Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng điểm qua các mẫu sedan nằm trong tầm giá này để cân nhắc và có được sự lựa chọn phù hợp nhất.
1. Nissan Sunny (438 – 479 triệu đồng)
Mẫu sedan hạng B lắp ráp trong nước sở hữu lợi thế cạnh tranh hàng đầu phân khúc về giá cả mặc dù trước đó vào hồi tháng 5, Nissan đã quyết định tăng thêm 10 - 11 triệu đồng giá bán cho mẫu xe này.
Cụ thể giá bán của các phiên bản tại thị trường Việt Nam hiện như sau:
• Sunny XL: 438 triệu đông
• Sunny XV: 479 triệu đồng
• Sunny XV Premium: 479 triệu đồng
Về mặt thiết kế, Nissan Sunny bị đánh giá là không thu hút, chỉ thích hợp cho những khách hàng thuộc độ tuổi trung niên. Xe sở hưu kích thước tổng thể (dài x rộng x cao) lần lượt tương ứng 4425x1695x1500mm, chiều dài cơ sở 2590mm và khoảng sáng gầm 150mm, có thể nói là khá gọn gàng và linh hoạt trong đô thị..
Không gian nội thất Sunny bọc da cho các hàng ghế (trừ bàn XL dùng ghế nỉ), cả ghế lái và ghế phụ đều chỉ có thể chỉnh cơ, vô-lăng bọc da ba chấu có tích hợp các nút điều khiển âm thanh, đàm thoại rảnh tay...
Danh sách tiện nghi trên Sunny bản tiêu chuẩn bao gồm: màn hình DVD, Radio, USB, AUX, thẻ nhớ micro SD, Bluetooth đàm thoại, hệ thống âm thanh 4 loa, cửa kính chỉnh điện... Trong khi trên bản XV và XV Preminium là sự xuất hiện của ghế da, kính chiếu hậu chống chói trong xe và cửa gió cho hàng ghế sau.
Dưới nắp ca-pô phiên bản 2018 là động cơ 4 xy-lanh, dung tích 1.498 cc, cho công suất cực đại 97 mã lực tại 6.000 vòng/phút và mô-men xoắn tối đa 134 Nm ở 4.000 vòng/phút, tùy chọn hộp số sàn 5 cấp hoặc số tự động 4 cấp. Sức mạnh hiệu suất mà Sunny đạt được là yếu hơn so với các đối thủ như Honda City hay Vios nhưng cơ bản vẫn đủ dùng nếu chỉ sử dụng trong nội thị.
Các trang bị an toàn trên mẫu sedan hạng B khá đơn giản, gồm 2 túi khí, phanh ABS, hỗ trợ lực phanh điện tử EBD. Trên phiên bản cao XV trang bị thêm camera lùi và hệ thống định vị GPS. Nhìn chung, với mức giá từ 438 – 479 triệu đồng thì chúng ta không thể đòi hỏi nhiều hơn ở một mẫu xe trong phân khúc B. Đây sẽ là sự lựa chọn thích hợp cho những khách hàng trung niên tầm 40 – 50 tuổi, những người mới mua xe lần đầu, hay những khách hàng mua xe với mục đích chạy kinh doanh dịch vụ.
2. Toyota Vios
“Ông vua phân khúc B” hiện đang được phân phối ở nước ta với 3 phiên bản có giá bán như sau:
• Toyota Vios 1.5 E (CVT): 535 triệu đồng
• Toyota Vios G (CVT) 565 triệu đồng
• Toyota Vios TRD Sportivo: 586 triệu đồng
Mẫu sedan gắn liền với những tai tiếng như “thùng tôn di động” hay “đơn giản tới mức không có gì để hỏng”, nhưng lại nổi tiếng tại thị trường VN nhờ ưu điểm về độ bền bỉ và khả năng giữ giá có thể nói là “vô đối”.
So với mức giá của các đối thủ trong cùng phân khúc thì Vios đắt hơn nhiều, chẳng hạn như Nissan Sunny (giá từ 438 triệu), Mazda 2 (giá từ 505 triệu) hay Kia Rio (giá từ 470 triệu).
