thực hiện bởi Intelligence Unit của tạp chí The Economist, kết quả khảo sát hàng trăm nhà điều hành của các ngân hàng và định chế tài chính thế giới tiếp tục khẳng định vị thế bán lẻ là mũi nhọn của ngành Ngân hàng.

Tuy nhiên, báo cáo cũng chỉ ra rằng, ngân hàng bán lẻ vừa có thể tranh thủ được thế mạnh của bước tiến công nghệ nhưng cũng gặp không ít thách thức bởi sự bùng nổ của công nghệ. Đó là vì các công ty fintech (chuyên về công nghệ cho lĩnh vực tài chính) không ngừng lớn mạnh, cạnh tranh trực tiếp các dịch vụ bán lẻ của nhà băng truyền thống.

Tương tự, báo cáo do chuyên trang tài chính The Financial Brand đăng tải vào tháng 8/2017 cũng cảnh báo về các thách thức từ nhóm công ty fintech đe dọa ngành Ngân hàng truyền thống. Đặc biệt, kinh tế toàn cầu đang trong làn sóng cách mạng công nghiệp 4.0 khiến cho các nhà băng chịu áp lực lớn hơn và cần phải có chiến lược ứng phó.

ngan hang ban le trong cuoc dua moi
Sacombank đã ứng dụng thẻ ngân hàng thanh toán không tiếp xúc từ tháng 7/2017. Đây là một công nghệ tối tân đang được nhiều ngân hàng hàng đầu thế giới ứng dụng.

Thực tế, các ngân hàng truyền thống đã thay đổi để vượt qua thách thức trên và nhiều ngân hàng tại Việt Nam cũng không đứng ngoài xu hướng này. Phần lớn các ngân hàng đã đưa ra tiện ích mobile banking để chỉ với một chiếc điện thoại thông minh hay một chiếc máy tính xách tay, khách hàng có thể kiểm tra tài khoản, chuyển tiền, thực hiện các giao dịch thanh toán.

Không dừng lại ở đó, các nhà băng đã và đang đua nhau áp dụng công nghệ và triển khai mô hình NH số (digital banking) để phục vụ khách hàng. Tiên phong về mô hình này là Timo của TP Bank. Các NH khác cũng đang ráo riết triển khai như Sacombank, OCB, VCB…

Hái quả ngọt

Để đón đầu xu hướng thanh toán vốn là “miếng bánh” mà không ít công ty fintech cũng nhắm đến, Sacombank đã ứng dụng thẻ ngân hàng thanh toán không tiếp xúc từ tháng 7/2017. Đây là một công nghệ tối tân đang được nhiều ngân hàng hàng đầu thế giới ứng dụng.

Cụ thể, với thẻ công nghệ không tiếp xúc Sacombank Contactless và máy POS NFC, người dùng thanh toán đơn giản chỉ bằng thao tác chạm hoặc vẫy nhẹ thẻ trước màn hình máy POS. Sacombank đã triển khai máy POS NFC ở nhiều địa điểm như hệ thống siêu thị Aeon Citimart, chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh KFC và hệ thống rạp chiếu phim CGV… Sacombank cũng đang mở rộng lắp đặt máy POS NFC tại các trung tâm, hệ thống, cửa hàng mua sắm, ăn uống và giải trí… trên toàn quốc để ngày càng phục vụ khách hàng tốt hơn. Nhờ đó, quá trình thanh toán không chỉ diễn ra nhanh hơn mà còn an toàn với tính bảo mật cao hơn cho chủ thẻ vì vẫn có thể giữ thẻ của mình khi thanh toán.

Không dừng lại ở đó, các dịch vụ eBanking hoặc ứng dụng Sacombank mBanking của Sacombank cũng vừa được bổ sung thêm 2 tính năng mới ưu việt, tiện ích và an toàn dành cho khách hàng cá nhân.

Cụ thể, đối với các loại thẻ tín dụng, thẻ thanh toán và thẻ trả trước định danh, chủ thẻ có thể thực hiện kích hoạt, khóa, mở khóa trong các trường hợp khẩn cấp thông qua Internet Banking. Riêng đối với thẻ tín dụng, các yêu cầu này còn được thực hiện qua Mobile Banking hoặc nhắn tin đến số 8149. Tính năng khác là “Nộp tiền tài khoản có kỳ hạn” giúp khách hàng chủ động nộp tiền vào tài khoản có kỳ hạn tại Sacombank như tiết kiệm tích tài mở tại quầy, tài khoản tài chính linh hoạt, tài khoản tài chính toàn diện và các tài khoản có kỳ hạn khác thông qua Internet Banking. Để kích thích khách hàng trải nghiệm các ứng dụng mới, Sacombank còn triển khai chương trình khuyến mãi với tổng giải thưởng lên đến 1,3 tỷ đồng dành cho nhóm ứng dụng này.

Nhờ những nỗ lực phục vụ khách hàng, hoạt động kinh doanh của một số ngân hàng đã có kết quả khả quan, đặc biệt là thu dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn thu hoạt động kinh doanh, dần thay thế cho nguồn thu tín dụng nhiều rủi ro.

Điển hình như Sacombank, tính đến cuối tháng 8/2017, thu dịch vụ đạt 987 tỷ đồng, tăng 26,8% so với cùng kỳ năm 2016 và chiếm 21,5% tổng thu nhập. Dự kiến cuối năm 2017, nguồn thu này có thể đạt 1.520 tỷ đồng, chưa tính đến nguồn thu dịch vụ ước tính mỗi năm đem về cho Sacombank khoảng 500-700 tỷ đồng từ phí hoa hồng bảo hiểm mà NH này mới ký kết đại lý độc quyền với Dai-ichi Life ngày 6/9 vừa qua. Do đó, khả năng đến cuối năm lợi nhuận trước thuế của Sacombank đạt trên 1.000 tỷ đồng là có thể.

PV

Tin đọc nhiều