Chẳng hạn, trước đây các nhà phát triển có thể bán cơ sở dữ liệu chứa đầy thông tin liên lạc của bạn bè của bạn để kiếm lợi nhuận. Điều đó sẽ không được Apple cho phép nữa.
Việc ứng dụng yêu cầu truy cập vào sổ địa chỉ là khá phổ biến. Instagram hoặc Snapchat có thể yêu cầu truy cập vào sổ địa chỉ để có thể đề xuất các liên lạc khi họ đã kết nối vào nền tảng. Một số trò chơi có thể muốn có thông tin để mời bạn bè bạn tải xuống và chơi với bạn. Đó là những trường hợp "lành tính". Nhưng, có một số trường hợp "ít lành tính hơn": Đó là khi các ứng dụng yêu cầu truy cập vào sổ địa chỉ của bạn và lợi dụng dữ liệu đó để xây dựng mô hình tiêu dùng và tác động đến các cuộc bầu cử.
Vụ bê bối Cambridge Analytica của Facebook là một ví dụ. Công ty này đã thu thập dữ liệu của hơn 87 triệu người dùng Facebook, sau đó dùng chúng để tạo ra các quảng cáo định hướng đã được cá nhân hóa nhằm thay đổi quan điểm chính trị của người xem. CEO Tim Cook của Apple đã không ít lần lên tiếng chỉ trích Facebook vì không thể làm tròn bổn phận bảo vệ người dùng.
Ngoài ra, các quy tắc mới còn cấm các nhà phát triển truy cập thông tin của bạn bè của bạn chỉ vì... bạn đồng ý, thay vì bạn bè của bạn. Ứng dụng cũng không thể sử dụng lại dữ liệu; nếu họ muốn sử dụng dữ liệu liên lạc cho một thứ gì khác, họ sẽ phải xin ý kiến của bạn một lần nữa. Tuy nhiên, theo Bloomberg, không ai có thể biết chắc điều gì xảy ra với dữ liệu một khi nó đã được chia sẻ.
"Sổ địa chỉ giống như miền Tây hoang dã của dữ liệu vậy", một nhà phát triển iOS nói. "Tôi có thể ngay lập tức chuyển tất cả các thông tin liên lạc vào một số máy chủ ngẫu nhiên hoặc tải nó lên Dropbox nếu tôi muốn, vào chính khoảnh khắc người dùng nói "ok", cho phép cung cấp liên lạc. Apple không theo dõi, cũng không biết dữ liệu đi đâu".
VNReview