Xe ở hữu kích thước tổng thể dài x rộng x cao đạt 4.410 x 1.700 x 1.475 (mm), chiều dài cơ sở đạt 2.550 mm đi kèm là bán kính quay vòng chỉ 5,4 mét giúp xoay sở khá tốt trong khu vực nội thành. Điểm yếu của xe nằm ở thông số khoảng sáng gầm, chỉ đạt 133mm, thấp hơn so với hầu hết các mẫu trong cùng phân khúc (Honda City: 135mm, Nissan Sunny: 155mm, Hyundai Accent 140mm, Suzuki Ciaz 160mm...), do đó khả năng “leo lề” hoặc đi trên địa hình ngập nước, gồ ghề... sẽ không được đảm bảo bằng.
Vios có thiết kế ngoại lẫn nội thất đơn giản, hướng đến sự thực dụng. Không gian nội thất khá rộng rãi và thoải mái cho các hành khách. Tuy nhiên công bằng mà nói, mẫu xe hạng B này thực sự kém cạnh hơn rất nhiều so với các đối thủ khác trong phân khúc về mặt trang bị tiện nghi khi chỉ có đầu CD 1 đĩa với màn hình đơn sắc, AUX/USB và kết nối không dây Bluetooth. Trong khi đó cả Honda City hay Mazda2 đều được trang bị màn hình cảm ứng, đầu DVD hiện đại và sang trọng hơn.
Về hệ truyền động, xe trang bị động cơ 1.5L, sản sinh công suất 107 mã lực tại 6.000 vòng/phút và mô-men xoắn cực đại 140Nm tại 4.200 vòng/phút, hệ dẫn động cầu trước đi kèm với hộp số CVT hay hộp số sàn 5 cấp trên các phiên bản E và hộp số CVT trên các bản G.
Sức mạnh công suất mà Vios mang lại có phần yếu hơn so các đối thủ sử dụng động cơ cùng dung tích. Chặng hạn như City (118 Hp tại 6.600 vòng/phút , Momen xoắn cực đại 145Nm tại 4.600 vòng/phút) hay Mazda 2 (109Hp tại 6000 vòng/phút và momen xoắn cực đại 141Nm tại 4000rpm). Điểm yếu này sẽ làm cho Vios khó lòng thuyết phục được các khách hàng yêu thích cảm giác lái mạnh mẽ.
Danh sách trang bị an toàn chỉ ở mức vừa đủ dùng như: hệ thống chống bó cứng phanh ABS, phân bổ lực phanh điện tử EBD, hỗ trợ phanh gấp BA, 2 túi khí cho hàng ghế trước.
Nhìn chung, so với số tiền bỏ ra thì các trang bị tiện nghi, an toàn được đánh giá là chưa cân xứng. Có thể nói đây là sự lựa chọn an toàn và phù hợp cho những khách hàng thích “ăn chắc mặc bền”.
• City hiện đang được lắp ráp trong nước với 2 phiên bản có giá bán như sau:
• Honda City 1.5L: 599 triệu
• Honda City 1.5G: 559 triệu
City có kích thước Dài x Rộng x Cao lần lượt 4.440 x 1.694 x 1.477 (mm), chiều dài cơ sở 2.600 (mm), khoảng sáng gầm xe 135 (mm) và bán kính quay vòng tối thiểu 5,60 (m). So với đối thủ sừng sỏ là Vios thì City nhỉnh hơn về khoảng cách hai trục cùng khoảng sáng gầm để có được không gian nội thất thoải mái hơn.
Trong không gian nội thất, bản tiêu chuẩn vẫn dùng ghế nỉ, trong khi đó bản 1.5G đã được nâng cấp lên ghế da. Ghế người lái có thể tùy chỉnh 6 hướng, ghế phụ 4 hướng, và tất cả đều là chỉnh cơ.
