Ngày hội kết nối doanh nghiệp: Thị trường không giới hạn nhưng đối thủ nhiều hơn

10:09 | 04/05/2019

Doanh nghiệp Việt Nam cần hiểu rõ hơn thị trường, cải thiện nhiều hơn để bước lên bước nữa trong chuỗi cung ứng có giá trị gia tăng. Nếu doanh nghiệp Việt cứ ở phân khúc thấp sẽ không tốt cho kinh tế Việt Nam.

Cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp Việt
Doanh nghiệp Việt chờ các tập đoàn công nghệ
ngay hoi ket noi doanh nghiep thi truong khong gioi han nhung doi thu nhieu hon
Nhà nhập khẩu tìm hiểu thông tin về doanh nghiệp Việt Nam

Ngày 3/5/2019, quy tụ hàng trăm doanh nghiệp trong và ngoài nước, có những nhà thu mua, cung ứng lớn đến từ Mỹ, Nhật, Australia, EU... đã cùng gặp gỡ các doanh nghiệp Việt Nam tại Ngày hội Kết nối doanh nghiệp Business Matching và tọa đàm chia sẻ thông tin. Đây là hoạt động tiếp theo của Diễn đàn Kinh tế tư nhân 2019.

Nói về ý nghĩa và giá trị của sự kiện này, ông Trương Gia Bình, Trưởng ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân cho rằng, thị trường nào cũng có tiêu chuẩn nhất định, đất nước nào cũng có những quy định riêng và các hiệp định thương mại cũng đặt ra nhiều cam kết yêu cầu tuân thủ.

“Việt Nam là nước đã ký nhiều thỏa ước, hiệp định thương mại thế hệ mới, đây vừa là cơ hội vừa là thách thức với doanh nghiệp Việt Nam. Cơ hội là có thị trường không giới hạn. Thách thức là khi thị trường mở cũng có nghĩa là đối thủ sẽ nhiều hơn. Vì vậy thông tin về thị trường, về những vấn đề pháp lý và quy định của các nước rất quan trọng cho doanh nghiệp Việt ”, theo ông Trương Gia Bình.

ngay hoi ket noi doanh nghiep thi truong khong gioi han nhung doi thu nhieu hon
Tọa đàm chia sẻ thông tin, kết nối doanh nghiệp

Tại đây, đại diện đến từ Seafoodwatch (Mỹ), Cargill (Mỹ), Bluescope (Australia), Big C (Thái Lan), ABB (Thụy Sĩ), Mercadona (Italy), Maruka (Nhật Bản), BlueScope (Australia), Mitsubishi (Nhật), ABB (Thụy Sỹ) chia sẻ thông tin và kinh nghiệm cho doanh nghiệp Việt Nam để người bán biết người mua cần gì, yêu cầu của người tiêu dùng thế nào và các quy định và các tiêu chuẩn kỹ thuật mà phía bên mua, quốc gia nhập khẩu đặt ra như thế nào.

Chỉ là con tôm xuất khẩu, nhưng theo ông Josh Madeira Quản lý cấp cao phụ trách chính sách bảo tồn Biển và là chuyên gia của Seafood Watch cho biết, 4 yêu cầu then chốt phía nhập khẩu ở Mỹ, EU, Nhật Bản đối với doanh nghiệp xuất khẩu là: Thực phẩm an toàn và chất lượng cao; Phát triển bền vững hòa hợp môi trường; Truy xuất nguồn gốc; Trách nhiệm xã hội.

Khi mua thủy sản, người tiêu dùng dù đâu, ở Mỹ, châu Âu hay châu Á đều xem hương vị và độ tươi ngon, lợi ích sức khỏe và an toàn thực phẩm là vấn đề hàng đầu. Vì thế các nước đã đề ra các biện pháp hạn chế nhập khẩu ngày càng nghiêm ngặt đối với vấn đề dư lượng kháng sinh.

Seafood Watch đang cùng với Công ty Minh Phú thực hiện dự án Thúc đẩy phát triển bền vững trên hơn 20.000 trại tôm ở Việt Nam. Đặt ra rào cản ở mức cao nhất cho sản xuất bền vững tương đương luông xanh của Seafood Watch.

Từ quan sát cùa nhà bán lẻ, bà Phạm Thì Thùy Linh giám đốc thu mua khu vực phía bắc của BigC Central Group (Thái Lan) đã chia sẻ những thông tin giá trị về xu thế tiêu dùng và yêu cầu của BigC khi nhập hàng. Phần trình bày của bà Thùy Linh đã chỉ ra một bảng thống kê "Các lý do khiến sản phẩm Việt Nam bị từ chối".

Do đó, Big C sẽ cung cấp chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam gia tăng chất lượng sản phẩm, độ thu hút của mẫu mã, để có cơ hội tốt hơn không chỉ với BigC trong nước mà hệ thống của họ tại khu vực Đông Nam Á.

Tuy vậy, đại diện của Big C cũng chỉ ra những thách thức hiện tại với doanh nghiệp Việt Nam là giá cả phải cạnh tranh, chi phí lao động đang ngày càng cao, phải đáp ứng yêu cầu cải tiến chất lượng, minh bạch trong sản xuất và truy xuất nguồn gốc, bảo vệ môi trường phát triển bền vững…

“Những thách thức này sẽ được giải quyết vì công nghệ sẽ giúp cải tiến năng suất và chất lượng đồng thời tối ưu hóa về chi phí”, ông Nguyễn Minh Hiệp – Giám đốc kinh doanh chuỗi sản phẩm của Cargill cho biết. Ông đã chia sẻ kinh nghiệm sử dụng giải pháp công nghệ số để liên kết chuỗi, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, tăng minh bạch và kiểm soát chất lượng, kết nối và quản trị hệ thống bằng
công nghệ số.

Cũng trong ngày, là phiên kết nối và làm việc trực tiếp 1-1 giữa nhà mua và nhà bán, nơi kết nối cung cầu giữa các doanh nghiệp với sự tham gia của hàng trăm doanh nghiệp ở 6 lĩnh vực gồm Nông nghiệp và bán lẻ; Cơ khí – tự động hoá; Công nghệ thông tin – điện tử; Du lịch – dịch vụ; Logistics; Hóa chất - Môi trường - Y tế.

Ông Michael Green – Giám đốc quốc gia USAID kỳ vọng những sự kiện như thế này sẽ góp phần cải thiện quan hệ giữa người bán người mua, góp phần để doanh nghiệp Việt Nam hội nhập tốt hơn, tham gia nhiều hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

“Mới có 25% số DNNVV của Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng, tỷ lệ này ờ các nước khác là 46%. Và doanh nghiệp Việt Nam mới tham gia chuỗi cung ở phân khúc gia công lắp ráp nên giá trị gia tăng thấp. Doanh nghiệp Việt Nam cần hiểu rõ hơn thị trường, cải thiện nhiều hơn để bước lên bước nữa trong chuỗi cung ứng có giá trị gia tăng cao hơn. Nếu doanh nghiệp Việt cứ ở phân khúc thấp sẽ không tốt cho kinh tế Việt Nam”, ông Michael Green bày tỏ quan điểm.

Lan Linh

Tin đọc nhiều