Cơ hội và thách thức đối với ngân hàng bán lẻ trên con tàu cách mạng 4.0

16:17 | 06/12/2017

Đây là nội dung chính của Diễn đàn Ngân hàng bán lẻ Việt Nam 2017 vừa được Hiệp hội Ngân hàng và Tập đoàn Dữ liệu Quốc IDG tổ chức tổ chức ngày 6/12, tại Hà Nội.

Ông Nguyễn Toàn Thắng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng đánh giá, các ngân hàng hiện đang có sự chuyển động tích cực theo các xu hướng công nghệ mới. Đó là sự chuyển dịch từ ngân hàng truyền thống sang ngân hàng số, chuyển đổi mô hình kinh doanh, tăng trải nghiệm khách hàng với những sản phẩm, giải pháp dịch vụ mới về nghiệp vụ; xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật số hiện đại, quản lý dữ liệu trong điều kiện sử dụng dữ liệu lớn, áp dụng trí tuệ nhân tạo.

co hoi va thach thuc doi voi ngan hang ban le tren con tau cach mang 40
Ảnh minh họa

Theo “Báo cáo về dịch vụ ngân hàng, hành vi sử dụng của người dùng và xu hướng tại Việt Nam” do CTCP TNHH IDG Việt Nam (IDG Vietnam) thực hiện năm 2017: Ngân hàng điện tử (e-banking) đang ngày càng được sử dụng phổ biến và được đánh giá cao về tính tiện lợi, tiết kiệm thời gian. Hiện nay, tại Việt Nam tỷ lệ người dùng sử dụng ngân hàng điện tử đã lên 81% (trong khi năm 2015 tỷ lệ này mới là 21%).

Các giải pháp về tài chính điện tử (Finance Technology – Fintech) cũng ngày càng được ưa chuộng tại Việt Nam bởi tính tiện lợi và các giải pháp bảo mật hiện đại. Xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt và số hóa trong dịch vụ ngân hàng cá nhân đang đặt các ngân hàng trước cơ hội, thách thức lớn, nhất là trong bối cảnh phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0. Xu hướng này cũng mở ra thị trường cung cấp sản phẩm phần mềm phục vụ ngành tài chính ngân hàng cho các doanh nghiệp công nghệ thông tin tại Việt Nam.

Theo đánh giá của các chuyên gia tại diễn đàn, xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt và số hóa trong dịch vụ ngân hàng cá nhân cùng sự trưởng thành của các đơn vị Fintech tại thị trường Việt Nam đang đặt các ngân hàng trước những cơ hội cũng như thách thức lớn của cách mạng 4.0. Các ngân hàng phải số hóa để lên tàu nếu không muốn bị bỏ rơi lại phía sau.

Theo đánh giá của TS. Cấn Văn Lực, Việt Nam được đánh giá 1 trong 3 nước có tốc độ số người dùng internet lớn nhất hiện nay có khoảng 54% người dùng, cho thấy Việt Nam có tiềm năng rất lớn để đón công nghệ 4.0. Hiện nay, 40% ngân hàng bán lẻ sẽ cung cấp trực tiếp cho khách hàng.

Dự báo, trong năm tới, doanh thu từ ngân hàng số chiếm 44% trong doanh thu của các ngân hàng song thách thức cũng rất lớn. Những thách thức đó là sự thay đổi mô hình kinh doanh và văn hóa kinh doanh sẽ bị thay đổi; đầu tư công nghệ thông tin và rủi ro công nghệ.

Tiềm năng là vậy nhưng theo ông Lực, Việt Nam được đánh giá là 1 trong 7 nước có rủi ro công nghệ cao, ngoài ra là thách thức về nguồn nhân lực. Hàn Quốc, Đài Loan đã chuẩn bị lực lượng chất lượng cao. Trong khi ở Việt Nam nguồn nhân lực phân khúc này vẫn hạn chế.

Vì vậy, để giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra khi hệ thống ngân hàng bước lên “con tàu” 4.0, theo ông Lực có 3 vấn đề cần quan tâm thời gian tới là nhân lực 4.0; cơ sở hạ tầng kỹ thuật số và khuôn khổ hành lang pháp lý. Hiểu biết của khách hàng và khuôn khổ pháp lý là rất quan trọng…

Nguyễn Vũ

Tin đọc nhiều