Bước sang thế hệ mới, Honda City mang lại cho người dùng một danh sách trang bị tiện nghi hào phóng hơn hẳn với hệ thống âm thanh 8 loa trên bản 1.5G và 4 loa trên bản cơ sở, nghe nhạc MP3, xem video, theo dõi Radio AM/FM, hệ thống điều hòa tự động điều khiển thông qua màn hình cảm ứng trên bản cao cấp, điều hòa chỉnh tay trên bản 1.5. Ngoài ra còn có nút bấm khởi động, chìa khóa thông minh, cửa kính vị trí lái chỉnh điện một chạm có chống kẹt, hàng ghế sau gập 60:40, cổng sạc 12V...
Dưới nắp capo vẫn là 4 xilanh thẳng hàng với dung tích 1.497 cc, sản sinh công suất cực đại 118 mã lực tại 6.600 vòng/phút và mô-men xoắn tối đa 145 Nm ở 4.600 vòng/phút, sức mạnh này được truyền tới các bánh trước thông qua hộp số CVT.
Trang bị an toàn trên mẫu sedan Nhật cũng khá hào phóng với:
• Hệ thống cân bằng điện tử VSA
• Hỗ trợ khởi hành lưng chừng dốc HSA
• Hệ thống 06 túi khí (Phiên bản City 1.5 có 02 túi khí)
• Khung xe hấp thụ lực G-CON
• Thân xe tương thích va chạm ACE
• Cảnh báo cài dây an toàn cho ghế lái và ghế phụ
• Camera lùi 3 góc quay
• Cảm biến lùi
4. Mitsubishi Attrage
So với các mẫu đã giới thiệu ở trên, Attrage có ưu thế nổi trội hơn ở nguồn gốc xuất xứ khi là mẫu xe nhập nguyên chiếc từ Thái với độ bền bỉ cao. Xe hiện đang được phân phối với các phiên bản có giá bán như sau:
• Attrage MT Eco: 410 triệu
• Attrage MT: 450 triệu
• Attrage CVT Eco: 460 triệu
• Attrage CVT: 505 triệu
So với Vios hay Honda City thì Attrage có kích thước tổng thể nhỏ gọn hơn với các số đo Dài x Rộng x Cao lần lượt 4.245 x 1.670 x 1.515 (mm) và chiều dài cơ sở 2.550 (mm). Đặc biệt hơn, mẫu sedan Nhật này đứng đầu phân khúc về khoảng sáng gầm 170 (mm) cùng bán kính quay vòng chỉ 5,10, kết hợp cùng kích thước nhỏ gọn giúp cho xe xoay sở linh hoạt hơn.
Về trang bị tiện nghi, cả 4 phiên bản đều được trang bị đầu CD, hỗ trợ nghe nhạc MP3 qua kết nối USB/AUX/Bluetooth với thiết bị ngoại vi. Trên bản MT Eco chỉ sở hữu 02 loa âm thanh, 3 bản còn lại được trang bị 04 loa. Trên bản CVT được trang bị màn hình cảm ứng 6.1-inch.
Hệ thống điều hòa tự động chỉ có trên bản Attrage CVT, các phiên bản còn lại vẫn chỉ sử dụng điều hòa chỉnh cơ. Điểm trừ là tất cả đều không có hốc gió phụ cho hành khách phía sau.
Về trang bị động cơ, tất cả các phiên bản đều đi kèm với động cơ xăng MIVEC 3 xy-lanh dung tích 1.2L với công suất tối đa 77 mã lực tại 6.000 vòng/phút cùng moment xoắn cực đại 100Nm tại 4.000 vòng/phút.
Những trang bị an toàn trên Attrage có thể kể đến như: thống chống bó cứng phanh ABS, phân bổ lực phanh điện tử EBD, hệ thống mã hóa động cơ với khả năng chống trộm cao, trục lái và bàn đạp phanh tự đổ khi va chạm, túi khí đôi, khung xe RISE cứng vững, tăng cường vật liệu chịu lực cao, camera lùi (bản CVT),…
dgX